Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

Khám Phá Mới

Khám Phá Mới





KHÁM PHÁ MỚI

Bác sĩ Chang Shu-wen

Bác sĩ Chang Shu-wen sinh trưởng Vùng Bắc Trung Hoa, theo học ngành Y Khoa tại Bắc Kinh và Nam Kinh. Hiện tại, ông đang hành nghề y sĩ tại Taipei, Đài Loan.

Tôi là Chang Shu-wen, 62 tuổi sinh trưởng tại vùng thôn quê đẹp đẽ Fong-cheng Hsien, thành phố Antung, lục địa Trung Hoa.

Xuất thân từ một gia đình theo Khổng giáo, chúng tôi thừa hưởng một truyền thống lâu đời trong dòng họ, đó là thờ Trời, tôn kính tổ tiên và sùng bái Đức Khổng Phu Tử. Cha mẹ tôi không phải là những Phật tử, mặc dù ông bà vẫn ăn chay những ngày mồng một và ngày rằm mỗi tháng theo âm lịch. Qua cách sống như thế, suốt thời thơ ấu, tôi không có một liên hệ nào với Phật giáo.

Vào khoảng thời gian chấm dứt chương trình Trung học, tôi và các bạn cùng lớp tổ chức một buổi du ngoạn thăm các thắng cảnh vùng đồi núi Chie-shan. Vùng này có rất nhiều chùa chiền của các tôn giáo Phật giáo và Lão giáo. Ở một ngôi chùa Phật giáo nọ, chúng tôi đã lưu lại trong bốn ngày. Trong thời gian bốn ngày, tôi đã có dịp nhìn xem tận mắt cách trang trí, các lễ phục, các tượng ảnh và tham dự các buổi cầu nguyện của những Phật tử. Tôi đã tham dự những buổi cầu nguyện này một cách nghiêm trang chăm chú. Qua những giây phút này, so sánh với những đơn sơ của đạo giáo, trong tâm hồn tôi bỗng nhiên bộc phát một nhận thức sâu xa về sự xa hoa hào nhoáng của thế gian và vật chất thế tục. Một nỗi buồn xuất hiện xâm chiếm tâm hồn tôi.

Tôi đến gặp, nói chuyện với một nhà sư và tìm hiểu lý do tại sao các tu sĩ lại từ bỏ mọi sự thế gian và ngay cả gia đình để sống trong các nhà chùa như vậy. Tôi được trả lời rằng những người này đã tìm hiểu về Phật Pháp và sau đó bị lôi cuốn sống đời sống tu hành để thực tập các nhân đức với hy vọng sẽ đạt được một đời sống tâm linh giải thoát khỏi sự áp chế của nhục dục.

Trong thực tế có hai bậc tu hành:

* Bậc thứ nhất có tầm học cao hiểu rộng, giảng đạo cho các thiện nam tín nữ.

* Bậc thứ hai thấp hơn, dù sống trong nhà chùa nhưng vẫn còn liên hệ đến thế tục về phương diện vật chất, những người này lưu lại trong chùa vì hoàn cảnh nghèo khó, thiếu ăn thiếu mặc ngoài đời.

Lại cũng có những người tội phạm, bị chính quyền truy nã, tìm đến cửa Phật để náu thân. Vì trong thời gian đó, pháp luật không được áp dụng cho những người đã xuống tóc qui y trong các nhà chùa. Dù tội lỗi của họ có nặng nề đến đâu đi nữa, pháp luật coi như họ đã tách ra khỏi thế giới con người và coi như đã chết.

Hầu hết các nhà tu hành thuộc bậc thứ hai vì họ đã chán cảnh đời thế gian, đã thất bại trên chính trường, đã thua lỗ trong việc làm ăn buôn bán hoặc tình duyên bị gãy đổ. Với sự khổ hạnh trong đời tu hành, họ nhận diện được sự dối trá, phù du của thế gian và quyết định nương nhờ cửa từ bi tìm bình an cho tâm hồn.

Các nhà tu hành ở bậc thứ hai có thể tiến lên bậc thứ nhất nếu qua thời gian, họ tìm hiểu, học hỏi, tiến triển trong việc sống đời sống nhân đức theo Phật pháp. Theo Phật pháp, tất cả mọi người đều bình đẳng. Bất cứ ai cũng có thể thành Phật, nếu người ấy sống nhân đức: Vị Giáo chủ thứ Sáu trong truyền thống Phật giáo Trung Hoa không biết đọc biết viết nên ông không hiểu gì hết những lời giảng huấn của Vị tiền nhiệm Thứ Năm. Nhưng khi được linh ứng, ông có thể quảng diễn tất cả mọi điều giống như Vị Giáo chủ trước đã giải thích và giảng dạy. Chính vì thế ông được chọn làm vị thừa kế. Đó là những kiến thức đầu tiên của tôi về Phật Giáo.

Sau khi tốt nghiệp Trung học, tôi được gửi đi Bắc Kinh để học Đại Học. Những vấn đề liên hệ đến ý nghĩa, cứu cánh của đời sống con người luôn luôn xâm chiếm tôi. Mỗi lần như thế, tôi lại nghĩ đến Phật pháp: Sự bình đẳng trong sự sống của tất cả các loại sinh vật theo Phật pháp khiến tôi suy nghĩ nhiều. Tôi khâm phục và tán thưởng những châm ngôn, những kinh kệ và các bài luận giảng về vấn đề này.

Bắc kinh là nơi qui tụ các vị chân tu và các tu sĩ học giả. Tôi có dịp liên lạc với nhà sư Tai-hsu, một người được toàn quốc biết đến qua việc chú giải bộ sách "Bốn mươi hai chương". Tôi đã được nghe ông giảng những bài giảng rất có ý nghĩa. Có những bài giảng với những câu tôi vẫn còn nhớ rõ:

... "Sự liên hệ giữa người đàn ông với vợ mình và gia đình còn nặng nề hơn nhà tù đối với ngừơi tù. Như hạn tù không bao giờ chấm dứt, người đàn ông sẽ không bao giờ được phép từ bỏ gia đình...".

Tôi cũng có lần được nghe nhà sư Chang-hsing giảng giải về sách của Đức Phật qua cái nhìn Triết học. Sau đó mặc dù tôi kết luận rằng mỗi người đều phải có một tôn giáo, nhưng tôi vẫn chưa tìm được một tôn giáo cho chính mình.

Một ngày nọ, tôi có dịp đến thăm một Thánh đường đạo Công giáo, tôi hỏi mượn một số sách về đọc, nhưng người giữ thư viện cho biết rằng sách chỉ dành cho những người nào muốn tìm hiểu về đạo Công giáo mượn thôi. Từ hôm đó, tôi có ý định tìm hiểu về đạo Công giáo.

Tôi theo học tại trường Quân Y. Viện trưởng của trường là một người theo đạo Thệ phản (Protestant). Vào ngày thứ bảy chúng tôi không có lớp. Ông Viện trưởng thường mời một Mục sư đến giảng đạo và hướng dẫn các sinh viên học hỏi về Kinh Thánh. Tôi chẳng hiểu nhiều về những điều giảng dạy đó, chính vì thế, tôi thờ ơ với Kitô giáo.

Sau thời gian theo học tại Bắc Kinh, tôi được gửi đi Nam Kinh. Ở Nam Kinh, tôi cũng thường tham dự những buổi thuyết trình về Phật pháp do một giảng viên của Đại học Chin-Linh diễn giảng: Giáo sư Mei-Kwan-hsi. Ông dùng những danh từ khoa học khi nói chuyện khiến những thính giả như tôi hiểu dễ dàng hơn.

Thời gian sau đó, tôi lại thường đến một nhà thờ Thệ phản với mục đích tìm kiếm sự an bình cho tâm hồn vì nhiều lúc tôi cảm thấy băn khoăn trong vấn đề tôn giáo. Nhưng không nơi nào tôi tìm được sự an bình cả.

Cuối cùng tôi trở lại với Phật giáo với ý nghĩ rằng đây chính là tôn giáo tôi đang tìm kiếm và sự băn khoăn trong tâm hồn tôi sẽ được giải thoát. Trong giai đoạn này tôi tìm hiểu về Phật pháp rất nhiều.

Bên cạnh những sách vở Y khoa phải học và đọc, tôi coi như mình có bổn phận phải đọc thêm sách Phật rồi dần dà tôi có thói quen đọc những sách này ngay cả những khi giải trí. Tôi không liên lạc với gia đình nhiều, vì tôi thiết nghĩ theo sách nhà Phật, đối với người đàn ông: gia đình, vợ con là những phiền toái bên ngoài, giống như tiền bạc, danh vọng. Tất cả là những quyến rũ khiến cho người ta không tập trung được để đạt tới giải thoát. Những điều này phải được từ bỏ.

Chiến tranh Hoa-Nhật bùng nổ, chính cuộc chiến này và lòng yêu nước trong tôi đã khơi dậy một vấn đề khiến tôi phải suy nghĩ về niềm tin của mình vào Phật giáo. Vì khi kẻ thù xâm lăng quốc gia mình, nếu muốn bảo vệ quốc gia, một người ái quốc phải hy sinh mọi sự để chống lại quân thù. Giáo thuyết "cấm sát sinh" chính là tự trói tay nộp mình cho kẻ xâm lăng. Và giáo thuyết cho rằng mọi sự của trần gian đều là giả trá phù vân, vậy tinh thần ái quốc và lòng yêu nước cũng là giả trá phù vân sao? Có lẽ chính giáo thuyết này đã đưa các quốc gia vùng Á Châu (hầu hết theo Phật giáo) trở thành thuộc địa của Tây Phương hay sống dưới một chiêu bài độc lập giả hiệu. Trung Hoa phải cẩn thận trong bài học này.

Những tư tưởng như thế khiến tôi nhận thấy sự khiếm khuyết của Phật giáo. Có thể gom tóm những khiếm khuyết này như sau:

1. Về phương diện Khoa học:

Tôi học và hoạt động trong lãnh vực Y Khoa. Với khoa học, mọi sự đều phải được chứng minh. Những câu chuyện, sự kiện kể trong sách Phật thiếu chứng tích lịch sử, chỉ là những chuyện thần thoại như thuyết luân hồi chẳng hạn. Những giáo thuyết này rất quan trọng nhưng không thể minh chứng theo khoa học, lịch sử hay luận lý.

2. Giáo thuyết xa vời:

Được trở thành Phật là cứu cánh của hầu như tất cả các Phật tử, nhưng để đạt được cứu cánh này, người ta phải trải qua ba hình thức hay trạng thái: trạng thái khổ hạnh, trạng thái hữu thực và trạng thái hư không. Người ta phải thoát ra ngoài sự nhơ nhớp và tội lỗi của thế tục. Nhưng làm sao một người có thể thoát ra ngoài thế tục được nếu họ bắt buộc phải sống trong thế tục đó?

3. Giáo lý trừu tượng và quá huyền bí:

Sách về Phật pháp thì vô số kể. Xét về phương diện văn học, những sách này rất có giá trị dù khi đã được dịch ra ngoại ngữ, nhưng tất cả đều quá khó hiểu, khiến người đọc không thể tiến xa hơn được. Giáo lý có thể rất cao vời, nhưng cần phải được diễn đạt trong tầm hiểu biết của mọi người. Trong Phật giáo, nghi lễ theo phái Chuan chẳng hạn, được mọi người ưa thích. Qua nghi lễ này, người tham dự hy vọng sẽ được siêu thoát, được linh sáng khi suy niệm. Nhưng phương pháp suy niệm lại không hợp lý khiến ngừơi ta cảm thấy trống rỗng khi kết thúc và sự siêu thoát có vẻ quá cao vời bất khả đạt.

4. Sự mâu thuẫn và đối nghịch:

Trong Phật pháp nhấn mạnh về "cấm sát sinh".

Một ngày nọ, tôi đến thăm nhà sư nổi tiếng Tai-hsu và hỏi ông: "Chúng tôi là Bác sĩ Y Khoa, chuyên tìm tòi, sát hại tiêu diệt các loại vi khuẩn độc tố. Phật pháp có cho phép chúng tôi làm việc này không?". Sau một lúc im lặng, nhà sư Tai-hsu trả lời: "Tiêu diệt các loại vi khuẩn độc tố có hại cho con người không thuộc về giới luật "cấm sát sinh". Tôi im lặng, nhưng phải giải thích thế nào về nguyên lý bình đẳng của sinh vật? Làm sao có thể phân biệt được lúc nào là sát sinh và lúc nào là không sát sinh?

Một thí dụ khác: Lamaism là một phái của Phật giáo tại Trung Hoa. Mỗi năm, phái Lamas tổ chức một buổi lễ Trừ-Tà trong lâu đài Yung-Ho, Bắc Kinh, để xua đuổi tà thần và chúc lành cho dân chúng. Một trong những vật dụng xử dụng để đánh đuổi tà thần này là một cây roi dài kết bằng da người. Họ dạy cấm sát sinh trong khi lại xử dụng một cây roi làm bằng da người là làm sao?

5. Sự thờ ơ lãnh đạm:

Từ bi là một nhân đức quan trọng của Phật pháp. Nhưng sự từ bi này theo tôi có vẻ rất vô tình: Được thực hiện về hình thức nhiều hơn; làm việc bố thí đồng thời khinh thường kẻ nhận bố thí.

Những điều này và còn nhiều điều khác nữa tôi không nhớ hết, đều là những ý kiến cá nhân, có thể không đúng với ý kiến của những người khác. Nhưng chính những điều này đã là những động lực khiến tôi bất đồng và rời bỏ Phật giáo. Từ đó, không bao giờ tôi đến viếng một ngôi chùa nào và thăm hỏi một nhà sư nào nữa.

Tuy vậy, những tư tưởng về sự phù du chóng qua của của cải thế tục và cứu cánh của đời sống con người vẫn là hai vấn đề làm cho tôi băn khoăn, đặc biệt vào khoảng thời gian chúng tôi đến Đài Loan.

Công việc tại nhà thương nơi tôi được gửi tới không nhiều lắm. Tôi có thì giờ nhiều hơn để suy tư về quá khứ, hiện tại và tương lai. Tôi cảm thấy đời sống mình sao bấp bênh và trống rỗng quá, có lẽ tôi phải có một tôn giáo làm nơi nương tựa cho tâm hồn.

Một hôm nọ, đi dạo trên đường Chung-chen ở Taipei, ngang qua ngôi chùa Shan-tao nhưng không dừng lại vì tôi không còn cảm thấy chùa chiền là nơi đáp ứng được những khắc khoải của tâm hồn. Đến cuối đường, nơi một nhà thờ Công giáo tọa lạc, tôi đã định vào, nhưng cuối cùng tôi nghĩ có lẽ nên gởi thư đến trước để hỏi thăm vấn đề tìm hiểu về Giáo lý Đạo Công giáo.

Tôi đã liên lạc được với Cha Fang, Linh mục Chánh sở của nhà thờ, ngài giới thiệu tôi với Cha Kung để Cha hướng dẫn tôi về Giáo lý.

Tôi rất vui khi được làm quen với Cha Kung, ngài hướng dẫn tôi tìm hiểu về Giáo lý Đạo Công giáo. Sau một thời gian, tôi quyết định xin Rửa tội, vì tôi khám phá ra đây chính là giáo hội tôi đã bỏ bao thời giờ để kiếm tìm.

So sánh với tôn giáo tôi đã biết trước đó, tôi nhận thấy như sau:

1. Tất cả những điều Đạo Công giáo giảng dạy đều có nền tảng Triết học, lịch sử hay Thần học.

2. Đạo Công giáo có những tín điều xác thực, không mâu thuẫn, xây dựng trên nền tảng vững chắc. Có những mầu nhiệm với trí óc con ngừơi không hiểu được, nhưng Giáo hội trình bày rõ ràng và thành thật rằng những mầu nhiệm này vượt qua trí tưởng của con người. Giáo hội cũng cho biết lý do tại sao họ chấp nhận những mầu nhiệm ấy và họ không bao giờ bắt buộc ai phải tin vì mỗi người đều có tự do riêng.

3. Có những sách Giáo lý, thủ bản về đạo thích hợp với trình độ của mọi giới. Giải thích về chân lý để mọi người đặt niềm tin, về các giới răn để mọi người tuân giữ, về các Bí tích để mọi người lãnh nhận và cầu nguyện. Tất cả mọi sự rất rõ ràng, minh bạch, không giống như Phật giáo, người ta chẳng biết bắt đầu từ đâu vì quá nhiều sách vở và những nghi lễ phức tạp.

4. Các Linh mục Công giáo được Giáo hội trao cho năng quyền giảng dạy từ Chúa Kitô: "Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc.". Ai trao quyền cho các nhà sư giảng dạy? Theo những qui tắc nào? Tiêu chuẩn nào là chính thức? Tôi chỉ thấy có những nhà sư này giới thiệu, ca tụng nhà sư kia hoặc tự giới thiệu mình mà không có một bản quyền nào từ trên. Trong Công giáo, tôi đã tìm thấy và đặt được niềm tin mình trên nền tảng của Đức tin đạo giáo.

5. Đạo Công giáo rao giảng về tình yêu vô biên của Thiên Chúa đối với con người. Một tình yêu không những không hạ thấp phẩm giá con người, trái lại còn nâng con người lên trong nhân phẩm, thêm sức mạnh linh thiêng và giúp con người tự tin trong việc trao phó mọi việc nơi Thiên Chúa. Ở bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào luôn luôn họ được Thiên Chúa bảo vệ và gìn giữ.

6. Đạo Công giáo mời gọi mọi người sống Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến. Những dân tộc sống ở Tây Phương qua nhiều thế kỷ đã được giáo dục theo những nhân đức này. Họ trở thành những dân tộc hiếu động, can đảm và lạc quan không phải chỉ trong lãnh vực tôn giáo mà cả ngay trong đời sống hằng ngày. Họ rất nhiệt thành với sự hăng hái mạnh mẽ trong các lãnh vực khoa học, đào sâu kiến thức con người, xây dựng xã hội, giúp đỡ những kẻ nghèo khó bần cùng và cải tiến đời sống con người. Tất cả có lẽ chỉ vì họ đã được giáo dục trong ba nhân đức thần thông này.

7. Đối diện với những đau khổ của con người và tội lỗi của thế gian. Đạo Công giáo thực sự lăn xả vào vấn đề, cố gắng tìm hiểu và biến đổi tất cả nên tốt hơn. Giống như một ngôi nhà đang bốc cháy, Phật giáo tìm đường chạy ra ngoài trong khi Công giáo tìm cách vào nhà để dập tắt ngọn lửa. Hoặc cũng giống như một căn nhà sắp đổ xuống, Phật giáo muốn phá đi hoàn toàn, nhưng Công giáo tìm cách chống đỡ và xây dựng lại để mọi người có thể ở trong đó.

8. Đức Giáo Hoàng qua nhiều thời đại luôn luôn khuyến khích mọi tín hữu yêu mến quốc gia dân tộc mình, xây dựng đất nước và dự phần vào công việc xã hội, để tìm hiểu, cải tiến và thánh hoá. Phật giáo lo làm sao để thoát ra ngoài sự phức tạp này: đi thật xa để không còn vướng víu vào nữa.

Tóm lại, cám ơn Chúa, tôi đã trở thành người Công giáo. Vì tôi đã có dịp tìm hiểu về cả hai tôn giáo và so sánh. Công giáo đã cho tôi thấy một con đường để cải tổ xã hội, quốc gia và chính linh hồn mình. Tôi đã được Rửa tội hơn mười hai năm rồi. Tôi thú nhận là trong suốt khoảng thời gian này tôi đã chưa đạt được những tiến triển về đường nhân đức, nhưng tôi hạnh phúc vì mình là người Công giáo. Cả gia đình tôi cũng đã Rửa tội và bất cứ khi nào có thể, tôi đều loan truyền đạo Công giáo đến bạn bè và những đồng nghiệp của tôi.

Bac sĩ Chang Shu Wen

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

Xin Chúa chúc lành cho chúng ta...

Xin Chúa chúc lành cho chúng ta...




Xin Chúa chúc phúc cho chúng ta… Hallelujah… (xin coi video phía dưới).
Subject: Mary Did You Know

~ Inspiration by God Newsletter~

The Inspiration By God Newsletter

Dear Joakim,

When Mark Lowry went off to college in 1975, he intended to graduate with a degree in business. However, after feeling that God was calling him to a music ministry he graduated in 1980 with a Youth degree.

He immediately began performing at churches around the country. In between songs, he began to talk about his life and share his testimony and people began to laugh.

Mark soon realized he was on to something and an entertainer was born. He began performing for churches all over the country with his music/comedy act.

In 1984 something happened that would establish him as a songwriter. After his church asked him to write a Christmas play, he wondered what it would have been like to be the mother of Jesus.

He turned his questions into lyrics but it would be 6 years and 2 other song-writers later before Buddy Greene would put music to Mark’s lyrics.

The rest is history or should we say “fate” as Mark’s song is now a favorite Christmas song.

Mary Did You Know

As we draw near to the day we celebrate the birth of Jesus - I think you will agree that Mary Did You Know was absolutely worth the wait.

Warm Wishes!

Mary

Download King James Bible

Download The Digital
King James Bible to
YOUR Computer Now!

  • Instant Access
  • Simple Download
  • Quick, safe & secure
  • Search any passage
  • Works on your iPhone
  • 5 Bonus Gifts
  • Click Here Now!

Inspirational E-Cards

"Send An Inspirational E-Card To A Friend"

I was talking to my webmaster and we realized that many of you may not not be aware that we have a cool e-card system that you can use to send an inspirational message to a friend.

Have you sent a Free e-card to someone you love?

A long time ago we introduced a new ecard selection to our website that allows anyone to send free electronic greeting cards to anyone they wish.

Please Forward This Email To Your Friends


www.InspirationByGod.net
www.TheInterviewWithGod.com, www.PathwaysToPeace.com & www.InspirationManifestation.com
are owned and operated by:

AngelNetwork.com LLC
201 E. Grand Ave.
Ste. # 2-A
Escondido CA 92025
724-638-7289

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2010

Quà GIÁNG SINH


Quà GIÁNG SINH




Mery Christmas ! Joyeux Noel !

Xin click để mở quà cho VUI §

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

Ăn trái cây như thế nào mới đúng?


Dr Stephen Mak

Bác sĩ Stephen Mak trị bệnh ung thư thời kỳ chót bằng những cách điều trị "không chính thống" nhưng rất nhiều bệnh nhân đã hồi phục. Trước đây, ông dùng năng lực mặt trời để chữa bệnh. Ông tin rằng cơ thể có khả năng tự hồi phục. Xin xem lời ông bên dưới
Cám ơn đã gửi bài về trái cây và nước trái cây. Ðây là một cách điều trị ung thư. Gần đây, tỷ lệ thành công của tôi trong việc điều trị ung thư là khoảng 80% . Bệnh nhân ung thư lẽ ra không phải chết. Cách điều trị ung thư đã được tìm ra, chỉ là chúng ta có tin hay không. Tôi rất tiếc về việc hàng trăm bệnh nhân ung thư đã chết theo cách chữa trị truyền thống.
Xin cám ơn và c ầu Thượng Ðế gia hộ.

EATING FRUIT...
We all think eating fruits means just buying fruits, cutting it and just popping it into our mouths. It's not as easy as you think. It's important to know how and when to eat.
What is the correct way of eating fruits?

Tất cả chúng ta cho rằng ăn trái cây chỉ có nghĩa là mua trái cây, cắt ra từng lát và bỏ vào miệng, nhưng không dễ như vậy. Ðiều quan trọng là phải biết ăn ra sao và khi nào.
Ăn trái cây như thế nào mới đúng?

IT MEANS NOT EATING FRUITS AFTER YOUR MEALS! * FRUITS SHOULD BE EATEN ON AN EMPTY STOMACH.
If you eat fruit like that, it will play a major role to detoxify your system, supplying you with a great deal of energy for weight loss and other life activities.

Không ăn trái cây sau bữa ăn!
Nên ăn trái cây khi bụng trống. Nếu ăn theo cách này, trái cây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tẩy uế cơ thể, cho quý vị năng lực để chữa béo phì và những hoạt động khác.
FRUIT IS THE MOST IMPORTANT FOOD. Let's say you eat two slices of bread and then a slice of fruit. The slice of fruit is ready to go straight through the stomach into the intestines, but it is prevented from doing so.
Trái cây là thức ăn quan trọng nhất.
Thí dụ quý vị ăn hai lát bánh mì, rồi một lát trái cây. Lát trái cây đã sẵn sàng đi thẳng qua bao tử, rồi vào ruột, nhưng bị ngăn cản.

In the meantime the whole meal rots and ferments and turns to acid. The minute the fruit comes into contact with the food in the stomach and digestive juices, the entire mass of food begins to spoil....

Trong khi đó, toàn thể bữa ăn bị thối rữa, lên men, và biến thành axít. Khi trái cây gặp thức ăn trong bao tử và chất axít tiêu hóa, tất cả thức ăn bắt đầu thối rữa.

So please eat your fruits on an empty stomach or before your meals! You have heard people complaining — every time I eat watermelon I burp, when I eat durian my stomach bloats up, when I eat a banana I feel like running to the toilet, etc — actually all this will not arise if you eat the fruit on an empty stomach. The fruit mixes with the putrefying other food and produces gas and hence you will bloat!

Vậy hãy ăn trái cây khi bụng trống, hoặc trước bữa ăn! Quý vị đã nghe nhiều người than rằng - mỗi lần ăn dưa hấu, tôi bị ợ ; khi ăn sầu riêng, tôi bị sình bụng; khi ăn chuối, tôi cảm thấy muốn đi nhà vệ sinh v.v... Thật ra tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống. Trái cây hòa với những thức ăn thối rữa, sẽ tạo nên hơi gas, và làm quý vị bị sình bụng.

Greying hair, balding, nervous outburst and dark circles under the eyesall these will NOT happen if you take fruits on an empty stomach.

Những việc như tóc bạc, hói đầu, tư tưởng bực bội, và bên dưới mắt bị quầng đen sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống.

There is no such thing as some fruits, like orange and lemon are acidic, because all fruits become alkaline in our body, according to Dr. Herbert Shelton who did research on this matter. If you have mastered the correct way of eating fruits, you have the Secret of beauty, longevity, health, energy, happiness and normal weight.

Không có chuyện vài thứ trái cây như cam và chanh có nhiều chất axít, bởi vì tất cả trái cây trở thành chất kiềm (alkaline) trong cơ thể, theo bác sĩ Herbert Shelton, nguời đã nghiên cứu vấn đề này. Nếu quý vị nắm vững việc ăn trái cây đúng cách, quý vị sẽ có được bí mật của sắc đẹp, trường thọ, sức khỏe, năng lực, hạnh phúc và không béo phì.

When you need to drink fruit juice - drink only fresh fruit juice, NOT from the cans. Don't even drink juice that has been heated up. Don't eat cooked fruits because you don't get the nutrients at all. You only get to taste. Cooking destroys all the vitamins.

Khi cần uống nước trái cây - hãy uống nước trái cây tươi, không uống từ đồ hộp. Không uống nước trái cây đã nấu ấm. Không ăn trái cây đã nấu chín, bởi vì quý vị sẽ không có những chất dinh dưỡng, mà chỉ thưởng thức hương vị của trái cây. Nấu chín làm mất tất cả sinh tố.

But eating a whole fruit is better than drinking the juice. If you should drink the juice, drink it mouthful by mouthful slowly, because you must let it mix with your saliva before swallowing it. You can go on a 3-day fruit fast to cleanse your body. Just eat fruits and drink fruit juice throughout the 3 days and you will be surprised when your friends tell you how radiant you look!

Nhưng ăn trái cây vẫn tốt hơn là uống nước trái cây. Nếu quý vị phải uống nước trái cây, hãy uống từng ngụm, từ từ, bởi vì cần để nước trái cây hòa tan với nước bọt trước khi nuốt xuống. (Phép dưỡng sinh Osawa cũng khuyên phải nhai cơm gạo lức 100 lần trước khi nuốt, để gạo hòa với nước bọt). Quý vị có thể chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể. Chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt 3 ngày, và quý vị sẽ ngạc nhiên khi bạn bè cho biết quý vị nhìn thật tươi sáng!

KIWI: Tiny but mighty. This is a good source of potassium, magnesium, vitamin E & fiber. Its vitamin C content is twice that of an orange.
KIWI: Nhỏ mà rất mạnh. Có đủ các sinh tố potassium, magnesium, vitamin E & chất sợi. Lượng sinh tố C gấp 2 lần trái cam.

APPLE: An apple a day keeps the doctor away? Although an apple has a low vitamin C content, it has antioxidants & flavonoids which enhances the activity of vitamin C thereby helping to lower the risks of colon cancer, heart attack & stroke.

nã Táo: Ăn một trái táo mỗi ngày, không cần đến bác sĩ? Dù táo có lượng sinh tố C thấp, nhưng có tính chống oxít hóa & flavonoids để giúp sự hoạt động của sinh tố C, do đó giúp hạ tỷ lệ ung thư ruột già, nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu.

STRAWBERRY: Protective Fruit. Strawberries have the highest total antioxidant power among major fruits & protect the body from cancer-causing, blood vessel-clogging free radicals.

Dâu tây: (không phải là con dâu người Tây, mà là trái dâu tây) là loại trái cây bảo vệ. Dâu tây có tánh chống axít hóa cao nhất trong số các loại trái cây chính, bảo vệ cơ thể tránh ung thư, chống chất free radicals (gốc tự do) làm nghẽn mạch máu.

ORANGE : Sweetest medicine. Taking 2-4 oranges a day may help keep colds away, lower cholesterol, prevent & dissolve kidney stones as well as lessens the risk of colon cancer.

Cam: Thuốc tiên. Ăn từ 2 đến 4 trái cam mỗi ngày giúp khỏi bị cảm cúm, hạ thấp cholesterol (mỡ trong máu), tránh và làm tan sạn thận cũng như là hạ thấp tỷ lệ ung thư ruột già.

WATERMELON: Coolest thirst quencher. Composed of 92% water, it is also packed with a giant dose of glutathione, which helps boost our immune system. They are also a key source of lycopene — the cancer fighting oxidant. Other nutrients found in watermelon are vitamin C & Potassium.

Dưa hấu: Hạ nhiệt làm đỡ khát. Chứa 92% nước, và nhiều chất glutathione giúp hệ miễn nhiễm. Dưa hấu cũng có nhiều chất lycopene chống ung thư. Những chất dinh dưỡng khác trong dưa hấu là sinh tố C & Potassium (Kali).

GUAVA & PAPAYA: Top awards for vitamin C. They are the clear winners for their high vitamin C content.. Guava is also rich in fiber, which helps prevent constipation. Papaya is rich in carotene; this is good for your eyes.

Ổi & Ðu đủ: hạng nhất về sinh tố C, chứa rất nhiều vitamin C. Ổi có nhiều chất sợi, giúp trị bón. Ðu đủ có nhiều chất carotene tốt cho mắt.

Drinking Cold water after a meal = Cancer! Can u believe this?? For those who like to drink cold water, this article is applicable to you. It is nice to have a cup of cold drink after a meal. However, the cold water will solidify the oily stuff that you have just consumed. It will slow down the digestion. Once this 'sludge' reacts with the acid, it will break down and be absorbed by the intestine faster than the solid food. It will line the intestine. Very soon, this will turn into fats and lead to cancer. It is best to drink hot soup or warm water after a meal.

Uống nước lạnh sau bữa ăn có thể bị ung thư? Chuyện khó tin?? Cho những ai thích uống nước đá lạnh, bài này dành cho quý vị. Uống nước đá lạnh sau bữa ăn thật khoái khẩu. Tuy nhiên, nước lạnh sẽ làm đông đặc những chất dầu mỡ mà quý vị vừa ăn xong. Sẽ làm chậm tiêu hóa. Khi chất “bùn quánh” này phản ứng với axít, nó sẽ phân nhỏ và được hấp thụ vào ruột nhanh hơn là thức ăn đặc. Nó sẽ đóng quanh ruột. Chẳng bao lâu, nó sẽ biến thành chất béo và đưa đến ung thư. Tốt nhất là ăn súp nóng hay uống nước ấm sau bữa ăn
(Ðông y luôn khuyên nên uống nước ấm.)

A serious note about heart attacks HEART ATTACK PROCEDURE': (THIS IS NOT A JOKE!) Women should know that not every heart attack symptom is going to be the left arm hurting. Be aware of intense pain in the jaw line. You may never have the first chest pain during the course of a heart attack. Nausea and intense sweating are also common symptoms. Sixty percent of people who have a heart attack while they are asleep do not wake up. Pain in the jaw can wake you from a sound sleep. Let's be careful and be aware. The more we know the better chance we could survive.

Một điều nghiêm trọng về nhồi máu cơ tim: “thủ tục” nhồi máu cơ tim (Không phải chuyện đùa) Những quý vị nữ nên biết rằng, không phải tất cả những triệu chứng nhồi máu cơ tim đều bắt đầu từ việc tay trái bị đau. Hãy chú ý khi bị đau hàm dữ dội. Có thể quý vị sẽ không bao giờ bị đau ngực khi bị nhồi máu cơ tim. Buồn nôn và toát mồ hôi dữ dội cũng là những triệu chứng thường xảy ra. 60% những người bị nhồi máu cơ tim trong khi ngủ sẽ không thức giấc. Ðau hàm có thể khiến quý vị tỉnh dậy khi đang ngủ say. Hãy chú ý và để ý. Càng biết nhiều, chúng ta càng dễ sống sót.

A cardiologist says if everyone who gets this mail sends it t o 10 people, you can be sure that we'll save at least one life.

Một bác sĩ chuyên khoa tim cho biết, nếu mọi người nhận được email này gửi tiếp cho 10 người khác, thì ít nhất một mạng người sẽ được cứu sống.

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

ĐẢO LỘN THIÊN CƠ


ĐẢO LỘN THIÊN CƠ

1- Tôi được tham dự buổi sinh hoạt của anh em Tin lành. Mục sư giới thiệu diễn giả là một người từ ViệtNam đến được it tháng. Sau phần thuyêt giảng, tôi được mục sư giới thiệu với diễn giả. Biêt tôi là người Công giáo, diễn giả tấn công tôi bằng một câu:
“Tại sao người Công giáo hay chạy đến với Đưc Mẹ? Như anh biêt, tiệc cưới ở Cana, Chúa đã làm nước hóa rượu, chứ Đưc Mẹ có làm được gì đâu.”

Tôi nói: “Thật sự tôi đến đây không phải để kêu gọi người Tin lành trở về Công giáo, và cũng không phải vì niềm tin lung lay để đi tìm niềm tin mới. Tôi đến đây trong tinh thần của người có cùng một Chúa, một Cha, nghiã là trong tình anh em. Tôi tin Thiên Chúa yêu thương tât cả chúng ta. Anh đã đề cập đến tiệc cưới Cana, tôi cũng qua câu chuyện đó, trả lời anh. Khi Đưc Mẹ nói với Chúa Giêsu họ đã hêt rượu, Chúa trả lời: “Điều đó can hệ gì đến mẹ và con? Giờ con chưa tới”. Giờ con chưa tới, có nghiã giờ làm phep lạ của Chúa không phải vào giây phut đó; thế mà, vì lời nói của Đưc Mẹ, Thiên Chúa đổi chương trình, và Người làm nươc thành rượu. Qua 'Tiệc cưới Cana' anh không nhìn thấy sưc mạnh lời xin của Đưc Mẹ Maria sao? Cac anh vẫn nhờ người này, người kia cầu thay; chúng tôi nhờ Đưc Mẹ, không phải là hành động khôn ngoan sao?”

Diễn giả im lặng. Trươc khi chia tay, tôi có cho diễn giả i-meo của tôi nhưng anh không viêt cho tôi.

2- Tôi có một người anh đã 80, cái tuổi mà hầu hêt các Kitô hữu chẳng còn quan tâm đến chuyện thế gian. Từ khi về hưu, anh dành thì giờ giúp việc nhà thờ, và siêng năng cầu nguyện. Khi tôi mang câu chuyện “Tiệc cưới Cana” và lời đối đáp giữa tôi và diễn giả Tin lành nói với anh, thì anh nói ngay.

(lời mà anh nói dưới đây, anh quả quyêt là của Chúa Giêsu cho anh biêt):

“Rượu ở tiệc cưới Cana, chỉ là một nhu cầu tầm thường, nhưng Mẹ Ta đã quan tâm đến. Linh hồn của cac con qúy giá vô cùng, cả vũ trụ không sánh bằng, vì linh hồn cac con là hình ảnh của Ta, thì Mẹ Ta còn quan tâm đến mưc độ nào? Nhât là những ai thường xin Người cầu bầu cho phần rỗi của linh hồn của họ. Ta cho con biêt, Mẹ Ta được Thiên Chúa Cha sủng ái, và ban ơn lớn lao, là lời xin của Mẹ Ta, có thể đảo lộn thiên cơ.”

Tôi hỏi: “Vì sao Mẹ Maria, một thụ tạo lại được đặc ân cao trọng như thế?”

Anh nói ngay không do dự: “Chúa Giêsu, Thiên Chúa Con, đã xuống trần mang hình hài con người, Ngài cũng phải chịu tât cả những gì con người mang thân xac phải chịu: đói, khat, đau khổ,...nhưng Ngài đã vâng phục hoàn toàn Ý Chúa Cha, vì thế Thiên Chúa Cha đã ban cho Ngài tât cả uy quyền trên trời, dưới đât.

Mẹ Maria là người thứ hai cũng đã hoàn toàn vâng phục Ý Chúa Cha, và vì thế Đưc Mẹ sau khi qua đời, đã về trời và được ban đặc ân là Nữ Vương trên trời, dưới đât, và lời xin của Đưc Mẹ, có thần thế hơn tât cả lời xin của cac thiên thần, cac thánh và cả loài người.”

Thật diễm phuc cho người Công giáo, vì có người Mẹ thần thế cầu bầu cho khi sống và nhât là trong giờ lâm chung. Tôi thật sự thương anh em Tin lành vì họ mồ côi Mẹ; hay nói đúng hơn, là họ có người Mẹ thần thế mà họ không biêt, nên thờ ơ và đôi khi, một it anh em Tin lành làm đau lòng Người Mẹ thần thế của họ. Khi làm đau lòng Đưc Mẹ, là họ cũng làm đau lòng Thiên Chúa, vì không ai yêu mến Thiên Chúa bằng Mẹ Maria, và không ai đáng được Thiên Chúa yêu mến như Mẹ Maria.

NguyễnHyVọng

------------

Kính anh Hy vọng

Sau khi đọc bài “Đảo lộn thiên cơ” của anh, tôi cảm thấy có sự thúc đẩy tôi viết điện thư này để chia sẻ, vì tôi cũng đã gặp một câu chuyện tương tự như câu chuyện của anh. Cách nay 27 năm tôi làm technician trong một hãng điện tử ở vùng Bay Area. Trong hãng có một người Việt khác cũng làm technician. Anh này là một tín đồ Tin Lành. Hai đứa chúng tôi rất thân nhau vì trong hãng chỉ có 2 người Việt. Thế rồi, một hôm anh bạn Tin Lành nói với tôi: “Mấy anh Công Giáo thật là hỗn xược khi gọi bà Maria là Mẹ Đức Chúa Trời. Tôn xưng một người đàn bà trần thế là Mẹ Đức Chúa Trời thì thật là không điều gì hỗn xược hơn”. Tôi hơi ngạc nhiên vì bị tấn công bất ngờ. Nhưng tôi trầm tĩnh đáp: “Người Công Giáo gọi Đức Maria là Mẹ Đức Chúa Trời bởi vì chính Kinh Thánh gọi Đức Maria là Mẹ Đức Chúa Trời”. Ông bạn Tin Lành đáp mau lẹ: “Làm gì có chuyện đó. Kinh Thánh chẳng làm gì có chỗ nào gọi bà Maria Mẹ Đức Chúa Trời”. Tôi đáp: “Tôi quả quyết là có”. Anh bạn Tin Lành nói cương quyết hơn: “Tôi cá với anh đấy.Tôi cá rằng chẳng ai trưng được Kinh Thánh có chỗ nào gọi bà Maria là Mẹ Thiên Chúa”. Tôi liền móc trong túi quần ra một cuốn Tân Ước bằng tiếng Anh và mở sách Lu-ca đọc Chương 1 các câu 26-45 là đoạn nói về cuộc viếng thăm bà Elizabeth của Đức Maria. Đọc xong, tôi nhắc lại bằng tiếng Việt rằng : “Anh thấy không, một bà dì già 70 tuổi được đứa cháu gái 16 tuổi tới thăm mà đã trịnh trọng nói với đứa cháu gái bé nhỏ của mình rằng “Bởi đâu tôi được diễm phúc là Mẹ của Thiên Chúa của tôi tới viếng thăm tôi” (Lu-ca 1: 43). Và bà Elizabeth đã tuyên xưng Maria là Mẹ Thiên Chúa sau khi được “đầy Chúa Thánh Thần” (Lu-ca 1:41). Nghĩa là chính Thiên Chúa (Ngôi Ba) đã tuyên xưng Maria là Mẹ Thiên Chúa (Ngôi Hai) đấy, đâu có phải loài người hỗn xược bịa đặt ra để gọi Maria là Mẹ Thiên Chúa”. Lúc đó, tôi thấy anh bạn Tin Lành của tôi lúng túng, mặt đỏ bừng bừng, ấp úng nói không ra lời, đưa tay cầm lấy cuốn Tân Ước để đọc. Thấy anh bạn ngượng ngùng và lúng túng, tôi chấm dứt câu chuyện. Nhưng kể từ lúc đó, hai đứa chúng tôi không còn là bạn thân nhau nữa. Anh bạn Tin Lành xa lánh tôi và lạnh nhạt ra mặt với tôi. Ít lâu sau tôi nghỉ việc và cho tới nay chưa hề gặp lại anh. Gần đây, sau 27 năm trời, nhà tôi có dịp gặp lại thì được biết hiện nay anh là một Mục Sư.

Trương Tiến Đạt

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

Ba cống hiến quan trọng của Công giáo


Ba cống hiến quan trọng của Công giáo

(Bài viết này là Ý kiến của một người ngoài Công giáo, ông Phan Thế Hải, chúng tôi xin chia sẻ để rộng đường dư luận)

Tôi là người ngoài Công giáo, nhưng rất tôn trọng các tín ngưỡng..

Những xung đột giữa cộng đồng Công giáo với nhà cầm quyền trong thời gian qua là điều không đáng có. Hơn thế, sau những xung đột đó, một số cán bộ có chức sắc đã có những đánh giá thiếu khách quan về vai trò của giáo dân với đất nước. Điều này không có ích cho khối đại đoàn kết dân tộc.
Để tạo được sự đồng thuận, không có cách nào khác là phải có cái nhìn khách quan về vai trò của các tôn giáo. Xin được điểm qua một vài cống hiến của bà con giáo dân với sự nghiệp chấn hưng nước nhà mà tôi có dịp chứng kiến suy ngẫm.

1- Chữ quốc ngữ và nền văn minh của nhân loại
Trước khi các nhà truyền giáo vào Việt Nam, hàng ngàn năm qua, người Việt vẫn dùng chữ Hán hoặc bằng chữ Nôm trong các giao dịch. Nhưng đa số người Việt Nam mù chữ và không thể đọc và viết được chữ Tàu, vì hệ thống chữ viết này quá phức tạp.
Từ thế kỷ XVI, cùng với các phát kiến hàng hải, các nhà truyền giáo theo các tàu buôn đến Việt Nam, họ là người tiên phong trong việc dùng mẫu tự La-tinh để viết lại âm giọng mà họ nghe được từ tiếng Việt. Đầu năm 1625, Linh Mục Alexandre de Rhodes đến Việt Nam , đã có một số phát âm tiếng Việt được viết bằng chữ La-tinh rồi.
Trên cơ sở đó, Alexandre de Rhodes (1591- 1660) tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cách diễn đạt này, để rồi năm 1651, lần đầu tiên ông cho xuất bản cuốn tự điển VIỆT-BỒ-LA tại Roma. Đây được coi là năm sinh chính thức của chữ Quốc Ngữ. Cuộc khai sinh diễn ra tại nhà in Vatican . Chính nơi nhà in Vatican mà Việt Nam nhận

được chữ viết của mình. Như vậy, chữ quốc ngữ từ chỗ là công cụ truyền giáo trong các nhà thờ, đã từng bước trở thành ngôn ngữ cho toàn dân Việt Nam .

Ngày nay, không ai có phủ nhận sự thuận tiện và văn minh của chữ Quốc ngữ, chính nó đã góp phần lớn đưa đất nước VN hội nhập với thế giới dễ dàng, đơn giản hơn nhiều ngôn ngữ khác. Những ngôn ngữ chính dùng trên thế giới như Tiếng Anh, Tiếng Pháp… sẽ trở nên ít phức tạp hơn cho người học biết chữ quốc ngữ, so với người dùng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Nhưng nguồn gốc và công lao của người sinh ra ít được người ta nhắc đến, đó là sự thiếu công bằng.

Cùng với sự xuất hiện chữ quốc ngữ, những nét văn minh phương Tây cũng dần dần được du nhập vào VN đi kèm với Công giáo. Những hủ tục mê tín, dị đoan như cúng tế, bói toán… khi có bệnh được thay vào đó là bệnh viện, nhà thương bố thí, trường học cho người nghèo… Trước đây, nơi nào có Nhà thờ, thì ở đó có thêm trường học, nhà thương cho những người không có khả năng chữa bệnh hoặc học hành.
Ngoài ra, nếp sống quan niệm về cuộc sống cũng dần dần được đưa vào một cách khoa học, thiết thực hơn bởi các sản phẩm văn minh phương Tây mà những người truyền giáo mang đến cho đất nước An Nam theo bước chân truyền đạo của họ.
Nền văn hóa làng xã, cục bộ địa phương “sau lũy tre làng” cũng dần dần được thay đổi với cách nhìn toàn diện và tổng thể hơn. Với người Công giáo, bất cứ chỗ nào có giáo dân cũng là anh em, với mọi người đều là con Thiên Chúa dù khác đạo. Điều này dễ chứng minh nếu nhìn thấy bà con công giáo khắp nơi đã đổ về Thái Hà, về Xã Đoài… khi có những biến cố mà về mặt xã hội thì không liên quan đến những người ở xa xôi.

Những hoạt động của các Dòng tu trong Công giáo như Dòng Chúa Cứu Thế với linh hướng phục vụ người nghèo, Dòng Phanxicô theo linh hướng “Sống với tinh thần nghèo khó”… đã có những tác dụng thiết thực xoa dịu nỗi đau của những người nghèo khổ trong xã hội. Nhìn những cộng đồng tu hành phục vụ tại các trung tâm điều dưỡng, điều trị cho bệnh nhân AIDS, phục vụ những người đang vướng vào tệ nạn xã hội, nuôi dưỡng trẻ mồ côi… đã thể hiện rõ điều này và được xã hội công nhận.

2- Duy trì nền kinh tế nhiều thành phần
Thời bao cấp, do quan niệm thời kỳ quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế chỉ có hai thành phần chính là Kinh tế tập thể và Kinh tế quốc doanh. Mọi thành phần khác đều không được khuyến khích và chính thức thừa nhận.

Ruộng đất, các tư liệu sản xuất quan trọng khác và cả các loại hình dịch vụ đều phải tập trung vào hợp tác xã. Nhưng phong trào Hợp tác hóa nông nghiệp đã dần dần thể hiện rõ những bất cập của nó và sớm chết yểu bởi nó đi ngược với quy luật kinh tế và cách nghĩ truyền thống của nông dân Việt Nam . Chính vì thế có thể nói đó là một mô hình công xã ảo tưởng, nó đã tiêu diệt nền kinh tế nông nghiệp VN từ chỗ thừa gạo xuất khẩu đến một giai đoạn từ Trung ương đến địa phương, từ quan chức đến mỗi người dân đều chỉ lo… cái đói.

Tuy nhiên, nhiều nơi, đặc biệt là các vùng Công giáo vẫn có những gia đình, thậm chí là có những cơ sở không gia nhập Hợp tác xã nông nghiệp dù bị nhiều áp lực xã hội. Chẳng hạn theo tôi được biết, ở Thái Bình, Giám mục Đinh Đức Trụ là người đã công khai khuyến khích giáo dân không nên vào Hợp tác xã vì nó chỉ là ảo tưởng. Vì vậy bà con giáo dân vẫn kiên trì mô hình kinh tế hộ, và sau này vào thời kỳ đổi mới, đường lối đó được thực tế chứng minh là đúng đắn. Cả đất nước sau mấy chục năm Hợp tác hóa đã chấp nhận trở lại kinh tế cá thể.

Những hộ kinh tế cá thể không tham gia Hợp tác xã nông nghiệp, tự họ có thể nuôi sống mình mà không cần trợ giúp của nhà nước. Hơn thế, họ còn có nông sản dư thừa cung cấp cho thị trường đã là minh chứng sống cho việc khẳng định đường lối Hợp tác xã nông nghiệp là sai lầm. Điều này giúp cho các nhà hoạch định chính sách mạnh dạn khẳng định chủ trương chấp nhận nền kinh tế nhiều thành phần.

Thời kinh tế tập trung, mọi thứ hàng hóa đều do nhà nước quản lý và đều chịu sự phân phối từ trung ương xuống địa phương. Trong khi nhu cầu là sự đa dạng mà nhà nước thì không thể quán xuyến hết nên trong một thời gian thực thi chính sách này, nền kinh tế dần dần đi vào ngõ cụt, đời sống đói kém, hàng hóa khan hiếm nghiêm trọng. Thế nên dân gian mới có câu: “Cái cứt gì cũng phân mà phân thì… như cứt”.

Khi sự đói kém bao phủ toàn xã hội thì ở những làng công giáo, đời sống đỡ tệ hơn nhiều. Làng Vĩnh Hòa thuộc xã Hợp Thành, quê tôi là một làng như vậy. Vào thời điểm đó, trong cộng đồng bà con công giáo, nền kinh tế gia đình vẫn âm thầm phát triển, đặc biệt là các nghề truyền thống. Do bị phân biệt đối xử nên cộng đồng bà con công giáo vẫn ngầm “móc ngoặc” nhau sản xuất hàng hóa và tiêu thụ trong cộng đồng rồi tuồn ra bên ngoài. Sau này tìm hiểu được biết thêm, không chỉ ở làng Vĩnh Hòa quê tôi mà cả các khu vực khác đông đồng bào Công giáo như Phát Diệm, Bùi chu… các ngành nghề phụ vẫn âm ỉ hoạt động và cung ứng hàng hóa cho xã hội.

Nhờ sự linh hoạt đó, nên khu vực kinh tế tư nhân mà nhà cầm quyền quyết tâm tiêu diệt đã không chết. Đặc biệt là trong cộng đồng Công giáo. Để rồi, khi dỡ bỏ chính sách cấm đoán đó, thành phần kinh tế này được dịp trỗi dậy, làm sinh động của nền kinh tế.

Hiện tượng này vẫn được đảng ta gọi là: “Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo

3- Tiên phong hội nhập
So với các tôn giáo khác, Công giáo là cộng đồng dân cư đa sắc tộc, đa quốc nhất. Trải dài từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam , hơn 175 nước và vùng lãnh thổ có bà con Công giáo sinh sống, nhưng tập trung một tỷ lệ lớn nhất ở các nước phương Tây. Chính vì sợi dây liên lạc này, nên ngay cả khi cấm đoán đang ở vào thời điểm cao trào thì cộng đồng Công giáo vẫn duy trì liên lạc với các tín hữu của mình ở ngoài biên giới quốc gia.

Những công trình Công giáo nguy nga, rộng lớn dành cho việc thờ tự đã là một nét văn hóa không thể tách rời từ lâu của nền văn hóa Việt Nam . Việc xây dựng các công trình đó đã đem đến cho Việt Nam những quan niệm ban đầu về một lĩnh vực mới về kiến trúc và xây dựng hiện đại… thoát ra khỏi những quan niệm xây dựng tranh tre lá nứa hoặc vôi cát từ lâu đã in sâu đậm trong quan niệm người Việt.
Cùng với đó, những nhà truyền giáo ngoại quốc vào Việt Nam khiến nhu cầu học tập ngôn ngữ nước ngoài cũng đã dần dần xuất hiện và cổ vũ cho sự tìm hiểu thể giới bên ngoài bắt đầu từ những cá nhân trong chính Công giáo như Nguyễn Trường Tộ

Việc sinh hoạt cộng đồng đã từng bước thay đổi cách sinh hoạt truyền thống của người Việt. Cùng kiến trúc là âm nhạc, hội họa là những môn nghệ thuật mới tạo ra sự khác biệt trong sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Việt xưa. Thông qua những sinh hoạt như vậy, người Việt Nam vượt qua được chính những định kiến, những tư tưởng cục bộ địa phương… đó được coi là những mầm mống đầu tiên cho sự hội nhập của đất nước sau này.

Cũng cần nói thêm, cuộc di cư vĩ đại từ Bắc vào Nam năm 1954 hầu hết là bà con Công giáo. Sau năm 75, là cuộc di tản vĩ đại sang các nước không cộng sản, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là bà con Công giáo. Một tỷ lệ lớn người Việt ở Mỹ là bà con Công giáo. Họ là người có điều kiện tiếp cận với thể chế văn minh, dân chủ phát triển ở trình độ cao.

Khi nhà nước Việt Nam mở cửa, họ là những người đầu tiên về nước hoặc là gửi ngoại tệ về giúp thân nhân ở trong nước. Cùng với đó là hàng hóa, dịch vụ... Điều này giúp cho Việt Nam giảm căng thẳng về sự khan hiếm kéo dài trong những năm bao cấp. Hơn thế là cách thức tổ chức làm ăn, cách thức tổ chức đời sống và ý thức chấp hành pháp luật của một xã hội pháp quyền.
Có thể nói, cộng đồng công giáo là những người tiên phong hội nhập.

Trên đây là những cảm nhận được của riêng tôi, có thể các bạn có những phát hiện khác, xin mời có ý kiến tham gia!

Phan Thế Hải

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010

Chữ Công Giáo

Chữ Công Giáo


Kính thưa Quí Vị,
Kính thưa những ai quan tâm tranh luận về chữ "Công Giáo"

Kể ra cũng là một điều rất hay, xin cám ơn những ai đã vì bức xúc ý nghĩa của chữ "Công Giáo" mà đem ra bàn cãi, tranh luận bao nhiêu năm tháng nay.

Tại sao có tình trạng tranh luận mãi về chữ "Công Giáo". Ai cũng hiểu sở dĩ có sự tranh luận dai dẵng mãi là vì nhiều lý do:

1- Có người hiểu lầm chữ Công Giáo do TT Ngô Đình Diệm lợi dụng mình là tổng thống một quốc gia đem đạo của mình biến thành đạo của nước.

2- Có người hiểu lầm chữ công chỉ có nghĩa là thuộc về đất nước mà thôi.

3- Có người cho rằng đạo Công Giáo VN dành một mình trước các tôn giáo khác mà tôn cao đạo giáo mình lên trong đất nước Việt Nam hầu hạ thấp các tôn giáo khác xuống.

4- Cũng có người thấy chữ Công Giáo sao mà nó xinh đẹp hơn mấy chữ đạo Gia Tô, Da Tô, Thiên Chúa Giáo, nên sinh kình địch chống dối với hy vọng hảo là truất phế chữ "Công Giáo". Thật ra chữ Công Giáo không có ý nghĩa cao cả, vĩ đại như chữ Thiên Chúa Giáo đó chứ. Nhưng không thể dùng chữ Thiên Chúa giáo cho đạo Chúa Giêsu thuộc Giáo hội La Mã được, vì bị lẩn lộn với bao đạo khác cũng thuộc Thiên Chúa Giáo.

Nếu đạo Tin Lành đặt tên như vậy, có nghĩa là các phái khác là Tin dữ hay sao? Chính Thống Giáo đặt tên như vậy tỏ ra khinh các giáo phái khác là Bất chính hay sao?

Xin lỗi mà thưa rằng thật ra người hiểu lầm chữ CG là người hơi có óc thiển cận, tị hiềm, thiếu hiểu biết thôi chứ chẵng phải là cố đả kích gì đạo giáo CG. Vì Đạo Công Giáo không phải chỉ là đạo của một quốc gia. Đạo Công Giáo là Đạo của Đức Chúa Trời, Đạo Thiên Chúa. Vậy xin hỏi Trời với quốc gia cái nào trọng hơn.

Chính ra chữ Thiên Chúa Giáo rất là uy nghị đẹp đẽ, nhưng vì có rất nhiều đạo Thiên Chúa Giáo có trước đạo Công Giáo như đạo Do Thái, Đạo Mahomed của người Ả Rập, Đạo Trời của dân tộc Á Đông.... Tuy rằng Đạo Thờ Trời của Á Đông không có tổ chức thành một hiệp hội, cũng như đạo Ông Bà chúng ta cũng vậy, cá nhân và gia đình nào thì lo giữ Đạo Trời, Đạo Ông Bà cho bản thân và gia đình nấy.
Các vua chúa các nước Á Châu vì quá coi trọng Thượng Đế, nên chỉ dành việc thờ cúng Đạo Trời, tế trời cho mình, và chỉ coi vua là con Trời thôi, không cho phép dân được quyền xưng là Con Trời hay Thiên tử.

Chính vì trước Chúa Giêsu (công nguyên) đã có nhiều Đạo Thờ Trời như vậy nên đạo do Chúa Giêsu sáng lập đành phải chọn một tên khác. Người Âu Châu đặt tên là Catholicisme, các hệ phái ly khai mổi hệ tự do đặt một tên theo ý mình, ví dụ như Tin Lành, Chính Thống Giáo, Anh Giáo (tức quốc giáo đó), Đạo Thệ Phản vv....

Riêng các LM người Âu Châu khi qua Việt Nam, họ đã nghiên cứu về chữ nho, chữ hán, chữ nôm (là quốc ngữ của VN 3, 4 thế kỷ trước), nên họ rất giỏi về Hán học, Nôm học. Sự hiểu biết của họ có thua gì các học giả VN thời bấy giờ. Họ hiểu tường tận ý nghĩ từng chữ từ nguồn gốc sâu xa của nó và đã làm nên những quyển Tự điển đầu tiên rất xưa cho nền văn học của chúng ta. Ngày nay tìm cho được một Tự điển xưa là rất khó, và chúng trở thành rất quí báu.

Do sự thông thái về Hán họ, Nôm học của các nhà truyền giáo Âu Châu mà họ đã tìm ra một chữ có nghĩ là "chung cho cả hoàn vũ" là chữ "CÔNG".

Thưa quí vị, nếu có ai hiểu lầm chữ "Công" thuộc về quốc gia, thì đó là một việc sai lầm, và điều đó làm giảm giá trị chữ "CÔNG" trong ý nghĩ của chữ đạo Công Giáo. Vì sao tôi nói như vậy?

Thưa quí vị, nếu đạo Công Giáo mà chỉ là một đạo quốc giáo Việt Nam thì là một đạo giáo nhỏ nhoi quá, không đúng và không xứng đáng cho đạo Công Giáo của Chúa Giêsu là Thiên Chúa của chúng tôi lập ra.

Không, đạo Công giáo của chúng tôi là một đạo chẵng những là một tôn giáo của toàn thể thế giới, mà còn là một tôn giáo của Toàn Thể Vủ Trụ gồm cả Hoàn Vủ trên Trời và trên Trái Đất. Như vậy, vì đó là sự thật.

Vậy những ai có lòng ngại ngùng, hay sợ sệt, hoặc là có ý ganh tị chút nào (xin lỗi nếu tôi nói sai) về việc các LM Âu Châu từ trước và người CG hiện nay gọi là đạo Công Giáo làm cho họ sinh bực mình, ác cảm thì tôi xin thưa rằng : Đạo Công Giáo không hề bao giờ muốn hay cần là đạo của một quốc gia dầu lớn hay nhỏ. Vì đạo Công Giáo của chúng tôi là đạo của cả hoàn vũ, của cả Vũ trụ vô biên, đạo do Đức Chúa Trời lập ra, đạo từ trên Trời đi xuống, đổ xuống trần gian.

Tất cả đạo chúng tôi lấy ĐỨC TIN làm tiêu chuẩn trên hết. Ai không có ĐỨC TIN không vào đạo được. Và ai không có đức tin thì không thể tin đượ gì cả, suy luận với trí nhỏ bé hạn hữu của con người chỉ là vô ích. Đã không tin gì cả mà đem ra lý luận, tranh luận, bàn tán thì là chuyện mâu thuẩn. Vì càng tranh luận càng đi đến chổ sai lầm, đến làm cho chúng ta tự nghĩ mình chẵng biết tôn giáo là gì. Vì đạo Công giáo không phải chỉ thường tình con người như một bài toán đố cao cấp, cũng không phải tầm thường như một sự phát minh về khoa học....

Vì sao tôi nói như vậy? Xin thưa rằng dù toán học, khoa học, vũ trụ học, tâm lý học, thần học... cao cấp đến đâu cũng không thể giải thích được Đức Tin của đạo Công Giáo. Chỉ có một cách làm cho con người giải thích được đạo Công Giáo : Đó là sự MẶC KHẢI của đấng Thiên Chúa toàn năng, đó là sự LINH ỨNG THÁNH THIÊNG, đó là ƠN THÁNH SỦNG của đấng Thượng Đế ban cho mới có được.

Để kết luận tôi xin tóm gọn rằng chữ "CÔNG" trong chữ đạo "CÔNG GIÁO" có nghĩa là hoàn vũ vĩ đại, là vũ trụ vô biên. Chữ Công Giáo không hề nằm trong lãnh vực quốc gia với biên giới dù là nước Hoa Kỳ, Canada rộng lớn hay nước Việt Nam của chúng ta nhỏ bé. Vậy xin quí vị an tâm về chữ "CÔNG" hoàn vũ vượt bực trong tên gọi đạo Công Giáo của chúng tôi mà vì mặc cảm không gọi cho đúng nghĩa. Xin cám ơn.

Rất trân trọng,

BÁC SĨ NGUYỄN THỊ THANH
2010/9/8 Bac Si Nguyen Thi Thanh bacsi.nguyenthithanh@gmail.com

__________________________________________________
Đôi nét về
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO



1. Danh xưng và ý nghĩa

Danh xưng Hội Thánh không có nghĩa là cac thành viên là thánh, mà vì Đấng sáng lập là THIÊN CHÚA, CHÚA GIÊSU KITÔ.



Công Giáo có nghĩa của mọi người, phổ quat, rộng mở, đại lượng, rộng lượng, khoan hồng, thuộc về Thiên Chúa. Công Giáo không phải là quôc giáo như một số người hiểu sai, và cũng không phải là thế giới giáo. Công Giáo vượt ra ngoài thế giới hữu hình.



Hội Thánh Công Giáo gồm: 1) Hội Thánh Khải Hoàn, là các thánh đang hưởng hạnh phúc trên thiên đàng với THIÊN CHÚA. 2) Hội Thánh Chiến Đấu, là những người Công giáo đang sống ở trần gian, phải chiến đấu với ma quỷ, xac thịt, thế gian. 3) Hội Thánh Thanh Luyện, là những linh hồn còn phải chịu thanh luyện trong Luyện ngục. Sau thời gian thanh luyện, những linh hồn này đuợc về thiên đàng.



Chúa Giêsu Kitô: “Cac con hãy đi khăp thế gian, rao giảng những gì Ta truyền cho cac con”.



Tình yêu của THIÊN CHÚA rộng ban cho muôn dân. Người Công Giáo có bổn phận sống yêu thuong, và mang yêu thương đến với mọi người không phân biệt họ là ai, kể cả với kẻ muốn hại mình, muốn giêt mình.



2. Nền tảng

Thiên thần Gabrien đến gặp Trinh nữ Maria và loan báo cho Maria biêt ý muốn của THIÊN CHÚA, thì Trinh nữ trả lời: “Tôi là tôi tớ của THIÊN CHÚA, tôi xin vâng lời THIÊN CHÚA như sứ thần truyền”. THIÊN CHÚA đã nhập thể, nhập thế qua cung lòng Trinh nữ Maria từ giây phut đó.



Năm 30 tuổi, Chúa Giêsu Kitô đi rao giảng chân lý, và chọn 12 môn đệ. Chúa Giêsu Kitô chọn một người trong nhóm 12 để trông nom Hội Thánh, và tiêp tục sứ mạng của Ngài ở trần thế. Ngài chọn Simon và gọi là Phêrô, có nghiã là tảng đá: “Phêrô, trên tảng đá này, Thầy xây Hội Thánh của Thầy mà quyền lực hỏa ngục không thắng nổi. Thầy trao cho con Chià Khóa Nươc Trời; dưới đât con cầm buộc, trên trời cũng cầm buộc; dưới đât con tháo gỡ, trên trời cũng tháo gỡ.” Mt16:18-19.



Phêrô là vị đại diện Hội Thánh của Chúa ở trần gian, và ngày nay chúng ta gọi là Giáo Hoàng. Vị đuong kim Giáo hoàng là Bênêđictô 16.



3. Bí Tích

Hội Thánh có 7 Bí Tich. Ở đây tôi đề cập đến 3 Bí tich quan trọng để được cứu rỗi.



3.1 Rửa Tội

Rửa Tội là Bí tich nhập môn, dành cho những ai muốn gia nhập Hội thánh. “Anh em hãy đi khăp thế gian rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Ai tin và chịu Phép Rửa sẽ được cứu độ; ai không tin sẽ bị án phạt” Mc16:15-16



3.2 Giải Tội

"Vào buổi chiều, nơi các tông đồ đang sống, các cửa đều đóng kín vì các ông sợ người Do Thái. Chúa Giêsu Kitô đến đứng giữa cac ông và nói: ‘Bình an cho anh em’. Nói xong Người cho cac ông xem tay và cạnh sườn Người. Các tông đồ vui mừng vì thấy Chúa đã sống lại. Chúa lại nói: ‘Bình an cho anh em, như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em.’ Nói xong, Chúa Giêsu Kitô thổi hơi vào các ông và bảo: ‘Anh em nhận lấy Chúa Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha. Anh em cầm buộc tội ai, thì tội người ấy bị cầm buộc.” John 20:19-23.



3.3 Thánh Thể

“Trong bữa ăn, Chúa Giêsu Kitô cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra trao cho cac môn đệ và nói: ‘Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy’. Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho cac môn đệ và nói: ‘Anh em hãy uống chén này, đây là máu Thầy, máu Giao Ươc đổ ra cho muôn dân được ơn tha tội” Mt26:26-28



4. Trinh nữ Maria

Nói đến Hội Thánh Công Giáo là phải nói đến Trinh nữ Maria, vì những đặc ân Thiên Chúa ban cho Trinh nữ:



4.1. “Kinh mừng Maria đầy ơn phuc, THIÊN CHÚA ở cùng Bà. Bà sẽ thụ thai và sinh một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả và được gọi là Con Đấng Chí Cao”. Lc1:28-32



4.2. “Bở đâu tôi được Thân Mẫu của Chúa tôi đến với tôi.” Lc1:43

(Lời của Bà Elizabeth, được ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần đã nói ra với Trinh nữ Maria)



4.3. “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay hêt mọi đời sẽ khen tôi diễm phuc, vì Đấng Toàn Năng đã ban cho tôi bao điều cao cả.” Lc1:48-49



4.4. Lời xin vâng của Trinh nữ Maria, khi nge thiên thần Garbrien nói lên ý muốn của Thiên Chúa, là Trinh nữ đã cộng tac với thượng trí của Thiên Chúa. Giả dụ Maria có chêt ngay giây phut sinh Chúa Giêsu, thì Trinh nữ cũng xứng đáng được xem là đã cộng tac với Thiên Chúa trong chương trình cứu chuộc nhân loại.



4.5. “Thấy thiếu rượu, Trinh nữ Maria nói với Người: ‘Họ không còn rượu uống.’ Chúa Giêsu đáp: ‘Điều đó có liên quan gì đến mẹ và con. Giờ con chưa tới". Giờ của Chúa chưa tới, thế mà vì yêu quý Mẹ Maria, Chúa Giêsu đã làm nươc hóa thành rượu...



Với tình yêu và đặc ân của THIÊN CHÚA dành cho Trinh nữ Maria, người Công giáo băt chươc Chúa Giêsu, dành cho Trinh nữ Maria sự tôn kính đặc biệt.



5. Cac giáo phái tôn thờ Chúa Giêsu Kitô

Cac giáo phái tôn thờ Chúa Giêsu Kitô, là do sự tách ra từ Hội Thánh Công Giáo. Nói cach khac, Hội Thánh Công Giáo có trươc, vì do chính Chúa Cứu Thế Giêsu Kitô sáng lập.



*
Ngày nay Hội Thánh Công Giáo có thần dân ở khăp nơi, có tổ chức quy củ, kỷ luật, và có ảnh hưởng khắp thế giới. Nhưng cũng chính vì sự lớn mạnh đó, Hội Thánh cũng có lắm kẻ gen get muốn triệt hạ. Những kẻ gen get muốn triệt hạ Hội Thánh là ma quỷ, cộng sản, và những kẻ gian ác; nhưng chúng sẽ phải tủi nhục, vì Đấng Toàn Năng đã nói:

"PHÊRÔ, TRÊN TẢNG ĐÁ NÀY, THẦY XÂY HỘI THÁNH CỦA THẦY MÀ QUYỀN LỰC HỎA NGỤC KHÔNG THẮNG NỔI"



NguyễnHyVọng

Edit post

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

Phép Lạ Của Tình Yêu


Phép lạ Leslie Lemke !

Ngày này sang ngày nọ, tháng này sang tháng khác, năm này qua năm kia, bà May Lemke, lúc bấy giờ 52 tuổi, là người đang nuôi dưỡng 5 người con của mình, đã lãnh nhận việc chăm sóc đứa trẻ bị bỏ rơi, đã trò chuyện, đã hát cho em nghe, khích lệ và yêu thương em, đã cố gắng gần như tuyệt vọng để xuyên qua bức tường câm điếc và bất động. Tận dụng hết cách, hết sức, rồi bà quay sang cầu nguyện. Và rồi… phép lạ đã xảy ra

Ngày hôm ấy, bệnh viện Quận hạt Milwaukee đã phải đối diện với nan đề: một hài nhi 6 tháng tuổi tên là Leslie, trì độn tâm trí, không mắt, liệt não bộ, mang đời sống thực vật, hoàn toàn không phản ứng với âm thanh và xúc giác. Cha mẹ em đã bỏ rơi em. Nhân viên trong bệnh viện không biết phải hành xử ra sao, mãi tới khi một bác sĩ chuyên khoa nhi đồng đã đề cập đến May Lemke, một nữ y tá đang sống gần nhà thương. Cô nhân viên gọi điện thoại cho May để nói về tình huống của Leslie, và cô nghĩ có phần chắc cậu bé bị bỏ rơi chỉ kéo dài cuộc sống trong một thời gian ngắn nữa mà thôi. Cô ta hỏi người bên kia đầu dây: “Bà có thể giúp chúng tôi chăm sóc cậu bé đang khi cậu còn sống được không?” Bà May khẳng khái đáp: “Tôi nhận lời. Nếu tôi chăm sóc em bé, chắc-chắn em sẽ không chết.” Vào lúc ấy, các cô y tá trong bệnh viện không hề đề cập đến chuyện ngân quỹ bệnh viện của quận hạt không thể cung cấp tiền cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh, và giả như có yêu cầu thì phần chắc là sẽ không bao giờ được họ chấp thuận.

Bà May và người chồng thứ hai là ông Joe, sống trong một căn nhà nhỏ gần đó bên bờ hồ Pewaukee. Là một cô dâu đến từ nước Anh sau Thế Chiến Thứ Nhất (World War-I), bà có 5 người con đã trưởng thành. Người chồng đầu tiên qua đời vào năm 1943, và 5 năm sau, bà tái hôn với Joe Lemke, một công nhân xây dựng lành nghề.

Khi chấp nhận nuôi Leslie, bà chấp nhận em như một em bé - không khác với những em bé khác, cần được nuôi dưỡng và cần được yêu thương.
Khi cho em bú sữa bình lần đầu tiên, bà nhận ra Leslie thiếu phản xạ mút, là phản ứng tự phát nơi hầu hết các trẻ sơ sinh. Hiển nhiên, em đã được nuôi bằng một ống dẫn sữa xuống dạ dày tại bệnh viện. Để tập cho em mút, bà đặt núm vú bình sữa giữa đôi môi của em, rồi đặt một núm vú khác giữa đôi môi của mình, áp sát vào má Leslie, bà mút núm vú đang lúc má của bà cọ sát với má của em, tạo ra âm thanh mút núm vú. Leslie đã nắm bắt được bài học này.

Đang lúc chăm sóc em, bà May thường hát những bài hát mà mình được nghe đi nghe lại từ thời thơ ấu. Bà đã thay đổi một vài từ để phù hợp với trường hợp của Leslie:

Từ trời cao rớt xuống một em bé,

Một em bé không có mắt

Một em bé luôn nằm nghỉ

Một em bé mà Thượng Đế biết rõ nhất.”

Bà tắm cho em, ôm em hàng giờ, trò chuyện với em, hát cho em nghe. Vậy mà em bé không hề cử động, miệng không thốt ra một âm thanh.

Năm này sang năm nọ, bà May kiên trì chăm sóc Leslie, nhưng em vẫn bất động. Không cười, không nước mắt, không cả âm thanh. Nếu như bà May không cẩn thận cột Leslie vào lưng ghế, em sẽ bị té nhào xuống đất ngay.

Dù vậy mặc lòng, bà May không bao giờ ngưng trò chuyện với Leslie. Bà mát xa lưng, chân, cánh tay, và ngón tay. Bà tiếp tục cầu nguyện, và đang khi cầu nguyện, đôi khi bà khóc, bà đặt bàn tay của Leslie nơi má mình để em có thể cảm nhận được nước mắt. "Ngay lúc này mẹ cảm thấy buồn, và mẹ đang khóc" Bà nói với Leslie.

Bà May không hề coi Leslie như là một gánh nặng. Bà tự nói với chính mình. “Tôi đã không đi tìm Leslie, hẳn phải có một lý do tại sao tôi lại được chọn để nuôi dưỡng cậu bé này. Sẽ có một lúc nào đó theo thời gian, Thiên Chúa sẽ cho tôi biết được lý do tại sao.”

Bà May không bao giờ thích đem Leslie ra nơi công cộng. Em là con trai của bà, và bà dành tình thương cho em. Bà cảm nghiệm nhờ trực giác: nơi sâu thẳm của não bộ bị hư hỏng, Leslie đang nỗ lực làm việc, và bà rất tự hào về em. Một lần trên một chuyến xe buýt, có một phụ nữ đã nhìn thấy bà May đang ôm Leslie trong vòng tay, đã nói chuyện với cậu bé nhiều lần, mà không được đáp ứng. Bà ấy lên tiếng nói: "Tại sao bà không đưa con bà vào một cơ sở nào đó? Bà đang lãng phí cuộc đời mình."
Bà May trả lời ngay:
Bà mới là người đang lãng phí cuộc đời của bà. Loại trẻ này được mang đến bên ta do lòng tử tế và tình thương, không chỉ trong một giờ, một tháng hoặc một năm.
Lòng tử tế và tình thương tồn tại lâu dài."

Mùa Hè đến, ông Joe chồng bà May đã mất nhiều giờ ở trong hồ tắm, đong đưa ôm cậu bé, hy vọng rằng các tác động tay chân của ông sẽ truyền cảm hứng cho Leslie để cậu bé có thể tự mình cử động chân tay, nhưng Leslie đã không hề phản ứng.

Cho đến mùa Thu, bà May đem Leslie đến trung tâm phục hồi chức năng ở Milwaukee . Nơi đây, không một ai nghĩ có thể làm được gì để cải thiện tình trạng của cậu bé, và họ cũng không có một lời khuyến khích nào dành cho bà May.

