Thứ Hai, 4 tháng 5, 2009

Áo Dài Việt Nam

Chiếc áo dài Việt Nam qua những thăng trầm

2006.04.17

Thy Nga, phóng viên đài RFA

“Huế thương”…

Bước sang thập niên 1930, nam thanh nữ tú Hà Nội bắt đầu thay đổi trang phục theo với ảnh hưởng Tây phương.
Thoạt tiên là phái nam, từ chiếc áo dài, đàn ông theo Tây học hay thuộc gia đình khá giả chuyển sang mặc đồ Tây khi đến dự các lễ tiệc.

Cùng lúc ấy, vải phương Tây du nhập, với khổ vải rộng, ta không phải nối sống áo nữa. Và năm 1932 đánh dấu bước ngoặt về trang phục nữ giới. Người đem làn gió mới đến với chiếc áo dài, là một giáo sư dạy Vẽ. Ông Âu hoá chiếc áo dài, và do tên là Cát Tường nên ông đặt cho sản phẩm sáng chế, là áo “Le mur” tung ra năm 1936.

Được biết Cụ Minh Nguyễn là một trong những người đầu tiên mặc áo mẫu “Le mur”, Thy Nga hỏi chuyện Cụ.

Theo tài liệu của nghệ nhân Trịnh Bách thì nhiều kiểu được tung ra lắm. Nào là cổ áo hình trái tim, nào là gắn thêm cổ bẻ, gài nơ,… khuy áo thì có kiểu may dọc trên vai, và sườn bên phải.

Chiếc áo dài cách tân đến với các thiếu nữ thủ đô Hà Nội như thế. Trong khi đó, phụ nữ vùng quê miền Bắc vẫn mặc váy cho tiện việc ruộng đồng, chân đạp đất, đầu chít khăn vuông. Trong Nam thì phụ nữ ở các thôn làng mặc áo bà ba, quàng khăn rằn.

“Chiếc áo bà ba” nhạc bản của Trần Thiện Thanh, Hương Lan ca ...

Dưới làn áo dài thì từ năm 1934, các cô “tân thời” ở thành thị không mặc quần đen nữa, mà mặc quần trắng, đi guốc, đội nón hay quàng khăn “châle”. Nữ giới ở Huế thì vốn đã chuộng quần trắng, và đặc biệt là miền Trung có nón bài thơ

“Cố đô tôi nhớ” Phạm Mạnh Đạt phổ thơ Vũ Hối, Mai Thúy Hằng ca …

Trong khi đó thì phụ nữ ở các thành phố miền Nam ưa che dù. Đến khoảng năm 1950, áo dài được cắt ôm theo thân dáng. Cổ áo cao lên trong khi gấu thấp xuống.

“Tà áo xanh” nhạc phẩm của Đoàn Chuẩn…

Tà áo vờn bay trong gió thu, làm xao xuyến tâm hồn lãng mạn của chàng nhạc sĩ họ Đoàn.

Thế nhưng khi miền Bắc vào tay người cộng sản thì không còn bóng dáng chiếc áo dài vì họ cho rằng đó là thứ trang phục phong lưu, không thích hợp với lao động chân tay.

Trong Nam (gồm cả miền Trung) thì áo dài vẫn luôn được trân trọng với niềm tự hào dân tộc. Từ màu trắng học trò, màu áo đồng phục của các trường nữ, đến các màu sắc mà nhiều người yêu thích như tím, hồng, vàng,... và màu thiên thanh của nữ tiếp viên hàng không Air Vietnam một thời đã làm bao nhiêu chàng say đắm.

"Tà áo xanh”…

Người Saigon mặc cổ áo dài rất cao, quần thì ống rộng.

Năm 1960, chiếc áo dài lại được Âu hóa với kiểu “cổ thuyền” người đặt ra kiểu này là bà cố vấn Ngô đình Nhu.

Rối áo dài được may chít eo, nhiều khi rất bó. Lắm cô, lắm bà lại thích hàng nội hóa vì nó làm cho dáng người thêm thướt tha.

“Áo lụa Hà Đông” qua giọng hát Vũ Khanh …

Cuối thập niên 60 thì tới kiểu “áo dài mini” vạt áo hẹp và ngắn đến đầu gối cho trẻ trung. Không may chít eo, nhưng đường cắt vẫn lượn theo thân dáng. Cổ áo thấp, hoặc để hở. Tay áo cũng rộng ra.

Và điều đặc biệt là bắt đầu cắt vai áo theo lối Raglan, là tay áo được nối với thân từ chéo vai, nên ôm hơn.

Quần thì ống rất rộng, nhiều khi may bằng hai ba lớp Mousseline mỏng.

“Áo lụa Hà Đông”…

Sau tháng Tư 1975, chiếc áo dài ở trong Nam chịu chung số phận với ngoài Bắc, như Bạch Yến diễn tả qua ca khúc “Saigon ra đường” của Duyên Anh

“Saigon ra đường”...

Vậy là phải xếp lại, cất đi một nơi, để mãi tới thời “mở cửa” ra thế giới bên ngoài, tà áo dài mới lại được tung bay trong gió.

Ở hải ngoại, và sau này ở trong nước, có các buổi trình diễn thời trang với những kiểu áo dài tân kỳ, đa dạng. Hàng may có khi là khăn lụa đắt tiền ráp lại, có khi là vải dệt của các sắc dân thiểu số cho lạ mắt.

Trong các cuộc thi hoa hậu, chiếc áo dài Việt Nam đều được mọi người tán thưởng.

Khoảng bảy, tám năm nay thì có kiểu mặc quần cùng màu hoặc hợp màu với áo. Vạt áo lại dài, thật dài.

“Bầy bươm bướm trắng”... Lê Khắc Thanh Tuý phổ thơ Lê thị Hàn

Những tà áo nữ sinh tan trường, trông như đàn bướm vờn bay. Trong âm thanh vui tươi của ca khúc “Bầy bươm bướm trắng” qua giọng hát Lệ Hằng, Thy Nga xin kết thúc chương trình... chào tạm biệt quý thính giả.

Không có nhận xét nào: