Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2008

Có Thượng Đế


CÓ THƯỢNG ĐẾ

Tôi có hỏi cựu Đại đưc Nguyễn Huệ Nhật câu này: <Phật giáo dạy cấm sat sinh, nhưng các vị sư tự thiêu, như thế có trái với giáo lý Phật giáo không?>

Cựu Đại đưc Nguyễn Huệ Nhật cho biêt:

Có chăc mọi loài tự tạo ra mang sống của chính mình không?

Có một luật sư về vùng quê, gặp một cô gái đeo mẩu ảnh Chúa. Luật sư hỏi cô gái:

- Tại sao cô tin có Chúa?

Cô gái trả lời:

~Tại sao ông không tin có Chúa?
- Trươc tôi tin nhưng học giỏi rồi, tôi không tin.

~ Tôi không được học giỏi như ông, nhưng tôi có câu hỏi. Con gà từ đâu mà có?

- Con gà từ qủa trứng.

~ Thế quả trứng từ đâu mà có?

- Qủa trứng từ con gà.

~ Thế con gà có trước, hay quả trứng có trước?

- Con gà có trước.

~ Thế thì có một con gà không từ qủa trứng.

- Xin lỗi cô. Qủa trứng có trước.

~ Thế thì có một quả trứng không từ con gà.

Luật sư lúng túng:

- Thế..thế..cô có thấy không?

~ Tôi thấy rằng ông không biêt con gà có trươc, hay qủa trứng có trước. Tôi nghĩ, nếu chúng ta chối bỏ Thiên Chúa, thì mọi sự hóa ra vô lý cả.

Chối bỏ Thiên Chúa thì chúng ta phải chấp nhận con gà, hoặc quả trứng tự tạo ra chính nó. Bạn thấy điều này có hợp lý không?

Phần con nguòi thì sao? Truoc khi bạn có mặt ở cõi đời này, bạn có biêt bạn sẽ là trai hay gái, nặng bao nhiêu, da, tóc, mắt mầu gì không?.. Đã không biêt, tại sao dám bảo rằng: bạn là do chính bạn tạo ra?

Có nguòi nói:

[Đây cũng là chủ truong của ác đảng cộng sản, thuộc hạ của quỷ Satan]

Tôi xin hỏi bạn. Tại sao:
- có nhiều cha mẹ muốn có con trai, thì chỉ sanh toàn con gái?

- có cha mẹ muốn có con gái, thì chỉ sanh toàn con trai?

- có cha mẹ muốn có thật nhiều con cho vui nhà, vui cửa, thì chỉ có 3 hoặc 4 đứa con thôi!

- có cha mẹ không muốn có nhiều con thì lại có hơn 10 đứa con?

- có cha mẹ mong có hai đứa con, để chúng có anh/em hoặc chị/em, nhưng chỉ có một đứa con duy nhât?

- nhiều vợ chồng đi hỏi thầy bói, cúng vái ở chùa, miếu vì mong có con mà mãi vẫn chẳng được?

- một số không muốn có con vì ngèo, bị hiếp nhưng lại có con?

- không cha mẹ nào muốn có con bị khuyêt tật, nhưng lại sinh con bị mù, không bình thuòng?

- anh chị em cùng cha mẹ nhưng tánh tình, sở thich không giống nhau và khac với cha mẹ?

- nhiều vợ chồng tốn tiền cho bac sĩ, nhưng vẫn không có con, đành phải xin con nuôi?

- vợ chồng vua Tịnh Phạn đi cầu tự nhiều nơi, mới có thái tử Tất Ðạt Ða?

Nhiều năm trước đây, triệu phú Count Alfred de Pierre để lại 2 triệu cho việc gây giống người khổng lồ. Tòa án cho phép chính quyền Rouen, nước Pháp, đi khắp thế giới tìm những người nam và nữ khổng lồ để gây giống; nhưng sau vài năm họ nhận ra rằng: mơ ước đó hoàn toàn thât bại.

Qua những thực tế đó, cho chúng ta thấy rằng: sự có mặt của chúng ta, không do ý muốn của chúng ta; cũng không phải do cha mẹ chúng ta ban cho. Đi dần lên, cha mẹ cũng không do ông bà ban cho. Đi dần lên mãi, chúng ta phải thành thật mà nói rằng: có Đấng ban sự sống cho chúng ta

Đấng ban sự sống, nguòi Việtnam gọi là Ông Trời, Thuọngđế, Thiênchúa. Cha mẹ là nguòi cộng tac trong công trình tạo dựng loài nguòi của Thuọngđế. Tôi xin nêu ra đây một hình ảnh cho dễ hiểu: nhà nông trồng lúa, nguòi chăn nuôi trâu/bò; họ làm gia tăng số lúa gạo, số trâu/bò; nhưng không thể vì thế mà nói rằng, nhà nông tạo ra cây lúa, nguòi chăn nuôi tạo ra trâu/bò.

Những ai cho rằng, mọi loài tự tạo ra mạng sống của chính mình, không có cơ sở. Con nguòi không thể tự ban sự sống cho chính mình thì lập luận: tôi muốn sống hay muốn tự sat là quyền của tôi, không đứng vững.

Giả dụ con của bạn muốn tự tử thì bạn nghĩ sao? Bạn có cho rằng đó là quyền của nó không? Hay bạn cố gắng ngăn cản nó? Nếu nó không nge, cứ tự tử, bạn có đau lòng không? Hoặc bạn có con và bạn tự tử, mặc kệ con bạn sống chêt ra sao, như thế có đuọc không? Hay bạn là tu sĩ độc thân, nên bạn có quyền tự tử? Tôi xin hỏi bạn, căn nhà bạn đang ở, bạn đã không tạo ra nó, không mât đồng nào để mua nó, bạn sống trong căn nhà đó là do một nguòi nào đó cho bạn tạm trú, thì bạn có quyền đôt căn nhà đó không? Chăc chắn là không. Căn nhà mà tôi nói đến, chính là thân xac của bạn. Thuọngđế đã ban cho bạn một linh hồn để bạn sống trong thân xac; cha mẹ là nguòi cộng tac với Thuọng đế cho bạn cơ hội hiện hữu.

Khi bạn cho con của bạn một món quà, nó không cám ơn bạn, nó ném món quà vào thùng rac, hoặc đốt đi, bạn có đau lòng không?

Sự hiện hữu của bạn là món quà mà chỉ có Thuọngđế mới có thể ban cho bạn. Món quà đó chính là sự sống của bạn. Dođó, sự hiện hữu của bạn không phải để bạn tự thiêu, tự sat, phá thai, hay để giêt những ai mà bạn không ưa thich. Ai làm những điều này là chống lại sự sống, là chống lại với Đấng ban sự sống.

Đấng ban sự sống:

Làm sao con nguòi không đi trong tăm tối, khi chối bỏ Đấng là ánh sáng?

Trong truòng hợp bạn biêt chăc chắn anh/chị/em của bạn đang đi về huóng mà truoc mặt là vực thẳm, thì bạn chọn thái độ nào: la lên báo động hay im lặng? Bạn có nghĩ im lặng trong truòng này là một tội ac không?

Những ai chối bỏ Thuọngđế, và những ai cho rằng mạng sống tôi là quyền của tôi, là những kẻ chối bỏ Cội Nguồn của chính mình và đang đi trong lầm lạc.

Nguyễn Hy Vọng

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2008

Cha Trương Bửu Diệp


Tiểu sử Linh Mục
Phanxicô TRƯƠNG BỬU DIỆP

(Tiểu sử này do cha Nguyển Ngọc Tỏ viết, ngài hiện là cha sở họ Tắc Sậy, nơi có mộ cha Phanxicô Trương Bửu Diệp)

Linh Mục Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 01-01-1897, được Cha Giuse Sớm rưả tội ngày 2-2-1897 tại họ đạo Cồn Phước, làng Tấn Ðức, nay thuộc ấp MỸ LỢI, xã Mỹ Luông, Chợ Mới, Tỉnh An-Giang

Cha ngài là MICAE TRƯƠNG VĂN ÐẶNG (1860-1935).

Mẹ ngài là LUCIA LÊ-THỊ-THANH.

Gia-đình sinh sống tại họ đạo CỒN PHƯỚC.

Năm 1904,lúc ngài lên 7 tuổi thì mẹ mất. Theo cha, gia đình dời lên BẮCTAMBANG CAMPUCHIA, sinh sống bằng nghề thợ mộc. Tại đây, thân phụ ngài tục huyền với bà Maria Nguyển thị Phước, sinh năm 1890, quê quán họ Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang. Kế mẩu đã sinh cho ngài người em gái tên là Trương thị Thìn (1913), hiện còn sống tại họ đạo Bến dinh, xã Tân Hoà, huyện Thanh Bình, tỉnh Ðồng Tháp.

Năm 1909, cha Phêrô Lê Huỳng Tiền cho ngài vào tiểu chủng viện Cù lao Giêng, xã Tấn Mỹ, Chợ Mới An Giang. Mãn tiểu chủng viện, ngài lên Ðại chủng viện Nam Vang ,Campuchia ( lúc đó các họ đạo khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long trực thuộc giáo phận Pnom Penh, Campuchia).

Năm 1924, sau thời gian tu học, ngài được thụ phong Linh mục tại Nam Vang, thời Ðức Cha Gioan Bí tích Chabalier. Lể vinh quy và mở tay được tổ chức tại nhà người cô ruột là bà Sáu Nhiều, tại họ đạo Cồn Phước.

Năm 1924-1927, được bề trên bổ nhiệm làm cha phó họ đạo Hố Trư, một họ đạo của người Việt Nam sinh sống tại tỉnh Kandal, Campuchia.

Năm 1927-1929, ngài về làm giáo sư tại Tiểu chủng viện Cù lao giêng.

Tháng 3 năm 1930, ngài về nhậm họ đạo Tắc Sậy. Trong những năm làm cha sở, ngài quan hệ, giúp đỡû, thành lập nhiều họ đạo vùng phụ cận như: Bà Ðốc ,Cam Bô, An Hải, Ðầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Ðồng Gò, Rạch Rắn.

Hoàn cảnh xã hội nhiễu nhương năm 1945-1946, chiến tranh loạn lạc, bà con nhân dân di tản, Cha Bề

Trên điạ phận Phêrô Trần Minh Ký ở Bạc Liêu và cả người Pháp cũng gọi ngài lánh mặt, khi nào tình hình yên ổn thì trở về họ đạo, nhưng ngài trả lời: "Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết."

Ngày 12-3-1946, ngài bị bắt cùng với trên 70 người giáo dân tại họ Tắc Sậy, bị lùa đi và nhốt chung với bổn đạo tại lẫm luá của ông giáo Sự ở Cây Dừa. Do sự tranh chấp giữa các giáo phái, vì bênh vực quyền lợi của giáo dân, ngài đã chết thay thế cho những người bị bắt chung. ( 2 )

Ngài mất trong khi thi hành nhiệm vụ chủ chăn. Xác ngài được vớt lên từ một cái ao của ông giáo Sự, với vết chém sau ót ngang mang tai và thân xác trần trụi như Chuá Giêsu trên thập giá.

Thi hài ngài được chôn cất trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo. Ðến năm 1969, hài cốt ngài được di dời về nhà thờ Tắc Sậy, nhiệm sở của ngài thi hành chức vụ chủ chăn trong 16 năm. Ngôi nhà mồ của ngài hiện nay, được trùng tu và khánh thành ngày 4-6-1989. Ngài là Cha sở thứ nhì của họ đạo Tắc Sậy.

Lời Ðức kitô đã dạy: Người mục tử tốt lành hiến mạng sống vì đoàn chiên. Linh mục Phanxicô Trương Bửu Diệp đã thực hiện lời Ðức kitô trong cuộc sống, ngài đã hiến dâng cuộc đời mình cho Thiên Chuá, ngài đã hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên. Chúng ta có thể tóm tắt cuộc đời của Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp là:

TẬN HIẾN CUỘC ÐỜI CHO THIÊN CHUÁ,
HY SINH KIẾP SỐNG GIÚP CON NGƯỜI.

SỐNG HIẾN THÂN PHÓ THÁC,
CHẾT NÊU GƯƠNG SÁNG NGỜI
để
MỘT ÐỜI DÂNG HIẾN,
TRỌN KIẾP VINH QUANG.

Hàng ngàn người lương giáo, gần xa đã đến Tắc Sậy với cha Phanxicô để nguyện cầu, để khấn xin, để trút những nổi lo, gánh nặng vật chất, tinh thần để ngài chuyển lên Thiên Chúa và Thiên Chuá đã chấp nhận chúc phúc cho những khấn ước, nguyện xin. Xin cảm tạ hồng ân Thiên Chuá đã vinh quang qua Cha Phanxicô.

Nhiều người đã đến, đã ở lại, đã trở về, để còn nhớ:

Ra về còn nhớ Tắc Sậy,
Xứ đạo nhỏ bé sình lầy đường xa,
Hồng Ân Thiên Chuá ban ra,
Ðoàn con lương giáo gần xa viếng Người
Những ai đau khổ đôi phần,
Nguyện xin Cha thánh đỡõ đần ủi an,
Những ai gặp bước gian nan,
Nguyện xin Cha thánh lo toan mọi bề,
Những ai đau khổ đường về,
Cậy trông Cha thánh tràn trề hồng ân.

Linh Mục Nguyển Ngọc Tỏ.

THẬP GIÁ TRÊN NGÔI MỘ ÐẦY HƯƠNG HOA
CHA PHANXICÔ TRƯƠNG BỬU DIỆP
(1897-1946)

Bài của Linh Mục HỒNG PHÚC CSsR

Càng về cuối muà chay, vào tuần khổ nạn, bước vào Ðại Lễ Phục Sinh , Phụng vụ trình diển cho chúng ta cảnh tượng một cây thập giá ẩn hiện trên một đỉnh đồi. Cây Thập Giá là biểu hiện tình thương vô bờ bến đối với nhân loại. Cây Thập Giá cũng là mức độ đo lường tình yêu của chúng ta đối với THIÊN CHÚA và đối với tha nhân.

Trên đỉnh đồi GOLGOTHA ,GIOAN là môn đệ duy nhất đã đứng dưới cây Thập Giá, bên cạnh Ðức Mẹ, để chứng kiến cuộc hiến tế của Thầy, để nhìn tận mắt Thầy bị treo trên cây Thập Giá, chết vất vưởng giửa trời và đất. Từ các thương tích, máu hồng không ngớt nhỏ giọt, giọt nầy lướt qua giọt khác theo đà thập giá, rỉ rã chảy xuống nền đất, rồi biến thành những tia đỏ sậm lan dần đến tận cùng trái đất. Tục truyền rằng, sau khi Chuá GIÊSU vừa tắt thở thì "đất động" và một trận mưa rào đổ xuống, máu đào của con THIÊN CHÚA loang lổ trên nền đất theo giòng nước lũ chảy bốn phương như một cuộc rửa tội cho thế giới tội lỗi.

GIOAN con người chứng kiến cảnh tượng đã ghi sâu vào ký ức và sau nầy, lúc về già gần 100 tuổi, viết cuốn Phúc Âm thứ tư, còn ghi nhớ cảnh tượng trên đỉnh đồi GOLGOTHA. Người nhớ lại lời Thầy đã tiên báo trong cuộc đàm đạo với NICÔÐÊMÔ giữa bóng đêm hôm ấy.(Gio.3,14-18)

THẬP GIÁ TRÊN ÐỈNH ÐỒI BIỂU TƯỢNG
TÌNH YÊU VÔ BIÊN.

Gioan viết; Ðức Giêsu nói với Nicođêmô: "Như Moisê giương cao con rắn trong sa mạc . Con Người cũng bị giương cao như vậy, nhõ hầu kẻ nào tin thì nhờ Ngài mà được sống đời đời" (Gio.3,14-15).

Chuá ám chỉ một biến cố sảy ra sau khi ISRAEN ra khỏi Aicập và lưu lạc trong sa mạc. Họ kêu trách Chuá ,"đem con bỏ chợ". Chuá trừng phạt. Từng đoàn rắn độc bò ra giết hại nhiều người. Moisê trong một cử chỉ tiền báo, treo lên cây gổ một con rắn đồng, ai nhìn lên biểu tượng thì được sống(Số 21,6-9). Ðấng Khôn ngoan giải thích : "Ai ngước mắt nhìn lên con rắn, được cứu thoát, không phải vật được nhìn thấy mà vì Ngài là Chuá chúng tôi hết thảy "(kh.ng.16,7). Như vậy, con rắn là biểu tượng một cuộc trở lại, một cuộc phó thác cho tình yêu Thiên Chuá. Cha Charles de Foucauld nói : "Từ ngày tôi biết có THIÊN CHUÁ, tôi hiểu rằng đời tôi phải sống chỉ vì Người."

Biểu tượng đưa đến sự thật. Vì thế, Chuá Kitô phán tiếp: "Thiên Chuá đã yêu thế gian đến nổi đã ban Con một mình, để nhũng ai tin CON NGÀI thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời (Gio.3,16). Ngài đã chết để cứu rổi chúng ta, "bị treo" trên thập giá. Hình ảnh thật linh động. Khi người tử tôi bị đóng đinh, việc đầu tiên lý hình làm là trồng thân cây thập giá, rồi ở dưới đất họ đóng đinh hai tay nạn nhân vào thanh ngang, kéo đến chân cột đã dựng sẳn và "treo" người tử tội lên, hình thành cây thập giá. Một tài liệu cổ xưa nói đến cuôc "vũ khúc xoay mình trên không khí", để ám chỉ cái chết trên thập gía của nạn nhân, (xem LA PASSION DE J.C. selon le Chirurgien của PIERRE BARBRET)

Chuá đã chịu chết trên cây Thập Giá. Chuá. Chuá đã sống lại, để đền tội chúng ta và để cho chúng ta được sự sống vĩnh cửu.

CÂY THẬP GIÁ BIỂU TƯỢNG
ÐỨC BÁC ÁI HY SINH

Dưới cây thập giá, Tình yêâu của Thiên Chúa lôi kéo dun dủi chúng ta. Chuá phán: "Ðã đến giờ con người được tôn vinh. Ta bảo thật các ngươi, nếu hạt lúa mì rơi xuống đất, mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó thối đi, thì nó sẽ sinh nhiều hoa quả ( Gio 12,23-24)" . Lời ấy, dưới cây thập giá in bóng trên nền trời, Chuá cũng nói với mổi người trong chúng ta "Muốn cứu rổi mình thì

hãy bắt chước Chuá, biết vác thập giá của mình và giúp kẻ khác vác thập giá của họ, như một bà mẹ kia, mang bệnh tật trên thân xác, nhưng mặt vẫn bình tỉnh hy sinh cho chồng cho con, như một bác sĩ nọ chỉ biết hy sinh cho bệnh nhân nghèo khó, như "NHÓM TỰ NGUYỆN CHỊU ÐAU KHỔ " do Ðức Cha NOVASERE sáng lập, hàng năm đến hành hương ở Lộ Ðức, dâng lên Mẹ những bó hoa đỏ, tiêu biểu chia sẻ sự đau khổ của kẻ khác "Khi Ta phải treo lên Thập Giá, Ta sẽ lôi kéo mọi người đến với Ta."

CÂY THẬP GIÁ TRÊN MỘT
NGÔI MỘ KHỔNG LỒ

1945...Thế chiến thứ hai kết liểu ở Âu Châu. Ðức quốc xả đầu hàng khi nhà độc tài HITLER và vợ tự sát trong khi khói lửa ngợp trời bao phủ thủ đô BERLIN. Quân Ðồng Minh tiến lên như vũ bảo, hàng hàng lớp lớp chia cắt miến đất thành bốn mảnh. Khi quân đội Ðồng Minh tiến vào một trại giam tù nhân cuả Ðức Quốc xả, họ khựng lại trước một cảnh ghê sợ. Trước mặt họ là một quả núi đen sì đứng sừng sửng, quả núi hình thành do tro tàn của hàng vạn tù nhân đã bị thiêu sinh, tro tàn để làm phân bón nhưng chưa kịp phân tán đi. Bên cạnh là những dãy nhà chất đầy ...tóc phụ nữ để dùng trong các công xưởng đóng tàu. Không biết bao nhiêu người chết ở đó, phần đông là người Do thái. Người ta ước lượng có sáu triệu người Do thái đã bị hy-sinh trong các trại giam.

Trước cảnh tượng ghê sợ ấy, Ðồng Minh quyết định lấy cỏ đấp lên quả núi tro tàn và dựng lên trên, một cây THÁNH GIÁ LỚN, để nói cho hậu thế biết, khi người ta không nhìn nhận THIÊN CHÚA (ở ngoài cổng vào trại giam lại có một tấm bảng ghi : "Ở đây không có Thiên Chúa ") thì người ta đối xử với đồng loại tàn tệ hơn súc vật.

-LUPUS LUPIOR ! Một nạn nhân trong trại giam AUSCHWITZ gần biên giới BALAN là một vị Anh Hùng đã đi vào lịch sử là Thánh Maximilian Kolbe. (1894-1941). Ngài là một cha dòng PHANXICÔ, một tông đồ nhiệt thành của Ðức mẹ Vô Nhiễm, với một ước nguyện "Trở nên bụi đất " để xây dựng nước Chuá nhờ Ðức Mẹ Vô Nhiễm"..thì Chúa đã thực hiện ước vọng theo đúng nét chữ.. Ngài đã chết tử đạo vì Bác Ái. xác bị hỏa thiêu...!

Ngài là tù nhân mang số 16.670. Mặc dầu bị canh chừng rất cẩn mật, một số tù nhân vẩn trốn được, nên ban "quản huấn" ra nghiêm lệnh: một người trốn, mười người khác chết thay. Tuy nhiên, đêm hôm ấy, một tù nhân trốn được và sáng hôm sau, nghi lệnh sắp được thi hành. Một sĩ quan chứng giám cuộc rút thăm. Ðến người thứ năm là trung sĩ GAJOWRDIEZEK bị gọi. Ông thất vọng bước ra và kêu lớn: "Ôi vợ con tôi, tôi không bao giờ gặp lại nưã !" Cuộc chỉ điểm kết thúc thì tù nhân mang số 16-670, râu ria sồm sàm, bước ra khỏi hàng ngũ, tiến thẳng đến trước vị giám quản. Vị sĩ quan rút súng và nói: "Con chó BALAN, ngươi muốn gì? Tù nhân nói: "Tôi già rồi và vô dụng..đời tôi không có ích gì .Tôi xin tình nguyện chết thay cho người mới la lên..để ông được về với vợ con." Ông là ai ?". "Linh Mục Công Giáo ".

Ngày 14 tháng 8 năm 1941, sau 10 ngày biệt giam với các bạn tù xấu số, bị bỏ đói, Cha bị chích một mũi thuốc độc, miệng kêu: Ave Maria, rồi tắt thở. Ngày hôm sau, đúng vào ngày Lễ Ðức Mẹ Hồn Xác lên Trời. Xác Ngài bị Hỏa Thiêu để xây dựng nước Chúa nhờ Ðức Mẹ. Ngài được Ðức Phaolồ VI phong Chân Phước ngày 17-10-1971 và được tôn phong Hiển Thánh ngày 10-10-1982 do một người đồng hương là Ðức Gioan Phaolồ II. Trong cuộc tôn phong, hai vợ chồng GAJOWRDIEJEK tóc bạc phơ có mặt và khóc nức nở, vì cảm nghiệm lời Chuá đã phán: " Không gì tỏ tình thương cho bằng chịu chết vì bạn hữu". Lời ấy Chuá Kitô đã nói và đã làm. Theo gương của Chuá, Cha Maximilian Kolbe, người Balan đã làm, và một linh mục Việt Nam, Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp (1897-1946), cha sở họ đạo Tắc Sậy tỉnh Minh Hải (CàMau) thuộc giáo phận Cần Thơ cũng đã làm như sẽ nói sau đây.

CÂY THẬP GIÁ TRÊN
NGÔI MỘ ÐẦY" HƯƠNG HOA"

Ai đi về CàMau, hãy ghé qua họ Tắc Sậy kính viếng ngôi mộ "đầy hương hoa" của linh mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, trong giáo phận Cần Thơ.

Về phương diện hành chánh, xưa kia Cần Thơ gồm toàn trấn, Hà-tiên, một xứ u minh, rừng rú, ao vũng rất ít dân cư, người Miên và người Việt, ở thành từng xóm rải rác. Trước năm 1708, một người Trung Hoa tên là Mạc Cữu từ QUẢNG ÐÔNG đến, với sự thỏa thuận của Triều Nguyển, khai khẩn vùng Hà Tiên mà người Hoa gọi là Căn Cao. Ông thiết lập 7 khu định cư như Rạch Giá, Phú Quốc, Bải Xàu, Ca øMau...và chiêu mộ dân về lập nghiệp. Ông được Chuá Nguyễn phong làm Tống Binh. Năm 1775, ông Mạc Cữu dâng cho Ðức Cha Bá-đa-Lộc một khu đất lập trường học. Một số họ đạo thành hình.

Về mặt tôn giáo, vùng CàMau thuộc điạ phận Ðàng Trong. Năm 1863, Cao Miên nhận quyền Bảo Hộ của Pháp, rất nhiều người Việt di dân sang Miên sinh sống, trong số có khỏan 40 ngàn công giáo. Năm 1850, Giáo phận Nam Vang được thiết lập, gồm cả hai tỉnh Việt Nam là Hà Tiên và An giang. (Xem Việt Nam Giáo sử của Cha Phan phát Huồn CSsR II trang 334-335 ).

Trong bối cảnh chính trị và tôn giáo ấy, chúng ta hiểu lý lịch và đời sống của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp mà ngôi mộ ngày nay đã trở nên nơi thu hút nhiều khách hành hương.

Cha Trương Bửu Diệp là ai ? Trương Bửu Diệp, tên thánh là Phanxicô Xaviê, sinh ngày 1-1-1897, tại Cồn Phước, tỉnh An giang, Việt Nam. Ngài tu học tại Chủng viện

Nam Vang và đưọc thụ phong linh mục năm 1924, được bổ nhiệm coi nhiều địa sở, nhất là họ đạo Tắc Sậy, ngày nay thuộc tỉnh Minh Hải, giáo phận Cần Thơ.

Năm 1945,toàn dân vùng dậy chống Pháp đuổi thực dân.Người Công Giáo nhiệt liệt hưởng ứng.Hồ Chí Minh,để lấy lòng Công Giáo,nhất định chọn ngày lể các Thánh Tử Ðạo Việt Nam làm ngày Quốc Lể.

Ngày 3-9-1945, một cuộc biểu tình khổng lồ qui tụ nhiều người Công Giáo cũng như Giáo Sĩ để ăn mừng ngày "Ðộc Lập" vả tin tưởng vào sự lảnh đạo của đảng Việt Minh. Giám mục Nguyển Bá Tòng thay mặt các Giám Mục Việt Nam gửi văn thư xin Ðức Giáo Hoàng ban phép lành và cầu nguyện cho nền dộc lập Việt Nam. Ngờ đâu, Việt Minh dã để lộ chân tướng, (...) ở trên chớp bu xem ra có sự cộng tác thành thực, nhưng ở hạ tầng dân chúng thì bắt đầu chính sách hà khắc, hăm doạ, bắt bớ,nhất là ở những nơi thôn quê hẻo lánh.Họ đạo Tắc Sậy ở nơi đèo heo hút gió đang rơi vào tình cảnh ấy.Cha sở là Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp rất thương mến Giáo dân đang bị những lực lượng quá khích chống Công Giáo đòi làm cỏ.Giáo dân bị vây hãm và đe doạ thiêu sống tất cả.

Vì thương mến giáo dân,Cha Phanxicô xin tự nguyện nộp mình chịu chết,để cho Giáo dân được tha.Ngài đã bị chúng mời lên trụ sở hai lần và lần thứ ba thì bị chúng chặt đầu và quăng xuống ao .Ngài đã chết tử vì đạo ngày 12 tháng 3 năm 1946 nhằm ngày mồng 9 tháng 2 năm Bính Tuất.Xác Thánh của Ngài được chôn cất tại họ đạo Tắc Sậy tỉnh Minh Hải, giáo phận Cần Thơ. Và ngày nay,ngôi mộ của Ngài là một cao điểm hành hương,không nhũng cho người Công Giáo mà cho cả đồng bào bên lương.Người ta" được nhiều phép lạ" chữa bệnh tật.Trên phần mộ, dưới bóng cây Thập Giá, người ta đem nhiều lể vật đến tạ ơn biến thành "NGÔI MỘ ÐẦY HƯƠNG HOA". Họ đạo Tắc Sậy ngày nay đã trở nên trung tâm hành hương với một ngôi thánh đường bằng gạch khang trang.

Người trong họ đạo kể rằng: Sau khi chúng chặt đầu Người quẳng xuống ao..vị tử đạo về báo mộng cho ông trùm biết nơi quăng xác và giáo dân đem về chôn cất tử tế.Họ đạo nghèo thế mà ngày nay có một ngôi Nhà Thờ bằng gạch khang trang. Ðó cũng là công ơn của Cha Sở Họ Ðạo. Số là một ngày kia,ông chủ lò gạch địa phương,ngoại giáo,cho chở đến cho Cha Sở mới rất nhiều xe gạch,nói là để xây cất Nhà Thờ.Cha Sở ngạc nhiên cho biết họ đạo nghèo làm sao thanh toán được số tiền. Ông chủ lò gạch nhìn lên di ảnh Cha Trương Bửu Diệp treo trên vách tường và nói:Ông Cha nầy đã trả tiền mua gạch rồi. Nhà Thờ bằng gạch được xây lên khang trang nhờ công ơn vị tử đạo năm 1946 đã hy sinh mạng sống VÌ ÐOÀN CHIÊN.

Ngày nay, mổi tuần có từng đoàn người hành hương đổ về họ Tắc Sậy để kính viếng "NGÔI MỘ ÐẦY HƯƠNG HOA" của vị tử đạo. Báo Lao Ðộng là cơ quan ngôn luận của Ðảng, trong số ra ngày 28-11-93, nơi trang nhất, tựa đề lớn loan tin : "Ở Nhà Thờ Tắc Sậy, Gia-Rai, tỉnh Minh Hải có Cha xứ chữa bệnh bằng nước.. Hàng ngàn người từ Bảo Lộc đi Cà Mau cầu thuốc Thánh". Chúng ta biết báo chí Cộng sản ít khi trịnh trọng gọi các linh mục là Cha xứ mà chỉ gọi là ông linh mục .Phải chăng,để tránh trách nhiệm, họ tung tin Cha Trương Bửu Diệp bị Nhật Bản giết tại Nhà Thờ Tắc Sậy, huyện Gia rai, tỉnh Minh Hải năm 1945. Sự thật là Cha bị giết Tử Ðạo ngày 12 tháng 3 năm 1946, là năm Việt Minh đang làm bá chủ, bộ đội Nhật bị Ðồng Minh tước khí giới ra đi từ lâu rồi (Việt Nam 45-72 của Jacques Suant-Arthaud )

Chúng tôi ghi lại câu chuyện vị Anh Hùng với tư cách Truyền Thông và hoàn toàn vâng theo quyền thẩm xét tối hậu của Giáo Hội.

Trong trang sử đẩm máu Giáo Hội Việt Nam còn thêm một vị anh hùng :

Linh Mục Trương Bửu Diệp

Xiềng xích gông cùm coi thật nhẹ
Máu đào đòn vọt kể bằng không,
Sử sách tụng ca giòng Tử Ðạo
Việt Nam đất nước của anh hùng,"... ( X.L.B. )
Xin hộ phù Ðất Nước và Giáo Hội Việt Nam.

ÐỨC CHA LÊ PHONG THUẬN
GIÁM MỤC GIÁO PHẬN CẦN THƠ NÓI VỀ HIỆN TƯỢNG
LINH MỤC TRƯƠNG BỬU DIỆP

(Sau đây là bức thư của Ðức Cha Lê Phong Thuận , Giám Mục Giáo Phận Cần Thơ gửi cho một người trong ban Biên Tập của Tòa Soạn " Mẹ Hằng Cứu Giúp" ở Hải Ngoại)

TRUNG TÂM CÔNG GIÁO
72/12 Trần quốc Toản TP/HCM,ngày 16-5-1995
Q. 3 TP Hồ chí Minh

Anh G... thân mến,

Tiếp theo thơ anh đề ngày 25-4-1995, tôi chỉ có thể ghi lại được những điều sau đây.

Cha Phanxicô là một linh mục thánh thiện: nhiều cha biết ngài đều làm chứng. Cá nhân tôi cũng biết ngài và gia đình, vì gia đình ngài ở cạnh gia đình tôi mấy cái nhà.

Cha đã chết vì nhiệm vụ, vì con chiên. Năm 1946, khi Pháp trở lại, cha sở Bặc liêu cho người đến yêu cầu cha đến Bặc liêu để tránh nguy hiểm. Nhưng cha không đồng ý, muốn sống chết với con chiên. Sau đó, cha bị bắt cùng nhiều con chiên, đưa đến nhốt trong một lẩm lúa. Sau đó, một mình cha được đưa ra khỏi đó. Mấy hôm sau, người ta tìm gặp ngài chết trần truồng nằm trên bờ ao, đầu nằm gần xác. Giáo dân đưa xác về chôn trong phòng mặc áo nhà thờ Khúc Tréo. Lâu sau đó mới cải táng ở Tắc Sậy. Một số người bị bắt với cha bây giờ vẫn còn.

Cha có ban nhiều ơn lạ không ? Chỉ những người nào có xin và có được ơn mới biết thôi. Hiện nay, hằng ngày có nhiều người, nhất là người lương đến viếng mộ. Gần mộ thấy có nhiều bản đá cẩm thạch tạ ơn, dường như đa số là cuả người lương.

Thái độ cuả giáo quyền? Không ngăn cản, không khuyến khích. Cố gắng giúp tránh những cử chỉ mê tín dị đoan. Nhưng thế nào là mê tín dị đoan ? Cũng khó phân biệt lắm, nhất là đối với người lương ! Lể giổ của cha vưà qua, nghe nói đông hơn 10.000 người. Cách chung là trang nghiêm.

Xin anh cầu nguyện cho chúng tôi. Chúc anh mạnh khỏe.

Thân mến,

ký tên:

THUẬN




BỨC ẢNH ÐẪM MÁU
XEM ẢNH LỚÙN

của Gs Trần Anh Linh,

Ðây là nguyên văn bức thư của Gs Trần Anh Linh gởi cho Nhà văn Võ Hữu Hạnh nói về Bức Ảnh đẫm máu:

Anh Hạnh thân mến,

Tôi xin gửi tặng anh món quà quí giá mà Cha Diệp đã tặng tôi qua Cha Gioan Minh : Cha Diệp đã thực hiện một phép lạ nhãn tiền là dùng chính tấùm ảnh mà chúng ta đã cho họa sỹ Ðại Hàn ở khu Phúc Lộc Thọ vẽ rồi in ra nhiều ấn bản vừa làm thành sách, vừa in thành ảnh gởi tặng và bán khắp nơi.

Tấm ảnh đó đã đổ máu đào lênh láng từ vết chém bằng đao kiếm đứt cổ, Máu Cha đã đổ ra thấm ướt làm mờ hàng chữ viết Trương Bửu Diệp.

Câu chuyện xảy ra như sau: Cha Gioan Minh (cựu Tuyên Úy), sau 12 năm học tập cải tạo, đã được cho về và sống ở nhà thờ Chúa Hiển Linh tại Thị Nghè nơi xưa kia Cha Dụ đã thành lập. Cha Minh ở lại Việt Nam và không xin ra nước ngoài theo diện HO dù cha có tới 12 năm ở tù.

Một hôm cha vào nhà sách Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở đường Kỳ Ðồng và chọn mua một tấm ảnh của Cha Diệp mà cha đã nghe có nhiều phép lạ. Người bán hàng dùng giấy báo gói bức ảnh có đóng khung sẵn trao cho cha Minh. Cha Minh về dến nhà tính mở ra để treo trong phòng thì một ơn lạ đã xảy ra là máu tươi từ cổ bức ảnh tuôn trào ra thấm ướt cả tờ báo gói bức tranh.

Cha Minh kinh ngạc bèn cho đó là một dấu chỉ quan trọng nên đã gói lại cẩn thận và lặng lẽ đem về Tòa Tổng Giám Mục Saigon và trình Ðức Cha Mẫn. Theo cha Minh cho biết thì tấm ảnh thấm máu này đã được gởi qua Tòa Thánh xét nghiệm, hy vọng rằng đã đến lúc Tòa Thanh cho lập Ban Ðiều Tra để tìm hiểu về các ơn lành Cha Diệp đã làm mà việc lạ lùng làm cho Máu Ðào từ vết cổ đổ ra sẽ là một trong các chứng cớ để Tòa Thánh có thể tôn phong Chân Phước cho Cha.

Tôi là bạn thân của cha Minh, nên cha đã tặng tôi một tấm. Tôi sao lại và gởi tặng anh, đây là tài liệu mới nhất về Cha Diệp, anh nên ghi chú vào tập sách các Ơn Lành của Cha."

LỜI NGUYỆN XIN ƠN CÙNG CHA
PHANXICÔ TRƯƠNG BỬU DIỆP

Lậy Chúa ! Lậïy Cha! / Ngài là bậc thánh ở cạnh Ðấáng Cứu Thế đầy quyền năng. / Nay con cầu khẩn Cha giúp con vượt qua việäc khó khăn cần thiết hiện nay (kể ra). / Xin Cha giải thoát chúng con khỏi cảnh khó khăn này và ban cho chúng con sự may mắn và bằng an. / Con tạ ơn Cha . Amen.

KINH XIN ƠN CHỮA LÀNH BỆNH

(THƯỜNG ÐƯỢC ÐỌC TRỨƠC MỘ CHA TRƯƠNG BUỬ DIỆP)

Lạy Chúa Giêsu, con tin Chúa chết và sống lại. Chúa còn đang sống lại, Chuá đang chủ trị trời đất vạn vật, Chúa đang chủ trị hồn xác bệnh tật con. Giêsu Kitô là Chúa Tể! Con xin cúi đầu thờ lạy Chúa, con xin cúi đầu phục Chúa. Con xin nhìn nhận quyền tối cao, quyền tuyệt đối, quyền duy nhất của Chúa trên con. Ngoài Chúa ra, không ai làm Chúa của con nữa. Một mình Chúa làm chủ đời con, để Chúa cứu con khỏi tội lỗi, khỏi bệnh tật, vì bệnh tật là hậu quả của tội lỗi mà Chúa là Ðấng cứu chuộc duy nhất của con. Một mình Chúa đổ hết máu ra mà chuộc tôi cho con, và chữa lành con..Con xin dâng hồn xác bệnh tật con cho Chúa, xin Chúa làm chủ đời con, một mình Chúa mà thôi cho đến mãn đời ...

Lạy Chúa Giêsu, con xin đặt hết lòng trông cậy của con vào một mình Chúa, vì một mình Chúa mới đủ tình thương, đủ quyền năng mà bệnh vực cho con bất cứ hoàn cảnh nào. Một mình Chúa mới đủ trung thành, đủ lòng thương xót mà tha thứ tội lỗi cho con, để con tới Nước Thiên Ðàng chắc chắn sau này. Các ơn ấy, con chỉ biết trông cậy vào lòng thương xót Chúa ban cho mà thôi, chứ không cậy vào sức riêng con tí nào.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa thương con quá bội, Chúa chết cho con được sống. Chúa là Ðấng tốt lành đáng mến yêu vô cùng. Con xin yêu mến Chúa hết lòng . Vì con yêu mến Chúa thật tình, con xin buồn ghét , từ bỏ xa lìa hết mọi tội cả đời con, con xin dốc lòng chừa và xa lánh mọi dịp tội. Con xin dâng hồn xác con cho Chúa. Xin đổ xuống Thánh khí trên con . Ngài sẽ sửa lại mọi sự trong ngoài con. Ngài sẽ ban ơn cho con được gặp Chúa ,được kết hợp cùng Chúa, được sống trong Chúa, Ngài sẽ chữa lành cho con.

Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa dùng quyền năng phục sinh của Chúa ...là Chúa Thánh Khí..để xua đuỗi mọi ảnh hưởng của ma quỉ của tội lỗi, của bệnh tật, ra khỏi hồn xác con, và nhường chỗ lại cho Chúa Thánh Thần ngự trị.

Lạy Chúa Giêsu, xưa Chúa đã chữa biết bao nhiêu bệnh nhân, cho họ được vui mừng bằng an và được lành bệnh. Giờ đây, Chúa đã sống lại rồi. Chúa là Ðấng quyền năng sinh tử mọi loài, xin Chúa cũng chữa bệnh cho con, để con được vui mừng bằng an, và được lành bệnh, hầu làm sáng danh Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, xưa Chúa mang bệnh tật con trên cây Thánh giá, để xóa tẩy cùng với tội lỗi con. Giờ đây, con đã ăn năn sám hối, Chúa tha tội con rồi, xin Chúa cũng xóa tẩy bệnh tật cho con.

Lạy Chúa Giêsu, con tin vững vàng, Chúa đã nhậm lời con kêu xin, con xin tạ ơn Chúa, vì Chúa đã nhậm lời con kêu xin .

(Luca 11,22-24)

(Chú ý- Mặc dù những giáo hữu xuống tận nơi thăm viếng mộ Cha đã đem về, nhưng chúng tôi vẫn phổ biến kinh này với tất cả sự dè dặt thường lệ, vì chưa được phép giáo quyền, lý do là ngài chưa được phong thánh, để tránh mọi dị nghị.)

KINH NGẮN CẦU CÙNG CHA
PHANXICÔ TRƯƠNG BỬU DIỆP

Lạy ơn Ðức Chuá Trời lòng lành vô cùng, đã đoái thương xem Nước Việt-Nam ban ơn cho anh em chúng con được phúc Tử vì Ðạo. Xin Chuá Con vì công nghiệp Cha Thánh Phanxico Trương-Bửu-Diệp nghe lời chúng con cầu xin, cho chúng con được bắt chước Cha Thánh Phanxico Trương Bửu Diệp làm sáng danh Chuá Con ở đời này, cho ngày sau được lên Thiên Ðàng hưởng phúc vui vẻ vô cùng. Amen.

(Chú ý- Mặc dù những giáo hũu xuống tận nơi thăm viếng mộ Cha đã đem về, nhưng chúng tôi vẫn phổ biến kinh này với tất cả sự dè dặt thường lệ, vì chưa được phép giáo quyền, lý do là ngài chưa được phong thánh, để tránh mọi dị nghị.)

Cha Diệp chữa bệnh tim cho
Ông Vũ Ngọc Ruy ở Santa Ana, CA.

Bà Vũ Ngọc Ruy ở Greenville thành Phố Santa Ana, có chồng bị bệnh tim nặng, các bác sĩ cho về nhà tĩnh dưỡng, bà đến Nhà sách Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở góc đường South Euclid và Mac Fađden, đối diện nhà thờ Saint Barbara, Santa Ana ,CA. xin ảnh Cha Trương Bửu Diệp về dán ngay đầu giường cuả ông chồng, để mỗi khi ông lên cơn tim ngất xỉu hay bị bệnh bất ngờ, bà cầu nguyện cùng Cha, thì ông chồng liền khỏi ngay...

CHA PHANXICO TRƯƠNG BỬU DIỆP
HAY CỨU GIÚP NGƯỜI THIẾU THỐN VÀ BỆNH TẬT ...

(Ðây là nội dung bức thư của bà Marie Thérèse Agnès Minh Hồng
ở Townsend thuộc Thành Phố Santa Ana :

Tôi có một bà bạn rất thân từ thủơ nhỏ,hiện còn ở lại Saigon.tên là Madeleine Lê Thị Thảo, thuộc khu xóm đạo Huyện sĩ... Khi tôi vượt biên, có rủ chị đi cùng. Nhưng chị từ chối, vì muốn ở lại, hy vọng sẽ gặp lại người anh trai sống ngoài Bắc từ nhiều năm qua...Trong chế độ Cộïng sản ,chị T, sống rất khó khăn vì dạy tư môn Pháp văn . Thiếu thốn phần xác, lo lắng đau khổ phần hồn, sau cùng chị đã bị đau tim và càng ngày càng nặng thêm , đôi khi không có tiền đi Bác sĩ nữa...Tuy vậy, chị vẫn trung thành với Chuá và Mẹ Maria, ngày ngày vẫn sáng đi lễ, chiều đi chầu Mình Thánh Chuá..

Chuyện Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp cứu chữa người được đồn đãi lan rộng khắp nơi tình thương của Cha đối với kẻ chạy đến cầu xin Cha.. Môt bà bạn tới thăm và rủ chị T. đi Tắc Sậy Càmau tới mộ Cha, để khấn xin Cha chữa cho khỏi bệnh. Nhưng vì không có tiền, nên chị T, nhờ bà bạn đi hộ cầu xin Cha cho chị. Ở nhà, chị cũng khấn xin Cha. .Và thật lạ lùng thay, ngay lúc đó, Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp đã nghe lời chị cầu xin, và Cha đã cầu bàu lên Chúa chữa chị khỏi hẳn bệnh đau tim..

Chị đã viết thư cho chị em chúng tôi bên Mỹ này, lập tức, chúng tôi cảm tạ ơn Chúa lòng lành vô cùng vì lời cầu bàu của Cha Diệp đã cho chị khỏi bệnh ngay.

Ðồng thời, tôi xin đăng tin này lên báo Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp để làm sáng danh Chúa Toàn Năng và Người Cha nhân lành là Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp.

Marie Thérèse Agnès Minh Hồng.

Cha DIỆP chữa bệnh Xuất huyết
cho bà MARIA PHẠM THỊ MÁT
tại Stillwater, Minnesota .

Kính thưa Cha Giám Ðốc,

Gia đình con đọc báo" ÐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP", nên biết Cha PHANXICO TRƯƠNG BỬU DIỆP, tự nhiên chúng con mến mộ Ngài ngay từ số báo đầu đăng về Ngài, và nghĩ một cách đơn giản rằng vị thánh Ðồng Hương sẽ phù hộ người đồng hương..nên chúng con cầu khẩn Ngài những lúc chúng con gặp sự khó.

Cuối tháng 11-1994, con bị băng huyết, lúc đầu con tưởng như các tháng khác có ít ngày rồi hết, nhưng không ngờ cứ tiếp tục ra hoài không dứt, con cầu CHA THÁNH xin cất bệnh cho con vì con rất sợ uống thuốc và đi bác sĩ.

Thời gian kéo dài gần một tháng,.ai biết cũng giục con phải đi khám bệnh vì bệnh này rất nguy hiểm, cuối tháng 12-1994, không chần chờ được nữa vì máu ra quá nhiều khiến con mệt và gần ngất xỉu, con nghĩ chắc Cha Thánh muốn cứu con bằng cách phải đi bác sĩ và uống thuốc.

Ngày 26-12-1994, lấy can đảm con cầm điện thoại gọi bác sĩ, nhưng hôm đó bác sĩ con muốn gặp không làm việc.

Ngày 27-12-1994, con định gọi bác sĩ để đi khám bệnh, thì lạ thay, con thấy bệnh tình như nhẹ bớt đi rất nhiều.. và hết dần, con bỏ ý định đi bác sĩ, lúc bấy giờ con rất cảm động và thầm cám ơn Cha Thánh vì Ngài đã nhậm lời con xin, bệnh con được khỏi hẳn là ngày 28-12-1994.

Con xác tín rằng Cha Thánh đã nghe lời con cầu xin ban cho con khỏi bệnh và không phải đi bác sĩ, không phải uống thuốc và nhất là con không phải nghỉ làm việc vì bệnh nạn. Con xin đội ơn Chuá và cảm tạ Cha Thánh muôn đời.

Ðề tạ ơn Cha Thánh đã cứu con, con xin dâng số tiền $2000.00 xin Nhà dòng tùy ý xử dụng để làm vinh danh Chuá và Cha Thánh.

Maria Phạm Thị Mát

Cha Diệp chữa khỏi bịnh phổi,
bao tử và ruột cho cô Vũ Thị Ngọc Yến
20 tuổi ở Saigon Việt Nam.