Tinh thần bi quan của các chuyên viên tại trung tâm phục hồi đã không ngăn cản được quyết tâm của bà May. Bà biết rằng một ngày nào đó Leslie sẽ thoát ra khỏi nhà tù của chính mình. Bà cần phải giúp em. Bà cố gắng nghĩ cách làm thế nào để đem khái niệm “đi bộ” vào tâm trí em. Leslie đã chưa hề thực hiện động tác đi hay bò. Em chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ ai đi bộ. Bà nhờ ông Joe chồng bà, là bạn đường hỗ trợ bà tối đa, làm cho bà một vành đai thắt lưng da rộng để đeo trên hông, có kèm theo các vòng nhỏ ở mỗi bên. Đang khi cất bước đi bộ, bà cài tay của Leslie vào vòng nhỏ bên hông, hy vọng em sẽ tiếp nhận được sự chuyển động đi bộ. Vậy mà Leslie vẫn bất động và được đeo lơ lửng phía sau lưng bà.

Kế đến, gia đình bà đã dựng một hàng rào mắt xích dọc theo phần đất của họ. Bà May giúp Leslie đứng bên cạnh hàng rào, đặt ngón tay của em qua các lỗ mắt xích của hàng rào. Sau vài tuần lễ, cuối cùng thì Leslie đã có ý tưởng để cho hàng rào hỗ trợ em. Em đứng lên được, lúc đó em được 16 tuổi.

Rồi để giúp em di chuyển dọc theo hàng rào. Bà May không ngừng trò chuyện với em, khuyến khích em. "Nào, con cưng ơi, chỉ bước đi một chút, một chút thôi." Bà lập đi lập lại hàng trăm lần, chính bà di chuyển tay, chân của em. Cuối cùng, em cũng đã tự mình làm được.

Khi em làm được rồi, bà cố gắng tìm cách dỗ dành em buông tay ra khỏi mắt lưới hàng rào, bà gọi: "Đến với mẹ đi con, cưng ơi, đến với mẹ." Sau nhiều tháng trời, Leslie học được cách chập chững lê chân đi bước một, rồi tới lúc được hai ba bước. Chiến tranh cân não thật khốc liệt không ngừng nghỉ, mặc dù bà May không hề nghĩ đó là một cuộc chiến! Bà chỉ đơn giản nghĩ bà phải phấn đấu để giúp cho con trai mình. Bà biết bà cần được sự trợ giúp từ trời cao trong nỗ lực này. Bà cầu nguyện, liên lỉ cầu nguyện xin Chúa giúp Leslie, xin Chúa làm điều gì đó cho Leslie. Chàng trai Leslie lên 18 tuổi, mà chỉ như là một em bé. Có lần bà May giận lẫy với Chúa: “Kinh thánh nói đến những phép lạ, thì xin Chúa làm một phép lạ cho đứa bé này đi.”

Một ngày kia, bà May để ý nhìn thấy ngón tay trỏ của Leslie cử động trên sợi giây quấn quanh một gói hàng, như thể búng ngón tay trên đó. Bà tự hỏi: Liệu đó có phải là một dấu chỉ? Nó có ý nghĩa gì? Rồi bà tự xác nhận: Âm nhạc, đúng là âm nhạc. Từ ngày đó trở đi, ngôi nhà của vợ chồng Lemke tràn ngập tiếng nhạc phát ra từ dĩa hát, từ đài phát thanh, từ đài truyền hình. Giờ nọ qua giờ kia, ngày này qua ngày khác, vậy mà Leslie vẫn không tỏ ra một dấu chỉ nào cho thấy anh đang nghe nhạc. Bà May và ông Joe tìm mua được một dương cầm cũ với giá $250. Ngày lại ngày, bà May làm đi làm lại động tác đặt ngón tay của Leslie lên trên phím đàn, tạo ra âm thanh. Anh ta vẫn hoàn toàn dửng dưng.

Cho đến mùa Đông năm 1971, bà May giật mình thức giấc bởi tiếng đàn vào lúc 3 giờ sáng. Một ai đó đang chơi tấu khúc “Dương cầm Concerto No. 1” của Tchaikovsky. Bà đánh thức Joe, hỏi: “Có phải ông quên chưa tắt Radio?” Ông trả lời: “Đâu có” Bà hỏi: “Vậy tiếng đàn dương cầm từ đâu?” Bà ngồi dậy bước ra khỏi phòng ngủ, bật đèn phòng khách lên. Qua ánh sáng lờ mờ hắt vào phòng Leslie, bà nhìn thấy anh đang ngồi tại chiếc đàn dương cầm, bà cũng thấy được nụ cười rạng rỡ trên gương mặt Leslie. Một đột biến không ngờ! Trước đó, anh chưa hề tự mình ra khỏi giường ngủ, chưa hề tự mình ngồi tại đàn dương cầm, chưa hề tự mình xử dụng ngón tay trên phím đàn, vậy mà Leslie đang chơi một tấu khúc, khéo léo và đầy tự tin.

Bà May quỳ sụp xuống cảm tạ Chúa: Chúa ơi, Ngài đã không quên Leslie. Điều đó cho thấy trước đây Leslie đã ghi nhận tiếng nhạc, lắng nghe hết sức chăm chú, tới mức bộ nhớ trong đầu của Leslie lưu trữ được từng dòng nhạc nghe qua thính giác, tựa như một máy điện toán. Không ai giải thích được làm thế nào mà tiếng nhạc tuôn trào ra khỏi Leslie vào buổi sáng mùa Đông ấy. Vậy mà chuyện đó đã xảy ra, như một cơn lốc xoáy.

Âm nhạc đã mở rộng cửa ngõ cho cảm xúc và sự phát triển, nên sau đó có lần bà May nghe Leslie phát âm được một từ ngữ. Thế rồi vào một buổi chiều, có một số trẻ em chơi đùa phía bên kia hàng rào mắt xích, bà May lên tiếng hỏi các em đang làm gì. Một em đã trả lời, "Chúng cháu đang vui." Còn Leslie thì bước được vài bước dọc theo hàng rào, bỗng lên tiếng nói "Tôi đang vui!" Anh nói bằng một giọng dày đặc nhưng có thể hiểu được. Đó là câu nói trọn vẹn đầu tiên của anh. Bà May sửng sốt ôm choàng lấy anh, vô cùng xúc động.

Một vài tháng sau đó, nơi phòng khách gia đình, đã xảy ra chuyện Leslie tự dưng phát run lên, và rồi nước mắt lăn trên má, "Con khóc!", anh nức nở, "Con khóc!" Anh đã không bao giờ khóc trước đó và bây giờ anh đã khóc được, giống như bà May đã dạy cho anh cảm nhận về nước mắt trước đây. Bà yên lặng nhìn anh khóc sướt mướt trong vòng 20 phút. Bà nhận biết đây là một ơn phước vì giờ đây anh đã có thể bày tỏ sự đau đớn hay nỗi sợ hãi đã bị khóa kín trong anh. Một chuyển biến tuyệt vời đối với bà. Leslie cũng còn học được cách cảm nhận theo cung cách riêng của mình xuyên qua các căn phòng trong nhà. Bà May và ông Joe dạy anh sử dụng nhà vệ sinh. Dạy anh đánh răng, và dạy anh tắm một mình.

Đang khi đó, kỹ năng về dương cầm của Leslie đều đặn gia tăng, anh bắt đầu ngồi suốt ngày bên cây đàn dương cầm. Anh chơi nhạc cổ điển, nhạc đồng quê, nhạc đạo và ngay cả nhạc rock. Thật là kinh ngạc! Tất cả những bản nhạc mà bà May mở cho Leslie nghe, đều được ghi nhận trong óc của anh, và nay được dịp tuôn ra từ các ngón tay đặt trên phím dương cầm.

Năm Leslie được 21 tuổi, anh bắt đầu nói chuyện, có thể đặt câu hỏi và đưa ra những câu trả lời giản dị khi đối thoại. Bà May khuyến khích tài năng đàn dương cầm của Leslie trước công chúng vì bà nghĩ nhờ sự đóng góp âm nhạc của Leslie, sẽ tạo được nơi anh cảm giác tham gia sinh hoạt xã hội, và thiên hạ cũng học được rất nhiều từ một con người được hòa nhập vào thế giới con người, từ một tình trạng được cho là hoàn toàn vô vọng và thật tuyệt vọng. Leslie thường xuyên góp mặt tại các buổi hòa nhạc ở Fond du Lac, Wisconsin. Danh tiếng của Leslie vang xa nên khiến cho nhiều đài truyền hình trên toàn quốc đã mời Leslie đến trình diễn, như “Man Alive” của CBC, Evening News”, “60 Minutes”“That’s Incredible” của CBS.

Năm 1983, ABC cũng đã phát hình câu chuyện về Leslie Và Người Mẹ Nuôi mang tựa đề “The Women Who Willed A Miracle”. Leslie đã lên đường lưu diễn trong nước Mỹ, tại nhiều quốc gia, Scandinavia và Nhật Bản, cũng thực hiện nhiều buổi hòa nhạc miễn phí vào các dịp lễ hội khác nhau. Leslie yêu thích trình diễn. Đôi khi anh nổi hứng cất tiếng hát đang lúc ngồi chờ chuyến bay tại phi trường. Lúc mới nghe anh hát vài nốt nhạc đầu tiên thì thiên hạ giật mình, nhưng khi anh kết thúc bài hát, thì mọi người đều vỗ tay tán thưởng.

Cho dù các ngón tay của Leslie điêu luyện trên phím đàn, thì vẫn còn rất nhiều hạn chế cho Leslie lúc phải cầm dao hay nĩa khi dùng bữa. Cũng như việc đối thoại với Leslie thì diễn tiến không được trơn tru. Khi được hỏi âm nhạc có ý nghĩa gì đối với anh, Leslie đã trả lời chắc nịch: “Âm nhạc… là tình yêu!”.

Lời bàn:

Tình Yêu đã hình thành phép lạ Leslie Lemke, biến cái “không thể” thành “có thể”. Con người thời đại mới với tâm thức hưởng thụ mọi tiện nghi vật chất, quen lối sống tốc độ, muốn nhìn thấy mọi thành quả tựa như mì ăn liền, như cái nhấn của con chuột trên bộ máy điện toán, thì không thể hiểu nổi tại sao bà May Lemke đang sống an nhàn với chồng và 5 người con, lại còn muốn gánh vác số phận đau thương của cậu bé Leslie? Phải mất 16 năm mới dạy cho một đứa con nuôi có đời sống vô sinh tật nguyền từ 6 tháng tuổi mới tự đứng lên được, cũng như phải mất 21 năm mới có thể giúp cho Leslie phát âm được, thì bà May Lemke phải có trái tim của một bồ tát, phải có một niềm tin vô cùng sâu sắc, thì mới có thể gầy dựng nên một thiên tài, một nhân tính bị vất bỏ, từ trái tim bé nhỏ của mình.
Vị bồ tát của chúng ta: May Lemke đã qua đời vào ngày 6-11-1993 vì căn bệnh lú lẫn Alzheimer, nhưng gương sáng của bà đã và sẽ còn là nguồn hứng khởi trong cõi nhân sinh.

Nguyễn Đông-Khê