Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

Nhà thờ thánh Basil

Nhà thờ thánh Basil

Đăng ngày: 07:55 15-09-2011
Thư mục: Tổng hợp

Nhà thờ thánh Basil



Nhà thờ thánh Basil đẹp rực rỡ như lâu đài cổ tích


Chóp cổ tích của nhà thờ Basil sẽ khiến các ấy thích điên đảo.

Khởi công vào năm 1555 dưới thời Sa hoàng Ivan, sau 11 năm xây dựng và hoàn chỉnh, đến năm 1561 nhà thờ Thánh Basil (Matxcova, Nga) mới hoàn thành. Chiều cao của tòa điện chính của nhà thờ khoảng 81m. Lúc đầu, nhà thờ Thánh Basil chỉ có 8 tòa tháp cùng đứng chung trên một nền, mỗi tòa tháp tượng trưng cho một lần đánh thắng quân Mông Cổ.

Đến năm 1588, tòa tháp thứ 9 được xây dựng ở phía Đông là nơi chứa hài cốt của linh mục Chính thống giáo người Nga Basil (1468 - 1552). Cũng từ đó nhà thờ được gọi là "Nhà thờ Thánh Basil". Nhà thờ nằm ở cuối phía Nam của quảng trường Đỏ, nổi bật với một màu gạch đỏ được xây theo kiểu Byzantine Nga (phần lãnh thổ phía đông đế chế La Mã). Trong những dịp lễ lớn trên Quảng trường Đỏ, nhà thờ được dùng để cử hành thánh lễ cho công chúng. Và ngày 12/7 vừa rồi là ngày kỷ niệm tròn 450 năm của Nhà thờ Thánh Basil đấy. Cùng chúng tớ chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy của nhà thờ Basil nhé!

Nhìn từ trên cao xuống, nhà thờ St. Basil giống như một ngôi sao 8 cánh (8 tòa tháp vây quanh một tòa tháp chính). Không phải ngẫu nhiên nhà thờ được thiết kế như vậy bởi vì hình ngôi sao 8 cánh và con số 8 mang nhiều ý nghĩa tâm linh và tôn giáo.

Con số 8 mang 2 ý nghĩa: số ngày chúa Jesus phục sinh (theo lịch của người Do Thái cổ), về vương quốc thiên đường được hứa hẹn vào thế kỷ thứ 8. Ngôi sao 8 cánh bản thân nó trong Thiên chúa giáo là ngôi sao dẫn đường cho ánh sáng đến với loài người trong khi đó trên mạng che mặt của Đức mẹ đồng trinh trong Chính thống giáo của Nga, có 3 ngôi sao 8 cánh.

Bên cạnh đó 2 hình vuông đặt chồng lên nhau thì 8 đỉnh của nó sẽ tạo ra 1 ngôi sao 8 cánh. Điều này tượng trưng cho sự vững bền, 4 góc của địa cầu, 4 tác giả kinh Phúc Âm và 4 bức tường bằng nhau của thành phố thiên đường.

Theo truyền thuyết, "Ivan khủng khiếp" đã cho chọc mù mắt kiến trúc sư Postnik Yakovlev để ông không thể tạo thêm ra những công trình có thể "so sánh" với nhà thờ thánh Basil.

Cũng như nước Nga, nhà thờ St. Basil đã trải qua những thời khắc thăng trầm mà đỉnh điểm là 2 lần suýt bị giật sập.

Lần đầu tiên là Napoleon. Truyền thuyết kể lại rằng trước vẻ đẹp ngất ngây của nhà thờ thánh Basil, Napoleon đã quyết định đưa nhà thờ này về Paris. Tuy nhiên khi biết được ý định này không thể thực hiện, Napoleon đã ra lệnh giật sập nhà thờ thánh Basil.

Nhiều ký thuốc nổ đã được gài vào khắp nơi trong nhà thờ thánh Basil. Ngòi nổ đã được châm, lửa bắt đầu cháy. Thế nhưng một cơn mưa rào đã dập tắt ngọn lửa và "cứu sống" nhà thờ St. Basil.

Lần thứ 2 là vào những năm 1930, khi mà Lazar Kaganovich, một đồng chí thân cận của Stalin, người thực hiện việc quy hoạch lại quảng trường Đỏ đã đề xuất giật sập nhà thờ St. Basil vì nó làm hỏng kiến trúc chung.

Stalin đã bác bỏ đề xuất lần 1 của Kaganovich. Nhưng sau đó Stalin đã quyết định loại bỏ nhà thờ thánh Basil. Lần này không phải nhờ trời mà nhờ vào sự dũng cảm của kiến trúc sư Baranovsky, nhà thờ thánh Basil đã không "chết".

Khi chuẩn bị giật sập nhà thờ thánh Basil, Baranovsky đã dọa sẽ cắt cổ mình ngay tại nhà thờ và gửi một điện tính đến cho Stalin. Cuối cùng Stalin đã quyết định giữ lại nhà thờ St. Basil và chỉ bỏ tù Baranovsky 5 năm.


Nội thất trong Nhà thờ Thánh Basil


Ngược với vẻ "phô trương màu sắc bên ngoài", bên trong nhà thờ St. Basil có rất ít phòng cho những linh mục mà thay vào đó là chằng chịt phòng nguyện nhỏ và cầu thang.

Các bức tường được trang trí bằng những hình ảnh hoa lá màu lam tinh tế cùng những bức tranh treo tường mà nhà thờ nào cũng có.

Nhà thờ cũng có nhiều cầu thang gỗ âm trong tường và một trong số đó chỉ mới được phát hiện hồi những năm 1970 trong một lần trùng tu. Đáng chú ý nhất có lẽ là bàn thờ thánh, đặc trưng của các nhà thờ thánh Byzantine làm bằng cẩm thạch có từ thế kỷ 16.

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

Phải Sống Cách Nào Để Làm Chứng Nhân Đích Thực Cho Chúa Kitô

Phải Sống Cách Nào Để Làm Chứng Nhân Đích Thực Cho Chúa Kitô


Phải Sống Cách Nào Để Làm Chứng Nhân Đích Thực Cho Chúa Kitô Trong Hoàn Cảnh Thế Giới Ngày Nay?

§ Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Thế giới ngày nay đang ngụp lặn trong “văn hóa của sự chết = culture of death” như Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (nay là Chân Phước) đã dùng cụm từ trên để mô tả, và kêu gọi mọi tín hữu lưu tâm đúng mức về thảm họa này. Cũng như thêm tích cực sống đức tin Công giáo để chống lại ảnh hưởng rất tai hại của làn sóng vô thần, vô luân đang lôi cuốn và xô nhanh biết bao người ở mọi nơi vào con đường hư mất.

Thật vậy, chủ nghĩa tương đối (relativism) cùng với chủ nghĩa hưởng thụ vật chất (material comsumerism) và tục hóa (secularism) đang lừa dối con người tới mức coi thường hay khinh chê mọi giá trị luân lý, đạo đức để từ đó quyến rũ con người ở khắp nơi lao mình đi tìm tiền của, thú vui và hư danh trần thế bằng mọi giá, bất chấp lương tri và đạo đức là nền tảng cho một đời sống nhân luân xứng đáng với địa vị là con người, khác biệt với mọi loài vật cầm thú vô tri.

Chính vì không còn nghe theo tiếng nói của lương tâm, một quà tặng quí giá mà Thiên Chúa chỉ ban tặng riêng cho con người để giúp con người biết sống theo đường lối của Ngài hầu được cứu rỗi, nên người ta đã lẫn lộn giữa sự thiện và điều ác, lấy gian manh lừa đảo làm lẽ sống, chà đạp thô bạo mọi giá trị của luân lý, phong hóa, công bằng, nhân ái, coi trọng súc vật, như chó, mèo, rùa (turtle) chím, cá… hơn cả sự sống của con người, dù chỉ mới thành hình trong lòng mẹ. Đó là tội phá thai ở khắp nơi -tức giết người- mà người ta coi là vô tội, là hợp lý, là quyền riêng của phụ nữ, trong khi tự bản chất (intrinsically) đó là tội ác lớn lao nhất mà con người thời đại này đã phạm và vô tình chống lại Thiên Chúa là Nguồn phát sinh mọi sự sống.

Mặt khác, cũng vì coi rẻ lương tâm, không chấp nhận có luân lý, đạo đức phổ quát (universal ethics and morals) vì coi mọi giá trị tinh thần và đạo đức chỉ là tương đối, nên con người ở khắp nơi ngày nay đang mặc sức làm những sự dữ như chém giết, gian ác, tráo trở, lừa đảo, bóc lột, bất công, chà đạp quyền sống của con người, cho phép hôn nhân đồng tính (same sex marriage) sản xuất sách báo, phim ảnh bạo động, dâm ô, và nhất là buôn bán phụ nữ và trẻ em cho kỹ nghệ mãi dâm và ấu dâm (child prostitution) rất khốn nạn và vô luân.

Tệ hại không kém là tập đoàn tài phiệt, đại tư bản gian ác ở Mỹ đã dùng tiền bạc để mua chuộc (lobby) các dân biểu, nghị sĩ để họ thông qua luật không tăng hay miễn thuế cho bọn chúng, nhưng lại cắt giảm ngân quỹ dành cho bệnh nhân, cho giáo dục và người già sống nhờ trợ cấp xã hội (tiền già, SSI). Đây là tội ác của những tay đại tư bản quá giầu có nhưng hoàn toàn vô tâm, lãnh cảm (numb) trước sự đau khổ của người nghèo, người có lợi tức thấp, không có bảo hiểm sức khỏe và không có tiền cho con cái đi học đại học như con cái của bọn nhà giầu kia.

Ở bên kia thái cực, những người cầm quyền của các chế độ cộng sản còn lại trên thề giới hiện nay, đều đã trở thành “những đại tư bản đỏ” những tay giầu sụ nhờ vơ vết tài sản của công làm của riêng và tàn nhẫn bóc lột người dân đen để có nhiều tiền chuyển ra ngoại quốc phòng thân cũng như gửi con cái đi học ở Mỹ, Canada, Anh, Pháp… trong khi đa số người dân trong nước còn sống dưới mức nghèo khổ, phụ nữ phải bán thân nuôi miệng, hoặc nhắm mắt trao mình cho bọn buôn người khai thác kỹ nghệ mãi dâm dưới bình phong "hôn nhân nước ngoài" vô cùng khốn nạn và vô luân như đã diễn ra từ nhiều năm nay.

Trước thực trạng này, là người tín hữu Chúa Kitô trong Giáo Hội Công Giáo, chúng ta được kêu gọi hơn bao giờ hết phải thực sự sống niềm tin có Thiên Chúa là Cha cực tốt cực lành, là Đấng công minh chính trực để làm chứng cho Chúa Kitô, Đấng đã đến không những để cứu con người khỏi chết vì tội mà còn mặc khải cho chúng ta biết về Chúa Cha và Chúa Thánh Thần trong Mầu nhiệm Ba Ngôi Một Thiên Chúa duy nhất thánh thiện, công bình, khoan dung và đầy yêu thương, nhưng gớm ghét mọi tội lỗi.

Sau khi hoàn tất công trình cứu chuộc nhân loại, và trước lúc về Trời, Chúa Giêsu đã ân cần căn dặn các Tông Đồ như sau :

Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là nhân chứng cho Thầy tại Giê -ru-sa-lem, trong khắp các miền Giuđa, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất.” (Cv 1: 8)

Làm nhân chứng cho Thầy ở Giê-ru-salem và cho đến tận cùng trái đất nghĩa là gì?

I- Trước hết, về phía người đi rao giảng, dạy dỗ chân lý

Làm chứng cho Thầy chắc chắn không phải là chỉ nói cho hay, giảng cho hùng hồn, hấp dẫn, xây chủng viện tốn phí lên đến 4, 5 triệu dollars hoặc xây hay sửa sang thêm nhiều nhà thờ nguy nga lộng lẫy để khoe khoang với du khách nước ngoài về mức phát triển (giả tạo) của Đạo Thánh ở Giáo hội địa phương.

Nói thế không có nghĩa là không cần xây chủng viện hay nhà thờ mà chỉ muốn nhấn mạnh điều quan trọng hơn là phải chú tâm xây đền thờ Chúa trong tâm hồn mọi tín hữu, đào tạo những Kitô Hữu đích thực để làm nhân chứng cho Chúa Kitô trong một xã hội, một thế giới quá gian tà như thực trạng ở khắp nơi ngày nay.

Thật vậy, làm chứng nhân cho Chúa Kitô không phải chỉ chú trọng rao giảng Tin mừng Cứu Độ của Chúa - mặc dù là cần- nhưng cần thiết và quan trọng hơn là chính người đi rao giảng phải sống và thực hành cách trung thực điều mình giảng dạy. Có như thế, thì mới mưu ích cho phần rỗi của chính mình và cho người khác, nhờ gương sống đức tin của mình trong vai trò nhân chứng cho Chúa giữa thế gian, khiến cho nhiều người tin và biết sống ngay lành để được cứu rỗi, vì đó “là điều tốt và đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” (1Tm 2:3-4).

Nói khác đi, nếu người rao giảng không sống trung thực với nội dung Tin Mừng thì sẽ không thuyết phục được ai nghe và tin điều mình giảng dạy. Và như thế, thay vì là nhân chứng cho Chúa, người ta sẽ trở thành phản chứng (anti-witness), vì lời nói không đi đôi với việc làm, lý thuyết mâu thuẫn với thực hành khiến không ai muốn nghe và tin điều mình dạy bảo nữa.

Cụ thể nhất hiện nay là một linh mục kia (bên VN) mà đời tư cũng như đời công đều đã phơi bày cho mọi người biết từ trên 30 năm qua, nay đột nhiên lên giọng "gái hư mất nết mà còn già mồm" hay "vừa đánh trống vừa ăn cướp, vừa la làng". Ông trơ trẽn thách đố ai trưng được bằng cớ "ông có vợ con" và còn đe dọa đưa người tố cáo ra tòa ! Thật hết chỗ nói. Luận cứ của ông thì con nit cũng không thể nghe và tin được, nói chi người lớn. Không ai có thể lấy thúng để úp voi. Và chỉ có "luật rừng rú" mới có thể bênh vực và xử cho ông thắng kiện trong việc trơ trẽn dối gạt không những lương tâm của chính mình mà còn bóp méo sự thật để mong phỉnh gạt người khác. Nhưng chắc chắn ông không thể thuyết phục được ai và việc làm của ông chỉ tố cáo một sự kiện rõ rệt nhất : đó là sự phá sản của lương tâm con người và lương thiện của một linh mục. Chúa nói : "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ma quỷ." (Mt 5: 37). Ông hẳn đã nghe và giảng câu này cho giáo dân nhiều lần ???

Như thế, đời sống và việc làm của ông chỉ giúp làm chứng rất hữu hiệu cho sự gian dối, tráo trở, vô liêm sỉ của một con người và -tệ hại hơn nữa- của một linh mục đã biến chất, phương hại cho thanh danh của hàng giáo sĩ và uy tin của Giáo Hội. Do đó, tuyệt đối không thể làm nhân chứng cho Chúa Kitô về bất cứ phương diện hay giá trị nào.

Liên quan đến sự tráo trở của linh mục trên, cũng cần phải nói đến sự vô trách nhiệm của Giáo quyền đia phương đã vô tình hay cố ý đồng lõa, dung túng cho đương sự làm những việc sai trái từ bao năm qua mà không hề có biện pháp kỷ luật thích hợp theo giáo luật (x. can. no. 285)

Đây cũng là thái độ thiếu nhân chứng của những người lẽ ra phải nêu gương nhân chứng về tinh thần trách nhiệm nhằm bảo vệ giáo lý và kỷ luật của Giáo Hội đối với những vi phạm có hại cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội trong hoàn cảnh giáo hội địa phương.

Trở lại vai trò nhân chứng của người rao giảng, nếu không sống và thực hành những gì mình giảng dạy cho người khác, thì chính mình cũng sẽ chẳng được lợi ích gì về mặt thiêng liêng như Thánh Phaolô đã tự cảnh giác ngài như sau : “Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tội lại bị loại.” (1 Cor 9: 27).

Bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng có nghĩa là phải chiến đấu với chính bản thân mình để vượt thắng những trở ngại của bản chất tham sân si để sống đúng với điều mình dạy bảo người khác hầu nêu gương sáng cho họ và thuyết phục họ tin và sống điều mình giảng dạy cho họ.

Cụ thể, giảng yêu thương, công bình và bác ái cho ai thì chính mình phải nêu gương sáng trước tiên về những nhân đức này, “… để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.” (Mt 5: 16)

Cũng vậy, giảng khó nghèo và khiết tịnh (chastity) cho người khác nhưng chính bản thân mình lại công khai có vợ con, chạy theo tiền của, làm tay sai cho chế độ cai trị để mưu tư lợi và phá hoại Giáo Hội, bất chấp giáo luật (x. giáo luật số 285) thì làm chứng cho ai ?

Lại nữa, người đi rao giảng mà chỉ làm thân với người giầu có, ban ân huệ riêng cho những người này, như cho phép nhiều linh mục đồng tế trong những dịp vui buồn của gia đình họ.Ngược lại, với người nghèo khó, thì coi thường coi rẻ, áp dụng cứng nhắc luật cấm đồng tế, dù cho gia đình hiếu hỉ có thân nhân làm linh mục cũng không cho ai đồng tế.

Như vậy, làm sao có thể là chứng nhân cho Chúa Kitô “Đấng vốn giầu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giầu có?” (2 Cor 8)

Mặt khác, không nên quá chú trọng xây nhà thờ, hay sửa sang cho đẹp bề ngoài mà không chú tâm xây đền thờ Chúa trong tâm hồn của mọi tín hữu như đã nói ở trên thì ích lợi gì ?

Có đông tín hữu ngồi chật kín nhà thờ trong các ngày lễ lớn, mà khi ra về nhiều người vẫn sống thiếu bác ái, thiếu luân lý thì thà có ít người đến thờ phượng Chúa nhưng biết sống ngay lành nhờ lời giảng dạy đúng và gương sáng của chủ chăn thì vẫn quí hơn nhiều. Và đây mới là điều cần thiết phải làm để nên nhân chứng cho Chúa trong trần thế này.

Nói khác đi, sống trong một xã hội đã quá tha hóa, tụt hầu nặng nề về luân thường, đạo lý về công bình, bác ái và thiếu tình người, thì cần thiết hơn bao giờ hết là phải nêu cao những giá trị của Kitô Giáo về một đời sống có luân lý,đạo đức, công bằng, lương thiện và yêu thương để làm nhân chứng cho Chúa Kitô về những giá trị căn bản này hầu đánh tan bóng đêm của gian tà, và tội ác đang bao phủ môi trường xã hội ở khắp nơi hiện nay.

Cũng vậy, xây chủng viện cho to và tốn nhiều tiền của nhưng nếu không dạy cho chủng sinh – những mục tử tương lai của Giáo Hội- một linh đạo (spirituality) sâu sắc và quân bình, một kiến thức chuyên môn cần thiết (sufficient or adequate knowlege), và một tình thần tông đồ nhiệt thành thì sẽ không tránh được những mục tử sai trái về giáo lý, tín lý, phụng vụ, và mục vụ sau này khi ra thi hành sứ vụ.

Và trong viễn ảnh đó, thì thay vì làm nhân chứng cho Chúa, người tông đồ sẽ trở thành phản chứng do chính công việc mình làm trước mặt người khác.

Cụ thể, không thể làm nhân chứng cho Chúa về đức bác ái Kitô Giáo nếu lời giảng dạy và việc làm của mình lại lỗi bác ái cách nặng nề, khi công khai bêu xấu người khác trên tòa giảng. Đó là trường hợp linh mục quản xứ kia đã loan báo ở nhà thờ việc cô gái nào có thai trước khi làm đám cưới và đòi cha mẹ cô phải xin lỗi mọi người trong giáo xứ, theo lời kể của một nhân chứng. Đây mới là việc làm hoàn toàn có tác dụng phản chứng thay vì là nhân chứng cho Chúa Kitô, Đấng yêu thương và không muốn ném đá người tội lỗi như bọn Biệt phái xưa định ném đá một phụ nữ ngoại tình kia. (Ga 6 :2-11).

Đó là về phía người có trách nhiệm rao giảng Tin Mừng và dạy dỗ chân lý của Đạo Thánh mà Chúa Kitô đã mang từ trời xuống để giảng dạy cách nay hơn 2000 năm.

II- Về phía người nghe rao giảng Tin Mừng

Tức mọi tín hữu trong Giáo Hội, thì làm nhân chứng cho Chúa càng đòi hỏi phải thực thi trong đời sống của mình giữa bao người khác những gì là cốt lõi của Tin Mừng. Cụ thể là thực tâm mến Chúa, yêu người, chuộng công bình, thực thi bác ái, nhất là xa tránh mọi tội lỗi, và mọi thói hư tật xấu của môi trường xã hội để “… trở nên những con người vẹn toàn của Thiên Chúa giữa một thế hệ gian tà, sa đọa. Giữa thế hệ đó, anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2: 15).

Lời Chúa trên đây nhằm để cho ta sống và thực hành hay chỉ là "giáo điều" không thực tế, không áp dụng được ???

Thật vậy, sống trong một thế giới của "văn hóa sự chết", giữa biết bao nhiêu người tôn thờ chủ nghĩa hưởng thụ vật chất và vui thú vô luân, làm những sự dữ như giết người, gian dâm, thay chồng đổi vợ, bóc lột, lường đảo, gian ác... chỉ vì không tin có Thiên Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành, công minh, đầy yêu thương và thánh thiện.

Nếu người Công giáo cũng sống và hành động như những kẻ vô thần hay dửng dưng với mọi tín ngưởng nói trên thì làm sao có thể là nhân chứng cho Chúa Kitô được?

Nói khác đi, nếu không thực sự yêu mến Chúa trên hết mọi vinh quang, giầu sang và vui thú hư hèn ở đời này, để quyết tâm tìm Chúa và sống theo đường lối của Người, xa tránh mọi tội lỗi, mọi lối sống của "văn hóa sự chết" thì không những vô ích cho phần rỗi của chính mình mà còn không giúp ích gì cho ai trong vai trò làm nhân chứng đức tin để mời gọi người khác tin và yêu Chúa để được cứu rỗi như lòng Chúa mong muốn (1Tm 2: 4).

Trong viễn ảnh đó, thì công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô cũng sẽ trở nên vô ích cho những ai chỉ mang danh Kitô hữu nhưng đời sống, tư tưởng và hành động lại hoàn toàn mâu thuẫn với nội dung của danh xưng này.

Đó là lý do vì sao Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ xưa như sau:

Không phải bất cứ ai thưa với Thầy : Lậy Chúa, lậy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy, Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi.” (Mt 7: 21)

Thi hành ý muốn của Cha trên trời có nghĩa là phải sống theo đường lối của Chúa, thực thi công bình và bác ái, xa tránh mọi tội lỗi để trở nên men, muối và ánh sáng của Chúa Kitô trong một thế giới đang bị ung thối vì tội ác và bao phủ với mây mù của sự dữ.

Tóm lại, mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Hội đều có sứ mệnh cao cả là làm chứng tá cho Chúa Kitô trước mặt người đời bằng chính đời sống của mình, bằng việc làm cụ thể phản ánh trung thực mọi giá trị của Tin Mừng Cứu Độ để mời gọi những người chưa biết Chúa được tin có Chúa nhờ đời sống nhân chứng đích thực của mình.

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Phải Sống Cách Nào Để Làm Chứng Nhân Đích Thực Cho Chúa Kitô


Phải Sống Cách Nào Để Làm Chứng Nhân Đích Thực Cho Chúa Kitô Trong Hoàn Cảnh Thế Giới Ngày Nay?

§ Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Thế giới ngày nay đang ngụp lặn trong “văn hóa của sự chết = culture of death” như Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (nay là Chân Phước) đã dùng cụm từ trên để mô tả, và kêu gọi mọi tín hữu lưu tâm đúng mức về thảm họa này. Cũng như thêm tích cực sống đức tin Công giáo để chống lại ảnh hưởng rất tai hại của làn sóng vô thần, vô luân đang lôi cuốn và xô nhanh biết bao người ở mọi nơi vào con đường hư mất.

Thật vậy, chủ nghĩa tương đối (relativism) cùng với chủ nghĩa hưởng thụ vật chất (material comsumerism) và tục hóa (secularism) đang lừa dối con người tới mức coi thường hay khinh chê mọi giá trị luân lý, đạo đức để từ đó quyến rũ con người ở khắp nơi lao mình đi tìm tiền của, thú vui và hư danh trần thế bằng mọi giá, bất chấp lương tri và đạo đức là nền tảng cho một đời sống nhân luân xứng đáng với địa vị là con người, khác biệt với mọi loài vật cầm thú vô tri.

Chính vì không còn nghe theo tiếng nói của lương tâm, một quà tặng quí giá mà Thiên Chúa chỉ ban tặng riêng cho con người để giúp con người biết sống theo đường lối của Ngài hầu được cứu rỗi, nên người ta đã lẫn lộn giữa sự thiện và điều ác, lấy gian manh lừa đảo làm lẽ sống, chà đạp thô bạo mọi giá trị của luân lý, phong hóa, công bằng, nhân ái, coi trọng súc vật, như chó, mèo, rùa (turtle) chím, cá… hơn cả sự sống của con người, dù chỉ mới thành hình trong lòng mẹ. Đó là tội phá thai ở khắp nơi -tức giết người- mà người ta coi là vô tội, là hợp lý, là quyền riêng của phụ nữ, trong khi tự bản chất (intrinsically) đó là tội ác lớn lao nhất mà con người thời đại này đã phạm và vô tình chống lại Thiên Chúa là Nguồn phát sinh mọi sự sống.

Mặt khác, cũng vì coi rẻ lương tâm, không chấp nhận có luân lý, đạo đức phổ quát (universal ethics and morals) vì coi mọi giá trị tinh thần và đạo đức chỉ là tương đối, nên con người ở khắp nơi ngày nay đang mặc sức làm những sự dữ như chém giết, gian ác, tráo trở, lừa đảo, bóc lột, bất công, chà đạp quyền sống của con người, cho phép hôn nhân đồng tính (same sex marriage) sản xuất sách báo, phim ảnh bạo động, dâm ô, và nhất là buôn bán phụ nữ và trẻ em cho kỹ nghệ mãi dâm và ấu dâm (child prostitution) rất khốn nạn và vô luân.

Tệ hại không kém là tập đoàn tài phiệt, đại tư bản gian ác ở Mỹ đã dùng tiền bạc để mua chuộc (lobby) các dân biểu, nghị sĩ để họ thông qua luật không tăng hay miễn thuế cho bọn chúng, nhưng lại cắt giảm ngân quỹ dành cho bệnh nhân, cho giáo dục và người già sống nhờ trợ cấp xã hội (tiền già, SSI). Đây là tội ác của những tay đại tư bản quá giầu có nhưng hoàn toàn vô tâm, lãnh cảm (numb) trước sự đau khổ của người nghèo, người có lợi tức thấp, không có bảo hiểm sức khỏe và không có tiền cho con cái đi học đại học như con cái của bọn nhà giầu kia.

Ở bên kia thái cực, những người cầm quyền của các chế độ cộng sản còn lại trên thề giới hiện nay, đều đã trở thành “những đại tư bản đỏ” những tay giầu sụ nhờ vơ vết tài sản của công làm của riêng và tàn nhẫn bóc lột người dân đen để có nhiều tiền chuyển ra ngoại quốc phòng thân cũng như gửi con cái đi học ở Mỹ, Canada, Anh, Pháp… trong khi đa số người dân trong nước còn sống dưới mức nghèo khổ, phụ nữ phải bán thân nuôi miệng, hoặc nhắm mắt trao mình cho bọn buôn người khai thác kỹ nghệ mãi dâm dưới bình phong "hôn nhân nước ngoài" vô cùng khốn nạn và vô luân như đã diễn ra từ nhiều năm nay.

Trước thực trạng này, là người tín hữu Chúa Kitô trong Giáo Hội Công Giáo, chúng ta được kêu gọi hơn bao giờ hết phải thực sự sống niềm tin có Thiên Chúa là Cha cực tốt cực lành, là Đấng công minh chính trực để làm chứng cho Chúa Kitô, Đấng đã đến không những để cứu con người khỏi chết vì tội mà còn mặc khải cho chúng ta biết về Chúa Cha và Chúa Thánh Thần trong Mầu nhiệm Ba Ngôi Một Thiên Chúa duy nhất thánh thiện, công bình, khoan dung và đầy yêu thương, nhưng gớm ghét mọi tội lỗi.

Sau khi hoàn tất công trình cứu chuộc nhân loại, và trước lúc về Trời, Chúa Giêsu đã ân cần căn dặn các Tông Đồ như sau :

Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là nhân chứng cho Thầy tại Giê -ru-sa-lem, trong khắp các miền Giuđa, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất.” (Cv 1: 8)

Làm nhân chứng cho Thầy ở Giê-ru-salem và cho đến tận cùng trái đất nghĩa là gì?

I- Trước hết, về phía người đi rao giảng, dạy dỗ chân lý

Làm chứng cho Thầy chắc chắn không phải là chỉ nói cho hay, giảng cho hùng hồn, hấp dẫn, xây chủng viện tốn phí lên đến 4, 5 triệu dollars hoặc xây hay sửa sang thêm nhiều nhà thờ nguy nga lộng lẫy để khoe khoang với du khách nước ngoài về mức phát triển (giả tạo) của Đạo Thánh ở Giáo hội địa phương.

Nói thế không có nghĩa là không cần xây chủng viện hay nhà thờ mà chỉ muốn nhấn mạnh điều quan trọng hơn là phải chú tâm xây đền thờ Chúa trong tâm hồn mọi tín hữu, đào tạo những Kitô Hữu đích thực để làm nhân chứng cho Chúa Kitô trong một xã hội, một thế giới quá gian tà như thực trạng ở khắp nơi ngày nay.

Thật vậy, làm chứng nhân cho Chúa Kitô không phải chỉ chú trọng rao giảng Tin mừng Cứu Độ của Chúa - mặc dù là cần- nhưng cần thiết và quan trọng hơn là chính người đi rao giảng phải sống và thực hành cách trung thực điều mình giảng dạy. Có như thế, thì mới mưu ích cho phần rỗi của chính mình và cho người khác, nhờ gương sống đức tin của mình trong vai trò nhân chứng cho Chúa giữa thế gian, khiến cho nhiều người tin và biết sống ngay lành để được cứu rỗi, vì đó “là điều tốt và đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” (1Tm 2:3-4).

Nói khác đi, nếu người rao giảng không sống trung thực với nội dung Tin Mừng thì sẽ không thuyết phục được ai nghe và tin điều mình giảng dạy. Và như thế, thay vì là nhân chứng cho Chúa, người ta sẽ trở thành phản chứng (anti-witness), vì lời nói không đi đôi với việc làm, lý thuyết mâu thuẫn với thực hành khiến không ai muốn nghe và tin điều mình dạy bảo nữa.

Cụ thể nhất hiện nay là một linh mục kia (bên VN) mà đời tư cũng như đời công đều đã phơi bày cho mọi người biết từ trên 30 năm qua, nay đột nhiên lên giọng "gái hư mất nết mà còn già mồm" hay "vừa đánh trống vừa ăn cướp, vừa la làng". Ông trơ trẽn thách đố ai trưng được bằng cớ "ông có vợ con" và còn đe dọa đưa người tố cáo ra tòa ! Thật hết chỗ nói. Luận cứ của ông thì con nit cũng không thể nghe và tin được, nói chi người lớn. Không ai có thể lấy thúng để úp voi. Và chỉ có "luật rừng rú" mới có thể bênh vực và xử cho ông thắng kiện trong việc trơ trẽn dối gạt không những lương tâm của chính mình mà còn bóp méo sự thật để mong phỉnh gạt người khác. Nhưng chắc chắn ông không thể thuyết phục được ai và việc làm của ông chỉ tố cáo một sự kiện rõ rệt nhất : đó là sự phá sản của lương tâm con người và lương thiện của một linh mục. Chúa nói : "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ma quỷ." (Mt 5: 37). Ông hẳn đã nghe và giảng câu này cho giáo dân nhiều lần ???

Như thế, đời sống và việc làm của ông chỉ giúp làm chứng rất hữu hiệu cho sự gian dối, tráo trở, vô liêm sỉ của một con người và -tệ hại hơn nữa- của một linh mục đã biến chất, phương hại cho thanh danh của hàng giáo sĩ và uy tin của Giáo Hội. Do đó, tuyệt đối không thể làm nhân chứng cho Chúa Kitô về bất cứ phương diện hay giá trị nào.

Liên quan đến sự tráo trở của linh mục trên, cũng cần phải nói đến sự vô trách nhiệm của Giáo quyền đia phương đã vô tình hay cố ý đồng lõa, dung túng cho đương sự làm những việc sai trái từ bao năm qua mà không hề có biện pháp kỷ luật thích hợp theo giáo luật (x. can. no. 285)

Đây cũng là thái độ thiếu nhân chứng của những người lẽ ra phải nêu gương nhân chứng về tinh thần trách nhiệm nhằm bảo vệ giáo lý và kỷ luật của Giáo Hội đối với những vi phạm có hại cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội trong hoàn cảnh giáo hội địa phương.

Trở lại vai trò nhân chứng của người rao giảng, nếu không sống và thực hành những gì mình giảng dạy cho người khác, thì chính mình cũng sẽ chẳng được lợi ích gì về mặt thiêng liêng như Thánh Phaolô đã tự cảnh giác ngài như sau : “Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tội lại bị loại.” (1 Cor 9: 27).

Bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng có nghĩa là phải chiến đấu với chính bản thân mình để vượt thắng những trở ngại của bản chất tham sân si để sống đúng với điều mình dạy bảo người khác hầu nêu gương sáng cho họ và thuyết phục họ tin và sống điều mình giảng dạy cho họ.

Cụ thể, giảng yêu thương, công bình và bác ái cho ai thì chính mình phải nêu gương sáng trước tiên về những nhân đức này, “… để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.” (Mt 5: 16)

Cũng vậy, giảng khó nghèo và khiết tịnh (chastity) cho người khác nhưng chính bản thân mình lại công khai có vợ con, chạy theo tiền của, làm tay sai cho chế độ cai trị để mưu tư lợi và phá hoại Giáo Hội, bất chấp giáo luật (x. giáo luật số 285) thì làm chứng cho ai ?

Lại nữa, người đi rao giảng mà chỉ làm thân với người giầu có, ban ân huệ riêng cho những người này, như cho phép nhiều linh mục đồng tế trong những dịp vui buồn của gia đình họ.Ngược lại, với người nghèo khó, thì coi thường coi rẻ, áp dụng cứng nhắc luật cấm đồng tế, dù cho gia đình hiếu hỉ có thân nhân làm linh mục cũng không cho ai đồng tế.

Như vậy, làm sao có thể là chứng nhân cho Chúa Kitô “Đấng vốn giầu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giầu có?” (2 Cor 8)

Mặt khác, không nên quá chú trọng xây nhà thờ, hay sửa sang cho đẹp bề ngoài mà không chú tâm xây đền thờ Chúa trong tâm hồn của mọi tín hữu như đã nói ở trên thì ích lợi gì ?

Có đông tín hữu ngồi chật kín nhà thờ trong các ngày lễ lớn, mà khi ra về nhiều người vẫn sống thiếu bác ái, thiếu luân lý thì thà có ít người đến thờ phượng Chúa nhưng biết sống ngay lành nhờ lời giảng dạy đúng và gương sáng của chủ chăn thì vẫn quí hơn nhiều. Và đây mới là điều cần thiết phải làm để nên nhân chứng cho Chúa trong trần thế này.

Nói khác đi, sống trong một xã hội đã quá tha hóa, tụt hầu nặng nề về luân thường, đạo lý về công bình, bác ái và thiếu tình người, thì cần thiết hơn bao giờ hết là phải nêu cao những giá trị của Kitô Giáo về một đời sống có luân lý,đạo đức, công bằng, lương thiện và yêu thương để làm nhân chứng cho Chúa Kitô về những giá trị căn bản này hầu đánh tan bóng đêm của gian tà, và tội ác đang bao phủ môi trường xã hội ở khắp nơi hiện nay.

Cũng vậy, xây chủng viện cho to và tốn nhiều tiền của nhưng nếu không dạy cho chủng sinh – những mục tử tương lai của Giáo Hội- một linh đạo (spirituality) sâu sắc và quân bình, một kiến thức chuyên môn cần thiết (sufficient or adequate knowlege), và một tình thần tông đồ nhiệt thành thì sẽ không tránh được những mục tử sai trái về giáo lý, tín lý, phụng vụ, và mục vụ sau này khi ra thi hành sứ vụ.

Và trong viễn ảnh đó, thì thay vì làm nhân chứng cho Chúa, người tông đồ sẽ trở thành phản chứng do chính công việc mình làm trước mặt người khác.

Cụ thể, không thể làm nhân chứng cho Chúa về đức bác ái Kitô Giáo nếu lời giảng dạy và việc làm của mình lại lỗi bác ái cách nặng nề, khi công khai bêu xấu người khác trên tòa giảng. Đó là trường hợp linh mục quản xứ kia đã loan báo ở nhà thờ việc cô gái nào có thai trước khi làm đám cưới và đòi cha mẹ cô phải xin lỗi mọi người trong giáo xứ, theo lời kể của một nhân chứng. Đây mới là việc làm hoàn toàn có tác dụng phản chứng thay vì là nhân chứng cho Chúa Kitô, Đấng yêu thương và không muốn ném đá người tội lỗi như bọn Biệt phái xưa định ném đá một phụ nữ ngoại tình kia. (Ga 6 :2-11).

Đó là về phía người có trách nhiệm rao giảng Tin Mừng và dạy dỗ chân lý của Đạo Thánh mà Chúa Kitô đã mang từ trời xuống để giảng dạy cách nay hơn 2000 năm.

II- Về phía người nghe rao giảng Tin Mừng

Tức mọi tín hữu trong Giáo Hội, thì làm nhân chứng cho Chúa càng đòi hỏi phải thực thi trong đời sống của mình giữa bao người khác những gì là cốt lõi của Tin Mừng. Cụ thể là thực tâm mến Chúa, yêu người, chuộng công bình, thực thi bác ái, nhất là xa tránh mọi tội lỗi, và mọi thói hư tật xấu của môi trường xã hội để “… trở nên những con người vẹn toàn của Thiên Chúa giữa một thế hệ gian tà, sa đọa. Giữa thế hệ đó, anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2: 15).

Lời Chúa trên đây nhằm để cho ta sống và thực hành hay chỉ là "giáo điều" không thực tế, không áp dụng được ???

Thật vậy, sống trong một thế giới của "văn hóa sự chết", giữa biết bao nhiêu người tôn thờ chủ nghĩa hưởng thụ vật chất và vui thú vô luân, làm những sự dữ như giết người, gian dâm, thay chồng đổi vợ, bóc lột, lường đảo, gian ác... chỉ vì không tin có Thiên Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành, công minh, đầy yêu thương và thánh thiện.

Nếu người Công giáo cũng sống và hành động như những kẻ vô thần hay dửng dưng với mọi tín ngưởng nói trên thì làm sao có thể là nhân chứng cho Chúa Kitô được?

Nói khác đi, nếu không thực sự yêu mến Chúa trên hết mọi vinh quang, giầu sang và vui thú hư hèn ở đời này, để quyết tâm tìm Chúa và sống theo đường lối của Người, xa tránh mọi tội lỗi, mọi lối sống của "văn hóa sự chết" thì không những vô ích cho phần rỗi của chính mình mà còn không giúp ích gì cho ai trong vai trò làm nhân chứng đức tin để mời gọi người khác tin và yêu Chúa để được cứu rỗi như lòng Chúa mong muốn (1Tm 2: 4).

Trong viễn ảnh đó, thì công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô cũng sẽ trở nên vô ích cho những ai chỉ mang danh Kitô hữu nhưng đời sống, tư tưởng và hành động lại hoàn toàn mâu thuẫn với nội dung của danh xưng này.

Đó là lý do vì sao Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ xưa như sau:

Không phải bất cứ ai thưa với Thầy : Lậy Chúa, lậy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy, Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi.” (Mt 7: 21)

Thi hành ý muốn của Cha trên trời có nghĩa là phải sống theo đường lối của Chúa, thực thi công bình và bác ái, xa tránh mọi tội lỗi để trở nên men, muối và ánh sáng của Chúa Kitô trong một thế giới đang bị ung thối vì tội ác và bao phủ với mây mù của sự dữ.

Tóm lại, mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Hội đều có sứ mệnh cao cả là làm chứng tá cho Chúa Kitô trước mặt người đời bằng chính đời sống của mình, bằng việc làm cụ thể phản ánh trung thực mọi giá trị của Tin Mừng Cứu Độ để mời gọi những người chưa biết Chúa được tin có Chúa nhờ đời sống nhân chứng đích thực của mình.

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Suy gẫm là nhớ lại các ơn Chúa đã ban cho chúng ta




§ Linh Tiến Khải

Castel Gandolfo (Vat. 17/08/2011) - Tìm ra thời giờ mỗi ngày để suy gẫm, đào sâu sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa trong cuộc sống chúng ta. Luôn luôn phó thác cho bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, với lòng tin tưởng và tình yêu thương, vì chỉ khi làm theo ý của Người chúng ta mới được hạnh phúc thực sự.

Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI đã khẳng định với 2,000 tín hữu tham dự buổi tiếp kiến chung trong sân nhà nghị mát Castel Gandolfo sáng thư Tư 17 tháng 8 năm 2011.

Vì còn đang trong bầu khí của lễ Ðức Mẹ hồn xác lên trời nên trong bài huấn dụ Ðức Thánh Cha đã nói về đề tài về trời. Ngài khẳng định rằng Mẹ Maria đã về Thiên Ðàng và tất cả mọi người đều có thể lên Thiên Ðàng, bằng cách sống theo gương của Mẹ. Phúc Âm nói rằng Mẹ là "Ðấng đã tin nơi việc thành toàn những gì Chúa đã nói với Mẹ" (Lc 1,45).

Ðức Thánh Cha nêu bật con đường Mẹ đã đi như sau: Như vậy, Mẹ Maria đã tin, đã tín thac nơi Thiên Chúa, đã bước vào trong ý muốn của Chúa. Và như thế, Mẹ đã ở trong con đường trực chỉ về Thiên Ðàng. Tin, tín thác nơi Chúa, bước vào trong ý muốn của Người đó là địa chỉ nòng cốt.

Tiếp đến Ðức Thánh Cha giải thích thái độ cầu nguyện và suy gẫm trên con đường lòng tin. "Suy gẫm" có nghĩa là "làm nhớ lại" những gì Thiên Chúa đã làm và không quên biết bao nhiêu ân sủng Người ban (Tv 103, 2b). Rất thường khi chúng ta chỉ trông thấy các điều tiêu cực, nhưng cũng cần phải nhớ tới các điều tích cực, các ơn lành Thiên Chúa đã làm cho chúng ta và chú ý tới các dấu chỉ tích cực đến từ Thiên Chúa và nhớ các ơn ấy. Kiểu cầu nguyện trong truyền thống kitô, mà chúng ta muốn nói tới ở đây, là "tâm nguyện". Dĩ nhiên, trong các lời cầu với các lời nói tâm trí cũng phải hiện diện, nhưng tâm nguyện thì không có lời, mà chỉ kết hiệp trí khôn của chúng ta với con tim của Thiên Chúa mà thôi. Và ở đây Ðức Maria là mẫu gương rất thực tế.

Thật vậy, thánh Luca lập lại nhiều lần rằng Mẹ Maria "giữ gìn tất cả các điều ấy và suy gẫm trong lòng" (Lc 2,19; 2,51b). Mẹ giữ gìn chứ không quên, và chú ý tới tất cả những gì Chúa đã nói đã làm, và Mẹ suy gẫm, nghĩa là tiếp xúc với các điều đó và đào sâu chúng trong tim. Như vậy, Ðấng đã tin nơi lời truyền tin của Sứ thần đã biến thành dụng cụ để cho Lời vĩnh cửu của Ðấng Tối Cao có thể nhập thể, cũng đã tiếp nhận trong tim sự lạ của việc sinh ra Con Người Thiên Chúa, đã suy gẫm, đã dừng lại để suy tư về những gì Thiên Chúa đang thực hiện nơi Mẹ, để tiếp nhận ý muốn của Thiên Chúa vào trong cuộc sống của mình và sống phù hợp với ý muốn đó. Mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa và của chức làm mẹ của Ðức Maria đòi hỏi một tiến trình nội tâm hóa từ phía Mẹ Maria, và tìm đào sâu trí thông minh, giải thích ý nghĩa của nó, hiểu các diễn biến và các hiệu qủa của nó. Như vậy, ngày lại ngày, trong sự thinh lặng của cuộc sống thường ngày Ðức Maria đã tiếp tục giữ gìn trong tim các biến cố tiếp nối nhiệm mầu mà Mẹ là chứng nhân, cho tới thử thách tột đỉnh của Thập Giá và vinh quang của sự Phục Sinh. Mẹ Maria đã sống tràn đầy cuộc sống, các bổn phận và sứ mệnh của Mẹ, nhưng Mẹ đã biết duy trì trong chính mình một khoảng trống để suy tư về lời nói và ý muốn của Thiên Chúa, về những gì xảy ra nơi Mẹ, và về các mầu nhiệm cuộc sống của Con Mẹ.

Tiếp tục bài huấn dụ Ðức Thánh Cha nói về kiểu sống của con người thời nay như sau:

Trong thời đại chúng ta, chúng ta bị cuốn hút bởi biết bao nhiêu sinh hoạt và dấn thân, bởi các lo toan và các vấn đề; người ta tường hay hướng tới chỗ làm đầy tất cả mọi khoảng trống của ngày sống, mà không có một lúc để ngừng lại suy tư và dưỡng nuôi cuộc sống tinh thần, tiếp xúc với Thiên Chúa. Mẹ Maria dậy cho chúng ta biết sự cần thiết phải tìm ra trong các ngày sống với tất cả các sinh hoat của nó, những giây phút để cầm trí trong tinh lặng và suy gẫm về những gì Chúa muốn dậy chúng ta, về cách thức Người hiện diện và hoạt động trong thế giới và trong cuộc sống chúng ta: có khả năng dừng lại và suy gẫm. Thánh Agostino so sánh việc suy gẫm các mầu nhiệm của Thiên Chúa với việc tiêu hóa thực phẩm và dùng từ "nhai đi nhai lại", nghiền gẫm, là một từ thông dụng trong toàn truyền thống kitô để diễn tả điều đó. Nghĩa là làm cho chúng liên tục vang lên trong chúng ta, để chúng trở thành quen thuộc, hướng dẫn cuộc sống chúng ta, dưỡng nuôi chúng ta như xảy ra với thực phẩm cần thiết cho việc nâng đỡ sự sống của chúng ta.

Còn thánh Bonaventua lấy lại các lời kinh thánh và nói rằng chúng "cần được nhai đi nhai lại để được đóng chặt vào việc nhiệt tình áp dụng cho linh hồn" (Coll. In Hex. ed. Quaracchi 1934, 218). Ðức Thánh Cha định nghĩa hành động suy gẫm như sau:

Suy gẫm như thế muốn nói rằng nói-tạo ra trong chúng ta một tình trạng cầm trí, thinh lặng nội tâm, để suy tư, tiêu hóa các mầu nhiệm của đức tin, điều mà Thiên Chúa làm nơi chúng ta, và không phải chỉ có những điều đến và đi; chúng ta có thể làm việc nhai đi nhai lại ấy trong nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như lấy một văn bản kinh thánh, nhất là các Phúc Âm, sách Công Vụ và các thư của các Tông Ðồ, hay một trang của các tác giả tu đức giúp chúng ta đến gần với Thiên Chúa khiến cho các thực tại của Thiên Chúa hiện diện hơn đối với ngày nay, hoặc bằng cách để cho cha giải tội hay cha linh hướng khuyên nhủ chúng ta, đọc và suy tư về những gì đã đọc, dừng lại trên điều đó và tìm hiểu điều nó muốn nói với tôi ngày hôm nay, mở tâm trí chúng ta cho những gì Chúa muốn nói với chúng ta và dậy dỗ chúng ta.

Cả Kinh Mân Côi cũng là một lời cầu của sự suy niệm: khi lập lại lời kinh Kính Mừng, chúng ta được mời gọi nghĩ lại và suy tư về Mầu Nhiệm đã công bố. Nhưng chúng ta cũng có thể dừng lại trên vài kinh nghiệm thiêng liêng sâu đậm nào đó, trên những lời ghi dấu nơi chúng ta khi tham dự buổi cử hành Thánh Thể Chúa Nhật. Như anh chị em thấy đó, có nhiều cách thức suy gẫm và tiếp xúc với Thiên Chúa, đến gần Người và tiến bước về Thiên Ðàng.

Rồi Ðức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Các bạn thân mến, sự kiên trì trong việc dành thời giờ cho Thiên Chúa là một yếu tố nền tảng cho sự lớn mạnh tinh thần. Chính Chúa sẽ ban cho chúng ta biết nếm hưởng các mầu nhiệm, các lời, sự hiện diện và hoạt động của Người, và cho chúng ta thấy, khi Thiên Chúa nói với chúng ta thì đẹp biết chừng nào. Người sẽ làm cho chúng ta hiểu một cách sâu đậm hơn điều Người muốn nơi chúng ta. Và đó chính là mục đích của sự suy gẫm: luôn luôn tín thác chúng ta cho bàn tay của Thiên Chúa, với lòng tin tưởng và tình yêu thương, và chắc chắn chỉ khi làm theo ý của Người, chúng ta mới hạnh phúc.

Ðức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và xin tất cả cầu nguyện cho chuyến viếng thăm Tây Ban Nha của ngài và Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ XXVI đã khai diễn tại Madrid chiều 16 tháng 8 năm 2011. Rồi ngài cất kinh Lạy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Linh Tiến Khải

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

Đức Mẹ Guadalupe

Đức Mẹ Guadalupe


Bức ảnh Đức Mẹ Guadalupe và những điều ky lạ trong đôi mắt Mẹ.
Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Bích, DCCT.

Có thể nói, đối với dân tộc Việt Nam , Đức Mẹ La VA ng đã trở nên thật gần gũi, thân thương, đối với những người Công Giáo Châu Âu,thì Mẹ Lộ Đức và Đức Mẹ Fatimalại rất đỗi thiêng liêng; còn đối với Châu Mỹ thì lòng sùng kính Đức Mẹ Guadalupe đã được phổ biến rất rộng rãi và trang trọng không kém đến nỗi có cả những kiểu phổ biến không lành mạnh mà gần gần đây một số thư Email được phát tán với nội dung đầy đe dọa:
Tổng Thống Argentina nhận được bức hình này và xen nó như thư rác. Tám ngày sau đó, con trai ông ta đã chết. Một người đàn ông khác cũng nhận được bức hình nàyvà ngay lập tức gửi bản sao đến cho nhiều người…. thật là ngạc nhiên anh ta trúng số độc đắc. Anh Alberto Matinex nhận được bức hình này, đưa cho cô thư kí của mình để copy nhưng quênphân phát cho mọi người, cô ấy mất việc còn gia đình anh ta không còn nữa. Bức hình này ẩn chứa sự huyền diệu và linh thiêng. Đừng quên phân phát bức hình này đến ít nhất cho 20 người trong vòng 13 ngày, các bạn sẽ nhận được sự ngạc nhiên đáng kinh ngạc.
Với cách phổ biến sai trái và lệch lạc như vậy có thể gây ngộ nhậncho việc sùng kính một bức ảnh linh thiêng và cao quý. Vì vậy, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về lai lịch của bức linh ảnh này.

I. Lịch sử Bức linh ảnh Đức Mẹ Guadalupe.
Chúng ta đã được nghe nói rất nhiều về Đức Mẹ Guadalupe qua những chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và biến cố phong thánh cho Juan Diego tại Mehico năm 2002, cũng như việc tôn kính sốt sắng bức linh ảnh Đức Mẹ Guadalupe của các dân tộc Mỹ Châu.
Tất cả những tài liệu tường thuật sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Guadalupe được ghi chép lạitrong tập tài liệu “ Nican Mo pohua ” hay còn gọi là “ Hue i Tlamahuitzotica ” bằng tiếng Nahuatl, ngôn ngữ của người Aztec, bởi một học giả thổ dân tên là Antonio Valeriano khoảng giữa thế kỷ XVI.
Câu chuyện bắt đầu từ một ngày thứ bảy ngày 9 tháng 12 năm 1531, một ngày đông lạnh lẽo, Juan Diego, một thổ dân Aztec, đang sinh sống tại làng Cuautilan, gần Mexico city, lúc đó ông được 57 tuổi đang trên đường đi dự lễ, khi ngang qua đồi Tepeyac, ông nghe như có tiếng chim líu lo ca hót và có tiếng gọi “ Juanito, Juan Dieguito! ” từ trên đồi vọng xuống. Juan Diego cất bước đi về phía có tiếng gọi, khi đến đỉnh đồi ông thấy một phụ nữ đang ra dấu bảo ông đến gần. Người phụ nữấy chói ngời rực rỡ, chiếu ra những tia sáng ở giữa những bụi cây rừng. Phụ nữ đó nói với Juan Diego:
“ Juanito, đứa con khiêm nhượng nhất của ta, con đang đi đâu vậy? ”. Juan Diego trả lời: “ Thưa Bà, con đang đi tới nhà của Bà ở Mexico , Tlatilolco, để dự lễ, để nghe lời giảng dạy của các linh mục, những đại biểu của Chúa ”. Rồi Bà nói với Juan Diego: “ Hãy nhớ rõ và hãy biết rằng, con là đứa con khiêm nhượng nhất của Ta, vì Ta là Đấng Rất Thánh Đồng Trinh Maria, Mẹ của Thiên Chúa thật là Đấng mà nhờ Ngài mà chúng ta được sống, là Đấng Sáng Tạo nên mọi sự, là Chúa Tể trời đất. Ta muốn một ngôi đền Thánh sẽ được nhanh chóng xây cất tại nơi này,để Ta có thể tỏ bày tình thương, sự cảm thương. Sự trợ giúp và bảo vệ, bởi vì Ta là Mẹ đầy lòng thương xótcủa chúng con và của mọi người trên trái đất này và của tất cả những ai yêu mến Mẹ, kêu cầu Mẹ và tin tưởng vào Mẹ. Mẹ sẽ nghe những lời than khóc và Mẹ sẽ cứu chữa họ khỏi những nỗi thống khổ, những sự khốn cùng và đau khổ… Để cho lòng nhân ái của Mẹ được thực hiện. Con hãy đi đến Tòa Giám mục tại Mexico , và con hãy nói với Đức Giám mục rằng Mẹ rất muốn ngài xây tại nơi đây một ngôi Đền thánh cho Mẹ; con hãy kể lại tất cả những sự việc xảy ra với con hôm nay, những gì con nhìn thấy, những gì con nghe thấy. Hãy chắc chắn rằng, Mẹ sẽ thưởng công cho con , bởi vì Mẹ sẽ làm cho con được hạnh phúc xứng đáng với những cố gắng khó nhọc mà con đã thực hiện như lời Mẹ truyền dạy. Này con, con đã nghe lệnh truyền của Mẹ, hỡi đứa con khiêm nhường của Mẹ; hãy đi và hãy cố gắng thực hiện những điều mà Mẹ đã dạy. ”
Sauk hi cáo từ, Juan đã đến thẳng Tòa Giám mục gặp Đức chaZumarraga, linh mục dòng Phanxico vừa được phong Giám chức, nhưng ông buồn bã trở về làng, vì Giám mục không tin lời ông. Đức Mẹ lại hiện ra cho Juan Diegomột lần nữa và cũng sai ông hôm sau là ngày Chúa Nhật mang một sứ điệp như thế cho Đức Giám mục. Nhưng lần thứ hai, dù anh có van nài khóc lóc, vị Giám mục một mực vẫn không tin. Vị Giám mục nói với người thổ dân rằng: “ Nếu Đức Mẹ thực sự muốn điều đó thì xin Ngài hãy bày tỏ một dấu lạ ”. Sau đó Đức cha cho những người thân cận đáng tin của mình đi theo Juan Diego để xem ông đi nơi nào, gặp ai và nói chuyện với ai.
Juan Diego đi thẳng ra đường. Những người được sai phái đi theo Juan Diego cho đến khi ngang qua một giòng suối thì không còn nhìn thấy ông nữa. Họ kiếm khắp nơi mà vẫn không gặp. Bởi vậy, họ trở về nói lại với Đức Giám mục rằng Juan Diego là một kẻ lừa dối, đáng ngờ.
Trong lúc đó thì Đức Mẹ lại hiện ra cho Juan Diego lần thứ 3 và bảo ông: “ Hãy trở lại vào ngày mai rồi con sẽ có dấu lạ để mang tới cho đức giám mục như ngài yêu cầu. Với dấu lạ này,đức cha sẽ tin ”.
Ngày hôm sau, tức là thứ hai, Juan Diego không thể đến điểm hẹn với Đức Mẹ được vì ông còn phải đi tìm thầy thuốc cho người chú đang lâm bệnh nặng. Thầy thuốc đã đến nhưng bệnh tình của người chú quá nặng phải kiếm một linh mục cho chú chịu các phép sau cùng.
Sáng sớm thứ 3, trên đường đi rước linh mục, Juan phải đi qua ngọn đồi mà ông đã gặp Đức Mẹ nên ông muốn tránh đi con đường khác vì sợ Đức Mẹ nhìn thấy, nhưng Đức Mẹ xuất hiện đi xuống gặp ông và bảo đảm với ông rằng người chú của ông sẽ được lành bệnh và thay vì để Juan tiếp tục lên đường Mexico để tìm thầy thuốc, Đức Mẹ sai ông đến đỉnh đồi nơi Đức Mẹ hiện ra cho ông lần đầu tiên. Tại đây, Đức Mẹ cho ông những đóa hoa hồng thật đẹp và một dấu lạ để mang đến cho vị Giám mục… Lúc bấy giờ đang là mùa đông và ngọn đồi nơi Juan được Đức Mẹ hiện ra thường chỉ có những cây cỏ của sa mạc như các loại cây gai, cỏ dại và xương rồng. Thế nhưng, hôm đó, hoa hồng Catille bổng nở rộ, hương thơm ngào ngạt trong một nơi sỏi đá khô cằn. Juan hái những đóa hoa hồng đem đến cho Đức Mẹ. Đức Mẹ cầm những đóa hoa và đặt vào áo choàng (tilma) của ông, bảo ông mang đến cho vị giám mục và ra lệnh cho ông chỉ được mở áo choàng trước mặt vị Giám mục thôi…
Đến tòa giám mục, ông phải chờ rất lâu mới được phép gặp Đức cha. Ông đã trình bày mọi sự việc cho vị giám mục rồi sau đó mở vạt áo đã gói những bong hồng ra . Và khi những đóa hồng Catille muôn sắc rơi xuống nền nhà thì bỗng nhiên xuất hiện một bức ảnh thánh Đức Maria tuyệt đẹp, bức hình Mẹ Thiên Chúa, mà ngày nay được trưng bày trong nhà thờ Tepeyac với tên gọi là Đức Bà Guadalupe.
Nhìn thấy bức ảnh thánh, vị giám mục cùng với tất cả những người có mặt tại đó đều quỳ xuống. Khi đứng lên để chiêm ngưỡng bức ảnh họ run rẩy và hối hận. Đức Giám mục với những giọt nước mắt ăn năn, cầu nguyện và nài xin Đức Mẹ tha thứ vì đã không thực hiệnlời truyền dạy của Đức Mẹ sớm hơn. Khi Đức cha đứng lên, đức cha mở nút quàng trên cổ của Juan Diego để cởi chiếc áo “ tilma ” có in hình bức ảnh Đức Bà Trên Trời. Rồi Đức cha đặt bức anh thánh này trong nhà nguyện của mình. Sau đó, Juan Diego đã ở lại trong Tòa Giám mục một ngày như đức cha yêu cầu.
Ngày tiếp theo, đức cha bảo Juan Diego: “ Nào, con hãy chỉ cho chúng ta nơi mà Đức Bà Trên Trời đã muốn xây ngôi Đền Thánh ”. Tức khắc, Juan Diego mời tất cả mọi người đang hiện diện cùng đi tới nơi đó. Sau khi Juan Diego chỉ cho mọi người thấy nơi mà Đức Bà Trên Trời đã muốn xây một ngôi Đền Thánh cho Đức Bà, ông linề xin từ giã mọi người về nhà để thăm người chú Juan Bernadino bị đau nặng. Tất cả đã cùng đi theo ông về nhà.
Khi họ đến nhà, họ thấy người chú của Juan Diego rất vui vẻ và hoàn toàn bình phục như lời Đức Mẹ đã nói trước. Người chú cũng kể với mọi người rằng, ông đã được chữa lành một cách diệu kỳ, và cũng gặp Đức Mẹ với hình dáng giống hệt như đã xuất hiện với Juan Diego. Đức Mẹ cũng nói rằng tên của Đức Mẹ và của bức ảnh thánh chính là Đức Thánh Maria Trọn Đời Đồng Trinh của Guadalupe.
Ngôi Đền Thánh tôn vinh Đức Nữ Vương ở Tepeyac đã được xây cất ngay trên mảnh đất mà Juan Diego đã trông thấy Đức Mẹ hiện ra.
Đức giám mục mang bức ảnh thánh của Đức Bà Trên Trời từ nơi nhà nguyện riêng của mình tới ngôi thánh đườngchính, để mọi người đến chiêm ngưỡng và tôn kính. Cả thành phố xôn xao lên vì những tin tức này; họ cùng nhau tuôn đến để chiêm ngưỡng và cầu nguyện bên bức ảnh thánh. Họ ngây ngất trước sự hiện ra của Đức Mẹ trong phép lạ thần thiêng này, vì không ai trong loài người có thể vẽ được hình ảnh của Đức Mẹ tuyệt diệu như bức ảnh thánh quý giá này.
Ảnh Đức Mẹ được in trong tấm áo choàng tilma của Juan Diego cho thấy; Đức Mẹ mang vóc dáng một phụ nữ thổ dân. Đức Mẹ mặc áo dài màu nâu phớt hồng. Áo choàng xanh lá cây có viền vàng và những ngôi sao lóng lánh phủ từ trên đầu xuống tời chân. Hai tay Đức Mẹ chắp trước ngực, cho thấy cổ tay áo trong gần cổ tay áo ngoài. Điểm đặc biệt là Đức Mẹ mang thắt lưng nhỏ màu đen hoặc nâu đậm, một tiêu biểu toàn vẹn trinh khiết của Đức Trinh Nữ vì thắt lưng này trong ngày cưới được cởi ra trao cho người chồng theo tục lệ Aztecvà Đức Mẹ đang mang thai. Đức Mẹ đứng trên vành trăng lưỡi liềm, được một thiên thần sắc diện thổ dân, mặc áo dài tay màu hồng , nâng đỡ. Phía sau Đức Mẹ là vầng hào quang hình bầu dục, có những tia sáng vàng tỏa ra xung quanh.
Ành Đức Mẹ trên áo choàng của Juan Diego ngày nay được bào quản và trưng bày tại Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe, xây trên đồi Tepeyac theo lời Mẹ. Hình ảnh Đức Mẹ in trên áo choàng vẫn còn trông thấy rõ ràng mãi cho đến ngày nay, sau hơn 475 năm.
Cuộc hiện ra của Đức Bà Guadalupe với thổ dân Juan Diego đã ghi dấu ấn sâu đậm nơi cuộc sống người dân, đặc biệt là các thổ dân Mexico . “ Đức Mẹ Guadalupe ” trở thành biểu tượngsức mạnh của kẻ bé nhỏ, yếu đuối và là niềm hi vọng của tất cả những ai đang lo âu sầu khổ.
Từ đó đến nay có rất nhềiu phép lạ, sự chữa lành và sự can thiệp Từ Mẫu của Đức Mẹ Guadalupe. Hàng năm, có khoảng 20 triệu người đến viếng thăm Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe. Vì thế, ngôi thánh đường này trở nên một trong những linh địa nổi tiếng nhất trên thế giới . Đây được kể là nơi được người ta đến hành hương nhiều nhất, chỉ đứng sau Tòa Thánh Vatican mà thôi.
Đức Mẹ Guadalupe được đặt làm bổn mạng nước Mexico vào năm 1737, bổn mạng Châu Mỹ Latinh vào năm 1910 và bổn mạng nước Phi Luật Tân vào năm 1935. Năm 1946 Đức Giáo Hoàng Piô XII công bố Đức Mẹ là Bổn Mạng của toàn Châu Mỹ .
Ngày 12 tháng 12 hằng năm là ngày lễ kính Đức Mẹ Guadalupe. Vào năm 1999, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã cử hành Thánh lễ trọng thể tại Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Guadalupe và tuyên bố rằng ngày 12 tháng 12 là ngày lễ kính Đức Mẹ Guadalupe trên toàn thể lãnh thổ Châu Mỹ.
Năm 1990 Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã phong Chân Phước cho Juan Diego và ngày 31 tháng 7 năm 2002 ngài đã sang Mexico tần phong Juan Diego lên hàng Hiển Thánh.

§ Anthony Lê
A. Tiểu Sử Vắn Tắt của Ngày Lễ:

Đức Mẹ Guadalupe qua Tilma của Thánh Juan Diego

Mấy ngày qua, nếu chúng ta có dịp lướt qua các trang Web của các Giáo Phận hay các Tổng Giáo Phận trên khắp cả nước Hoa Kỳ, có một điều hết sức đặc biệt mà chúng ta dễ nhận thấy đó là: hầu hết các trang Web này đều có dành những phần trình bày rất trang trọng nói về Đức Mẹ Guadalupe; cũng như nếu chúng ta có dịp mở xem các kênh truyền hình phát sóng bằng tiếng Tây Ban Nha như Univision, Telemundo, vân vân,... . thì hầu hết các kênh này đều có chương trình ca nhạc rất long trọng, rất hay, và rất sốt sắng - phát thanh trực tiếp trong nhiều ngày từ Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe ở Mêhicô, và từ các Vương Cung Thánh Đường Công Giáo khác ở Texas, California, vân vân,... .- để tôn kính Đức Mẹ Guadalupe - bổn mạng của Phong Trào Bảo Vệ Sự Sống nói riêng, và cũng là bổn mạng của các Giáo Hội Công Giáo tại Mỹ Châu La Tinh, trong đó có cả Hoa Kỳ lẫn Canada,... nói chung.
Có thể nói, đối với những người Công Giáo ở Châu Âu, thì Đức Mẹ Lộ Đức và Đức Mẹ Fatima rất đổi thiêng liêng đối với họ; còn đối với phần còn lại của thế giới tính luôn cả Nam và Bắc Mỹ Châu La Tinh, thì việc sùng kính Đức Mẹ Guadalupe quả cũng thánh thiện và trang trọng không kém. Người Mỹ Châu La Tinh nhìn chung dẫu rất nghèo, rất giản dị, và rất tầm thường - thế nhưng lòng đạo đức và sự chân chất của họ quả đúng là điều đáng học hỏi. Hầu như mọi cử chỉ, hành động của họ đều xuất phát từ lòng kính mến một cách rất đặc biệt đến Đức Mẹ Guadalupe.
Bức hình Đức Mẹ Guadalupe cũng rất là linh thiêng. Do đó, vào ngày Lễ Kính Đức Mẹ Guadalupe, rất nhiều các Giáo Phận và Tổng Giáo Phận Công Giáo tại Hoa Kỳ được tái cung kính và dâng lên cho sự bảo trợ và gìn giữ của Đức Mẹ Guadalupe.
Hành động này chính là việc lặp lại hành động mà Đức Cố Tổng Giám Mục Juan de Zumarraga đã làm cho Giáo Hội tại Mêhicô trong những năm thuộc thế kỷ thứ 15. Lúc đó, đang diễn ra hàng ngàn vụ tàn sát những người thuộc thổ dân Aztec tại Mêhicô, cũng giống hệt như những vụ thảm sát một cách tương tàn, và vô tội vạ đối với những trẻ sơ sinh chưa được chào đời, cũng như các cuộc chiến có tính chất thảm sát tại khắp mọi nơi trên thế giới vào thời đại ngày nay vậy. Đức Cố Tổng Giám Mục Zumarraga đã khẩn cầu Đức Mẹ hãy gởi đến cho ngài những Cánh Hoa Hồng Castilian (Castilian Roses) như là một dấu chỉ để chấm dứt ngay những vụ thảm sát tương tàn này. Khi Juan Diego mở tilma (trang phục hay áo) của mình ra ngay trước mặt Đức Tổng Giám Mục, tức thì các cành bông hồng tuôn đổ ra như thác nước, bao gồm luôn cả các Cánh Hoa Hồng Castilian, và hình ảnh của Mẹ xuất hiện một cách rất nhiệm mầu trên chiếc áo mà Thánh Juan Diego đang mặc. Hàng triệu người khi đó đã quay trở lại đạo, và tin vào Ba Ngôi Thiên Chúa, thay vì các thần khác mà họ đã tôn thờ trước kia. Rất nhiều phép lạ đã xảy ra tại nơi đó.
Trong lúc hiện ra với Juan Diego, bức thông điệp mà Mẹ nhắn gửi lại, mãi cho đến ngày hôm nay vẫn còn có giá trị hết sức tỏ tường và đích thực đối với từng người trong chúng ta. Bức thông điệp đó chính là:
Hình Đức Mẹ Guadalupe

"Know for certain, my son, my little one, that I am the Perfect and ever Virgin Holy Mary, Mother of the true God, through whom one lives, the creator of mankind, the One who owns what is near and beyond, the Owner of heaven and earth. I ardently desire that here they build me my sacred little house, a 'Teocalli,' where I will show Him, I will exalt Him, and make Him manifest. Where I will offer Him to all the people with all my love, my compassionate gaze and my help, my salvation, because I am truly your merciful mother; yours and mother of all who live united in this land and of all mankind; of all those who love me; of those who cry to me; of those who search for me; of those who have confidence in me. There I will listen to their cry, to their sadness, so as to curb all their different pains, their miseries and sorrows, to remedy and alleviate their sufferings."
"Hãy biết chắc rằng, hỡi người con trai của ta, hỡi người con bé bỏng của ta, rằng Ta chính là Đức Nữ Trinh Maria rất Thánh và Hoàn Hảo, là Mẹ của Thiên Chúa thật - Đấng sống và cũng là Đấng Tạo Dựng ra toàn thể nhân loại, Đấng làm chủ tất cả những gì gần hay xa, Đấng làm Chủ cả trời lẫn đất. Ta rất mong ước rằng họ xây dựng một ngôi nhà nhỏ thiêng liêng dành cho ta tại nơi đây, một 'Teocalli,' là nơi mà ta sẽ trình bày Ngài, tán tụng Ngài, và làm cho Ngài được vinh hiển. Là nơi mà ta sẽ dâng lên cho Ngài tất cả mọi người với tất cả tình yêu thương của ta, với cái nhìn của lòng trắc ẩn, với sự trợ giúp và cứu rỗi của ta, bởi vì ta thật sự chính là người mẹ đầy lòng nhân ái của con; của riêng con và cũng là mẹ của tất cả những ai sống đoàn kết trên mãnh đất này, và của tất cả nhân loại; của tất cả những ai mến yêu ta; của tất cả những ai than khóc với ta; của tất cả những ai tìm kiếm ta; của tất cả những ai tín thác vào ta. Ở tại nơi đó Ta sẽ lắng nghe tiếng than khóc của họ, sự sầu não của họ, như là cách để làm cạn vơi đi tất cả những nổi đau khác của họ, những sự thống khổ và não sầu của họ, để cứu chữa và loại bỏ đi tất cả những sự thống khổ của họ."
Hình ảnh mà Mẹ đã trao cho Thánh Juan Diego cho thấy Mẹ đang mang thai Chúa Giêsu. Những người thổ dân Aztec đã được Thánh Juan Diego cho nhìn thấy bức ảnh này, đã quyết định chấm dứt đi sự thảm sát tương tàn nhau, vì họ trước đó tin rằng, Thiên Chúa chống đối lại họ. Hình ảnh này công bố ra một sứ điệp của Phúc Âm đó là "Thiên Chúa ở Cùng Với Chúng Ta" (God Is With Us), Ngài chính là Emmanuel, để qua đó chúng ta có thể có được niềm hy vọng, nhằm mang đến cho chúng ta một sự can đảm để có thể nói lên hai tiếng "Xin Vâng" với Sự Sống, như chính Đức Mẹ đã nói lên hai lời đó.
B. Lời Nguyện Cầu cho Sự Sống Đến Đức Mẹ Guadalupe

Lạy Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu và Mẹ của Sự Sống
Chúng con tôn vinh Mẹ với tước hiệu là Đức Mẹ Guadalupe
Xin cảm ơn Mẹ vì đã hướng chúng con đến với Chúa Giêsu, Con của Mẹ,
Đấng Cứu Rỗi và hy vọng duy nhất của cả thế giới.
Hãy canh tân trở lại niềm hy vọng của chúng con nơi Ngài
Để tất cả chúng con có can đảm để nói lên lời Xin Vâng đối với sự sống,
Và để bảo vệ cho những trẻ đang gặp nguy hiểm bởi sự phá thai.
Hãy cho chúng con có được lòng trắc ẩn như Mẹ
Để biết giang rộng cánh tay đến với tất cả những ai bị cám dỗ để phá bỏ đi bào thai,
Và đến với tất cả những ai đang phải khổ sầu vì việc phá thai trong quá khứ.
Hãy đưa chúng con đến ngày khi mà việc phá thai
Sẽ trở thành một chương sử buồn trong lịch sử quá khứ của chúng con.
Hãy giữ gìn chúng con sao cho thật gần với Chúa Giêsu, Đấng là Sự Sống của cả Thế Giới,
Đấng là Thiên Chúa đến mãi mãi muôn đời. Amen.
Novena Prayer for Life to Our Lady of Guadalupe

Our Lady of Guadalupe - Pray for Us!
Oh Mary, Mother of Jesus and Mother of Life,
We honor you as Our Lady of Guadalupe.
Thank you for pointing us to Jesus your Son,
The only Savior and hope of the world.
Renew our hope in him,
That we all may have the courage to say Yes to life,
And to defend those children in danger of abortion.
Give us your compassion
To reach out to those tempted to abort,
And to those suffering from a past abortion.
Lead us to the day when abortion
Will be a sad, past chapter in our history.
Keep us close to Jesus, the Life of the World,
Who is Lord forever and ever. Amen
C. Đôi Lời Tản Mạn về Bức Ảnh "Đức Mẹ Guadalupe"

Đức Cố Giáo Hoàng JPII với Đức Mẹ Guadalupe

Trước lúc chuẩn bị viết ra bài này, người viết nhận được một email của một độc giả, nói về hình Đức Mẹ Guadalupe như sau:
Tổng Thống Argentina nhận được bức hình này và xem nó như là thứ rác rưởi, tám ngày sau đó, con trai của ông ta chết. Một người đàn ông khác cũng nhận được bức hình này và ngay lập tức gửi bản sao đến cho nhiều người... . Thật là ngạc nhiên, ông ta đã trúng số độc đắc.
Alberto Martinez nhận được bức hình này, đưa cho cô thư ký của mình để sao ra nhiều bản, nhưng lại quên phân phát cho mọi người; cô ấy liền bị mất việc; còn gia đình anh Martinez đã không còn nữa.
Bức hình này ẩn chứa sự huyền diệu và linh thiêng lạ thường!
Dẫu sự thật có như thế nào đi chăng nữa, nhưng với người có lòng tin chân thành vào Thiên Chúa và Mẹ Maria, kính mời Quý vị hãy dành vài phút lắng đọng để chúng ta cùng nhau chiêm niệm và vấn tự lương tâm về điều mà Đức Mẹ Guadalupe, qua các bức hình trên, muốn nhắn nhủ đến từng người trong chúng ta, ngay từ ngày hôm nay và mãi về sau rằng: chúng ta đã làm được gì cho nhân loại; cho các trẻ sơ sinh chưa có dịp chào đời,... .? Chẳng lẽ, chúng ta cứ đứng mãi bên lề





Designer: BT123

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Thế nào là tử đạo

Thế nào là tử đạo


Thế nào là tử đạo

§ Lm Phaolô Nguyễn Văn Tùng

The_Christian_Martyrs_Last_Prayer.jpg

Một người được gọi là vị Tử Ðạo (Martyr) khi liều mạng sống của mình để minh chứng cho Chân Lý hoặc sự xác thực của Ðức Tin Kitô Giáo. Chữ tử đạo đã bắt nguồn từ chữ Hy Lạp “Martus”, có nghĩa là chứng nhân (Witness) và được Thánh Augustine diễn giải rằng: “Chính vì lý do tại sao, chứ không phải sự đau khổ đã làm nên việc tử đạo” (Martyrem non facit poena, sed causa) (Epist. 89.2).

Nhưng chỉ trong sự phát triển của các giáo huấn Kitô Giáo mà chữ CHỨNG NHÂN đã mang một ý nghĩa đặc biệt hơn. Theo thuyết Giu Dêu (Judaism), của dân Do Thái (Israel), thì tử đạo được coi như một việc đạo đức cá nhân đối kháng lại sự dữ, hoàn hảo hóa nạn nhân và được dùng như sự nêu gương đạo đức cho dân được Chúa chọn. Ðối với Epictetus, trong “Các hành động của những người Tử Ðạo dân ngoại và những cuộc độc thoại” (The Acts of the Pagan Martyrs and the Soliloquies), thì tử đạo mang ý nghĩa như tác động của một triết gia, không những ông đã giảng dạy bằng lời, nhưng còn xác định sự thật trong lời dạy của mình bằng hành động, đặc biệt nêu sự khác biệt đối với những hoạt động của đam mê, kinh nghiệm thế tục, và ngay cả sự chết.

Ðức Giáo Hoàng Clement I (khoảng năm 96 AD), trong một tông thư sau thời các thánh Tông Ðồ (Postapostolic Epistle), đã dùng chữ CHỨNG NHÂN để diễn tả sự chịu đựng của các Thánh Phêrô và Phaolô trong những đau khổ của các Ngài. “Phêrô đã chịu đau khổ vì việc bị ghen tương bất chính...và vì đã tự minh chứng nên đã được vào nơi vinh quang” (5.4); còn “Phaolô đã nêu ra gía đắt của sự chịu đựng...Ngài dạy sự công chính cho toàn thế giới, và minh chứng trước những nhà lãnh đạo...và đã đi từ thế giới này đến chốn linh thiêng” (5.5,7). Tương quan giữa hai sự kiện trên đã nhấn mạnh đến sự chịu đựng của các Thánh Tông Ðồ mạnh mẽ đến độ gần như mang ý nghĩa của sự lạnh cảm, không còn biết đau đớn là gì. Các ngài đã lãnh đạm với sự đau khổ là vì đức tin mạnh mẽ của các ngài, hơn là dấu hiệu của sự thật về lãnh đạm đó.

Ðối với Thánh Ignatius of Antioch (khoảng năm 116), ý nghĩa của Kitô giáo về sự Minh Chứng Ðức Tin vào Chúa Kitô là Thiên Chúa, đã được hiểu như là Ðổ Máu Mình Ra. Tuy nhiên Thánh Ignatius đã dùng hai chữ Người Mô Phỏng (Imitator) và Môn Ðệ (Disciple) thay vì Ðấng Tử Ðạo, vì ngài nghĩ rằng vị tử đạo là người đã bắt chước được Chúa Kitô cách hoàn mỹ trong sự đau khổ và cái chết của Ngài.

Trong cuộc tử đạo của Ðức Giám Mục Polycarp (khoảng 155), những chữ đấng tử đạo (martyr) và sự tử đạo (martyrdom) đã mang trọn vẹn ý nghĩa của việc minh chứng rằng sự sống và chết của Ðức Kitô là chính thực của Con Thiên Chúa. Những chữ đó dần dần đã được dùng để diễn tả những đau khổ và truyền thuyết về các đấng tử đạo. Những người đã minh chứng đức tin và chịu cực hình, nhưng không tử đạo, thì được gọi là vị tuyên xưng đức tin (confessor).

Shepherd of Hermas thì nói rằng những người đã chịu “đau khổ vì danh Con Thiên Chúa thì được tôn vinh, và tất cả mọi tội lỗi của họ cũng được cất đi.” Tác giả của “Lá Thư gửi Diogetus” nhấn mạnh rằng sức can đảm phi thường của các đấng tử đạo và những hi sinh vĩ đại của họ chỉ có thể giải thích bằng việc biểu dương sức mạnh của Thiên chúa, đã hoạt động trong và qua các ngài. Các đấng tử đạo chắc chắn được hưởng Nhan Thánh Chúa, điều này đã được diễn đạt trong các bản văn của các Thánh Perpetua và Felicity (Passio), của Thánh Justin Martyr (Dial. Tryph. 110.4), cũng như của nhà thần học Tertullian (Apol. 50.13) và của Lactantius (Div. inst. 5.13.11).

Giáo Hội đã được hưởng nhờ công ơn các đấng tử đạo rất nhiều. Tuy nhiên sự tôn kính các ngài đã không được phát triển nhanh đủ. Các Kitô hữu thời sơ khai chỉ làm một nghi lễ đơn sơ và một nơi an táng riêng biệt cho các ngài. Thánh tử đạo, đã có xương thánh được tôn kính đầu tiên và hằng năm có lễ kính, là Thánh Polycarp of Smyrna. Các Thánh “Thần học gia” như Jerome, Augustine, Theodoret of Cyr và Cyril of Alexandria đều lên tiếng bênh đỡ việc tôn kính này.

Ông Tertullian đã cho việc tử đạo là một nghi thức rửa tội lần thứ hai (secunda intinctio), vì sự tử đạo đã tẩy sạch mọi tội lỗi và làm cho đấng tử đạo được hưởng triều thiên muôn đời. Thánh Origen (254) thì viết rằng sự tử đạo là một chứng cớ của Kitô giáo, không những chỉ vì các Kitô hữu đã chứng tỏ họ có thể chết vì Ðức Tin, nhưng bởi vì sự thách đố cái chết của người Kitô hữu đã là bằng chứng hiển nhiên của sự chiến thắng trên sức mạnh của sự dữ, và sự minh xác về cuộc sống lại đã làm cho họ vượt qua được những đau khổ. Vì vậy, đời sống của đấng tử đạo là một hoàn thành của việc cố gắng tiến tới hoàn hảo của người Kitô.

Ðối với Thánh Clement of Alexandria (213), việc chuẩn bị cho sự tử đạo cũng như sự tử đạo trong việc chịu đựng các đau khổ thì tương đương với việc đổ máu mình ra vì Chúa. Thánh Origen đã nhìn nhận rằng có biết bao nhiêu Kitô hữu đã chịu tử đạo hằng ngày trong thâm tâm bằng sự chấp nhận vác thánh gía theo sau Ðấng Cứu Ðộ (Hom. in Num.10.2).

Ðể đối phó với các lạm dụng trong việc tôn kính các Ðấng Tử Ðạo cách thái qúa, Thánh Augustine đã thay đổi sự nhấn mạnh đến những đau khổ và cực hình mà các ngài đã phải chịu bằng việc nghiên cứu thêm về vị tử đạo. Thánh Nhân cho rằng vị tử đạo cũng là người tuyên xưng đức tin trong Chúa Kitô bằng việc hoàn bị hóa các nhân đức và sống một đời sống hoàn toàn phù hợp với những giáo huấn tinh thần của Giáo Hội.

NHỮNG ÐIỀU KIỆN ÐỂ ÐƯỢC GỌI LÀ TỬ ÐẠO

Ðể được gọi là vị tử đạo, một Kitô hữu phải thực sự chịu đựng những đau khổ, đang chết dần hay bị xử tử, vì đã làm chứng nhân cho Ðức Giêsu Kitô.

Có ba điều kiện thiết yếu, thứ nhất, đời sống thể lý đang đi dần đến cái chết; thứ hai, kẻ làm cho người Kitô hữu phải chết, thực sự rất ghét đời sống Kitô Giáo và Chân Lý; cuối cùng, cái chết đã được người Kitô hữu chấp nhận một cách tình nguyện để minh chứng đức tin.

Như vậy, trường hợp thứ nhất, những người hăng say muốn chết cho Ðức Kitô hoặc chọn lựa và chấp nhận một đời sống đau khổ vì Ngài, thì, một cách chuyên môn, chưa phải là tử đạo. Kế đến, những người chết vì truyền nhiễm, hoặc do hậu quả chấp nhận sự sống nguy hiểm vì Chúa, hoặc vì hy sinh cho khoa học, cho quốc gia, hoặc vì những động lực khác, vì nhầm lẫn hay tự tử đều không được kể là tử đạo. Sau hết, những người chưa đến tuổi trưởng thành để có thể lý luận được, hoặc bị giết ngoài ý muốn, cũng không được kể là tử đạo.

Ðó là giáo huấn tổng quát của các nhà thần học, mặc dù sự tranh luận vẫn chưa đi quá quyết định rằng cần phải có sự ý thức của lương tâm trong việc chọn lựa kỹ lưỡng, (điều kiện thứ ba).

Nhà thần học Cajetan, một cách riêng biệt, đã chấp thuận rằng một người có thể tử đạo trong khi đang ngủ, và cũng trong cùng một lý luận, ông thêm rằng những trẻ em chưa được rửa tội cũng được cứu rỗi vì đức tin của cha mẹ chúng. Ðiều đó minh chứng việc Giáo Hội tôn kính các Thánh Anh Hài như những Ðấng Tử Ðạo mà không đòi hỏi những phép lạ, đồng thời phù hợp với giáo huấn rằng việc đổ máu đã thay thế cho nước tuôn ra từ Phép Thánh Tẩy.

Có những Ðấng Tử Ðạo đã chết trong sự trực tiếp minh chứng cho các chân lý của Ðức tin (in odium fidei). Nhưng cũng có những Ðấng khác, như các Thánh Gioan Baotixita (John the Baptist) và Maria Goretti, đã hiến dâng đời của họ để bảo vệ nhân đức Kitô Giáo. Hoặc cũng có những vị chấp nhận cái chết để bảo vệ huấn lệnh và kỷ luật của giáo Hội, như các Thánh Thomas of Canterbury và John of Nepomuc. Trong các trường hợp này, các nhà thần học đã theo hai phương pháp để quyết định rằng những Ðấng đó đã chịu tử đạo. Thứ nhất, phương pháp thông thường của Giáo Hội với các nguyên tắc và điều kiện đã nêu ở trên. Thứ hai, theo Thánh Ambrose thì tất cả những sự thật (dù là sự thật gì và do ai thực hiện) trong Chúa Thánh Thần, đều sẽ được nhận ra nhanh chóng là những chứng nhân anh hùng, qua cái chết như những Kitô hữu tử đạo.

Những người đã chết vì bất trung, hoặc theo bè rối (heresy), hoặc theo ly giáo (schism), dù là họ rất được kính trọng vẫn không được kể là tử đạo. Ngay cả những nhà truyền giáo ngoài Công Giáo (non-Catholic) đã chết vì rao giảng Lời Chúa vẫn không được kể là tử đạo Công Giáo.

Sự tử đạo đã được các nhà thần học luân lý chấp nhận như một hành động chính yếu của nhân đức can đảm chịu đựng (Fortitude). Sự bao hàm của việc minh chứng căn bản và cuối cùng của tình yêu đối với Ðức Kitô dưới danh nghĩa nhân đức luân lý, có thể phần nào giải thích được những lý do phương thức. Nhưng hành động anh hùng đã được khám phá từ cơ quan tình cảm của con người, và cũng từ đó mà những đau khổ và kinh sợ được chế ngự bằng những nhân đức chính yếu như tôn giáo, đức tin và nhất là, đức ái. Chính nhờ những giáo huấn liên tục của Giáo Hội mà tình yêu cao độ của người Kitô đã được biểu lộ để minh giải cho sự tội lỗi (dù đã được rửa tội hay chưa) cũng như tha thứ tất cả mọi lỗi lầm, đồng thời ân xá tất cả những hình phạt tạm, để rồi được hưởng triều thiên và hào quang vinh hiển muôn đời.

(Theo New Catholic Encyclopedia)

Lm Phaolô Nguyễn Văn Tùng

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Những thần đồng gốc Việt lừng danh trên thế giới






Tin Đa Chiều - Đăng ngày: 12:31 PM - 22/06/2011


Bên cạnh các nhà khoa học vĩ đại thì chính những “cậu nhóc, cô nhí” này đang tô điểm cho tài năng và trí tuệ của người Việt trên trường quốc tế.

Description:   Description: J.H.Nguyễn hiện đang rất thành đạt tại nước Mỹ
J.H.Nguyễn hiện đang rất thành đạt tại nước Mỹ

Đến từ Canada, Mỹ, Đức những nơi khác xa nhau về mặt địa lý, ngôn ngữ…. Thế nhưng, có một điều chắc chắn là họ cùng mang trong mình dòng máu Việt Nam, đó chính là người con của đất nước hình chữ S. Điều đặc biệt, mỗi người con xa xứ ấy, là một kỳ tài hiếm thấy, những hiện tượng trên thế giới và là những thần đồng trong mắt bạn bè, người thân.
Bây giờ, chúng ta cùng điểm danh những cái tên đang làm rạng rỡ cho quê hương, đất nước này nhé!

James H. Nguyễn – Chàng trai tốt nghiệp cao đẳng hạng danh dự năm 14 tuổi
James H. Nguyễn, hiện nay đã 28 tuổi, đang là bác sĩ chuyên khoa tim tại bệnh viện University Medical Center (UMC). Anh sẽ được khắc tên vào Bảng Vàng Danh dự Đại Học Santa Ana năm 2011.
H. Nguyễn đã tốt nghiệp hạng danh dự với bằng cao đẳng môn sinh vật học năm 1998 khi chỉ mới 14 tuổi. James H. Nguyễn lên đại học University of California, Irvine năm 14 tuổi, và mỗi học kỳ, anh đều lọt vào danh sách sinh viên xuất sắc. Từ năm 2000 đến 2002 và cho đến khi được nhận vào trường y St. George’s University, anh làm phụ giáo môn sinh lý học tại ĐH Santa Ana.
Năm 2009, bác sỹ gốc Việt này vượt qua 420 thuyết trình viên đến từ những bệnh viện hàng đầu của Mỹ như Mayo Clinic và Walter Reed Army Medical Center, giành quán quân (National American College of Physicians Champion), với nghiên cứu so sánh phương pháp chụp quang tuyến đa chiều, và với phương pháp thử nghiệm gắng sức trên bệnh nhân đau ngực ở mức nguy hiểm thấp.


Nguyễn Tường Khang – cậu bé được mời thỉnh giảng tại trường đại học ở tuổi 12
Nguyễn Tường Khang sinh ngày 31/2/1999, là một học sinh lớp 6 của trường tiểu học Hunters Woods ở Fairfax. Năm lên 8 tuổi, cậu bé được bố ghi danh cho học về diễn thuyết trước công chúng, tại Câu lạc bộ những diễn giả trẻ (YSC).
Tại cuộc thi tài năng diễn thuyết tổ chức vào năm 2010, với chủ đề giáo dục dành cho lứa tuổi từ 11 đến 19, do Hiệp Hội Thăng Tiến cho Người Da Màu bảo trợ và được tổ chức tại thành phố Suffolk (Virginia). Nguyễn Tường Khang đã lọt vào top 4 trong vòng chung kết và xuất sắc trở thành người chiến thắng, với bài thuyết trình “Hòa bình có ý nghĩa thế nào với tôi”. Tuy nhiên, cậu bé lại nổi danh nhất với bài hùng biện về giáo dục. Những ý tưởng của Tường Khang được coi là đánh giá bổ sung vào bài phát biểu về giáo dục của Tổng thống Obama, đồng thời truyền đạt cho các bậc phụ huynh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục.

Description: Description: 2011062
Tường Khang cùng các thí sinh trong cuộc thi hùng biện

Cậu bé gốc Việt Nguyễn Tường Khang, 12 tuổi, vừa được trường đại học ở bang Virginia mời làm giáo viên thỉnh giảng, thuyết giảng môn thuyết trình mỗi tuần 4 giờ.
Thông tin về thần đồng nhí gốc Việt này đang được lan truyền với tốc độ cực nhanh trên trang chia sẻ Youtube trong những ngày gần đây. Được biết, với mỗi giờ thuyết giảng, Khang được trả 250 USD (khoảng 5 triệu VNĐ).
Bên cạnh việc học hùng biện, thần đồng 12 tuổi này còn biết chơi đàn violon, cờ vua và đặc biệt rất giỏi võ, sắp lên đai đen Thái cực đạo và đai xanh của Wushu. Năm 7 tuổi, Khang từng dự thi bơi lội Swim-a-thon để gây quỹ. Cậu bé cũng đang theo học tiếng Việt tại trường Việt ngữ Thăng Long.


Nam Nguyễn – 12 tuổi và danh hiệu vô địch trượt băng nghệ thuật Canada
Nam Nguyễn được Canada ca tụng là thần đồng và là niềm hy vọng đoạt huy chương ở Thế vận hội mùa Đông 2018 của làng trượt băng nghệ thuật nam Canada.
Nam Nguyễn đã đoạt danh hiệu vô địch Canada đầu tiên dành cho lứa tuổi nhi đồng vào năm 2007, khi mới 8 tuổi. Hai năm sau đó, Nam Nguyễn ẵm tiếp hai giải dành cho lứa tuổi lớn hơn, trong khuôn khổ giải vô địch trượt băng nghệ thuật Canada là Pre-Novice, rồi Novice. Đây là vận động viên nam trẻ tuổi nhất ở Canada giành được danh hiệu vô địch ba năm liên tiếp.

Description: Description: 201106201
Đất nước Canada đang bị cuốn hút theo từng vũ điệu của đôi chân Nam Nguyễn

Nam Nguyễn sinh ngày 20/5/1998 tại Ottawa, Canada, cao 1m50 – nặng 35 kg.
Ngày 20/1/2011 tại Giải vô địch trẻ quốc gia Canada tổ chức tại Victoria, British Columbia, Nam Nguyễn đã trở thành nam vận động viên Canada trẻ nhất từ trước đến nay đoạt danh hiệu vô địch ở tuổi 12.
Cùng với những thành tích ở các giải đấu, Nam còn được mệnh danh là nghệ sĩ biểu diễn trượt băng nghệ thuật chỉ 35 kg, nhưng dạn dĩ và thu hút nhất trên sân băng. Nam Nguyễn đã từng biểu diễn chung với những vận động viên tầm cỡ thế giới như: Even Lysacek – Vận động viên Mỹ đạt huy chương vàng Olympic 2010, vô địch thế giới 2009; Patrick Chan – Vận động viên 3 lần vô địch Canada.


Đinh Đình Hải Hoàng – Huy chương vàng Karate quốc tế lứa tuổi 13
Sinh năm 1995, cậu bé Đinh Đình Hải Hoàng ở bang Mecklenburg, Đức, đã giành được huy chương vàng karate quốc gia, khi mới 8 tuổi. Năm 2007, Hoàng giành huy chương vàng karate thế giới dành cho lứa tuổi U13. Năm 2009, cậu giành huy chương bạc karate thế giới U15.

Description: Description: 201106202
Chàng trai vàng của thể thao nước Đức

Sau nhiều lần kiểm tra sát hạch, Hải Hoàng được cấp chứng chỉ đai đen khi tròn 13 tuổi. Hải Hoàng được công nhận là huấn luyện viên karate trẻ nhất Đức.
Thành tích của Hải Hoàng khiến cậu được nhiều báo Đức đưa tin. Hình ảnh của cậu cũng được in trong danh sách các võ sĩ trẻ tài năng và có nhiều triển vọng. Hoàng đang học lớp 9 và là thành viên của đội tuyển quốc gia Đức.


Wendy Võ – thần đồng âm nhạc thông thạo 11 ngôn ngữ
Bé Wendy Võ được mọi người gọi là thần đồng, bởi bé đã biết tự soạn nhạc cho riêng mình từ năm lên 6 tuổi. Tới nay, bé đã soạn được hơn 40 bản nhạc. Bé cũng đã được mời làm hội viên danh dự trẻ tuổi nhất của hội nhạc sĩ, tác giả và xuất bản nhạc của Hoa Kỳ vào năm 2007.
Bé Wendy Võ tên tiếng Việt là Võ Thị Ngọc Diễm, bé sinh năm 1999 tại Charlotte, bang North Carolina.

Description: Description: 201106203
Wendy Võ là một kiểu mẫu toàn diện của thiếu niên thế giới

Ngoài năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc, bé Wendy rất thích học ngoại ngữ và có thể nói lưu loát được 11 ngôn ngữ khác nhau như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, Bồ Đào Nha, tiếng Nga…
Bé Wendy được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 10 thiếu niên kiểu mẫu vào năm 2008. Theo Forbes, những thiếu niên được chọn trong danh sách các nhân vật kiểu mẫu của họ ở độ tuổi từ 8 đến 18. Đó là những cá nhân chăm chỉ, có tính cống hiến, và không chỉ làm điều gì đó chỉ để thu hút sự quan tâm của báo chí hay tìm kiếm danh lợi mà họ được thôi thúc bởi những động lực mạnh mẽ hơn.


Jacquelyn Ngô – họa sĩ thiên tài tí hon của châu Úc
Ông Stven Alderton, giám đốc Trung Tâm Mỹ Thuật Casula Powerhouse nói: "Tôi nghĩ là các bức tranh nhỏ có thể bán với giá hàng trăm USD, trong khi các bức tranh lớn có thể bán với giá hàng ngàn đô la". Đó chính là những lời đánh giá cho tài năng của Jacquelyn, một cô bé người Úc gốc Việt.

Description: Description: 201106204
Jacquelyn Ngô và tác phẩm của “cô nhóc” đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều chuyên gia hội họa.
Jacquelyn đã từng đoạt giải thưởng Hội họa dành cho nhi đồng của thành phố Liverpool. Các tác phẩm của thần đồng này sẽ được trưng bày tại phòng triển lãm của hội đồng thành phố Liverpool cùng các tác phẩm sơn dầu của 29 họa sĩ nhí nổi tiếng khác.
Các chuyên gia tin rằng, Jacquelyn sẽ có một tương lai hứa hẹn và có thể đoạt các giải thưởng hội họa lớn Archibald hay Moran của Úc.

Theo KÊNH 14