Cùng ngày , Ông Vũ Xuân ThọÏ 60 tuổi, đến Nhà sách "Mẹ Hằng Cứu Giúp" ghi vào sổ như sau:

"Tôi có đứa cháu ruột tên Vũ thị Ngọc Yến 20 tuổi, nhà ở Ngã Tư Bảy Hiền Tân Bình Saigon Việt Nam mắc bệnh Phổi, bao tử và ruột rất nặng. Sau khi nghe lời chỉ dẫn của bà con lối xóm, nó xuống cầu xin CHA DIỆP và xin nước uống tại chỗ thì bệnh liền thuyên giảm và bây giờ thì khỏi hẳn. Vậy xin thông báo mọi người cùng hay để tạ ơn Chuá qua lời cầu bàu cuả CHA DIỆP."

Thọ Vũ

XXX, S. Euclid Ave # B
Santa Ana, CA 92704..

Thư của Ông Nguyễn Văn Châu
ở San Jose,CA

SAN JOSE, ngày 1 tháng 3 năm 1995

Kính gởi Linh Mục Chủ nhiệm, chủ bút Nguyệt san Ð.M.H.C.G.

Hôm nay con gởi đến quý Cha bài tường thuật phép lạ của Cha Phanxico Trương Bửu Diệp (đính kèm )mà con đã được chứng kiến rõ ràng, xin quý Cha cho đăng lên Nguyệt San Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp để không những làm sáng danh Chuá mà còn tôn vinh danh thánh Ngài.

Thật ra, vì con không phải văn thi sĩ nên không thể diển tả hết nỗi niềm tin tưởng và tri ân cuả con một cách súc tích đối với Cha Diệp mà chỉ mộc mạc viết lên những cảm nghĩ trung thực cuả mình qua phép lạ mà Chuá đã dùng Cha Phanxico Trương Bửu Diệp để cứu sống một nạn nhân mắc phải chứng bệnh hết sức nguy kịch "thập tử nhất sanh".

Con xin chân thành đa tạ quý Cha, nguyện xin Thiên Chuá luôn luôn ban nhiều hồng ân cho quý Cha để tiếp tục sứ mạng Tông đồ mà Chuá đã giao phó.

Kính thư

Phaolồ Nguyển văn Châu

BÀI TƯỜNG THUẬT PHÉP LẠ
CỦA CHA PHANXICÔ TRƯƠNG BỬU DIỆP

Từ khi đến định cư tại Hoa kỳ (California) vào đầu năm 1992 đến nay tôi đã đọc rất nhiều Nguyệt San Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp, xuất bản ở Long Beach. Ðặc biệt liên tiếp trong những số báo gần đây đã tường thuật những phép lạ mà Chuá đã dùng Cha Phanxico Trương Bửu Diệp để ban cho những ai cầu xin với Ngài, không phân biệt tôn giáo, thành phần trong xã hội, bằng chứng qua những tấm ảnh "Bảng Tạ Ơn Cha" được in bià phiá sau Nguyệt San Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp số 99 tháng 10/94 đã làm cho tôi liên tưởng đến một phép lạ mà Cha Phanxicô Diệp đã cứu bà Quang, người hàng xóm cùng một xứ đạo với gia đình tôi, thoát khỏi tử thần vì mắc bệnh "UỐN VÁN".

Sở dĩ gia đình tôi được biết thánh danh Cha Phanxico Trương Bửu Diệp do một trường hợp thật bất ngờ vào thượng tuần tháng 12 năm 1991, những ngày còn lại trước khi lên đường qua Hoa kỳ theo diện H.O. 10 vào ngày 7/1/92, vợ con tôi đã đến thăm Cha Ðaminh Nguyển Ðính, chánh xứ Bình Lâm mà trước đây ngài đã từng quản nhiệm Giáo. Họ khóm 2 khi còn phôi thai nay đã trở thành Giáo Xứ Thiện An, Hạït Phú Thinh, Giáo Phận Xuân Lộc, tình cờ lúc đó lại gặp một linh mục từ Miền Tây lên Ðà Lạt trở về cũng ghé thăm Cha Ðính và được Ngài giới thiệu cho biết: Cha Nguyển văn Liêu 73 tuổi, nhà Hưu Dưởng điạ phận Cần Thơ. Trước khi rời khỏi Bình Lâm, thân nhân tôi đã mời Ngài trên đường về ghé thăm gia đình tôi ít hôm tại Giáo Xứ Thiện An và Ngài đã nhận lời cùng ở lại 2 ngày. Trước khi chia tay gia đình chúng tôi đã chụp chung với Ngài một vài tấm hình lưu niệm, sau đó Ngài liền rút từ trong cặp một tấm Di Ảnh của Cha Phanxico Trương Bửu Diệp trao tặng tôi làm báu vật kỷ niệm và nói: Khi nào Ông Bà và các cháu muốn xin điều gì thì chỉ đọc: một Kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng và câu: "Chúng con cậy vì danh Chuá nhân từ cho linh hồn thầy Phanxico Trương Bửu Diệp "..

Trong lúc đó, cạnh nhà tôi có bà Quang đã được đưa vào bệnh viện Saigon cấp cứu vì chứng bệnh "Uốn Ván", bệnh tình rất nguy kịch, chính con rể bà ta từ bệnh viện về cho hay: Bác sĩ đã mổ ở cổ họng để cho thở bằng oxy, chính bác sĩ điều trị còn cho biết chỉ có phép lạ mới chữa nổi bệnh nầy thôi, giờ đây, anh hãy về báo cho gia đình chuẩn bị nhà cửa để ngày mai đưa xác bà về lo mai táng. Hay tin như vậy, vợ chồng tôi liền quỳ trước di ảnh Cha Diệp và khấn xin Ngài cứu giúp đồng thời kêu gọi những thân nhân của bà Quang cùng hợp ý cầu nguyện với Cha Diệp.

Sáng hôm sau như lời Bác sĩ dặn, Ông Quang cùng con rể đến bệnh viện Saigon để nhận xác, thì Bác sĨ điều trị cho hay bệnh tình bà ta có hy vọng được cứu sống nội trong 3 ngày sẽ biết rõ. Quả thật những ngày sau đó bệnh tình bà ta ngày càng thuyên giảm cho đến khi xuất viện thì gia đình chúng tôi đã lên đường qua Mỹ từ hôm 7/1/92.

Sau một thời gian tôi đã gởi thư hỏi thăm con cháu ở quê nhà thì được biết bà Quang đã khoẻ mạnh bình thường, do đó tôi khẳng định: Nếu không có phép lạ của Cha Phanxico Trương Bửu Diệp, thì bà Quang không thể nào thoát khỏi tử thần được vì bệnh tình quá ngặt nghèo 99,9 0/0 chết thôi, vì cũng tại khóm 2 nầy cách đây 2 năm về trước, đã có một nạn nhân tử vong vì bệnh nầy, mặc dầu đã được đưa đi điều trị tại bệnh viện Saigon một tuần lễ mà cũng không thể nào cứu sống được. Hôm nay, mặc dù đã trên 3 năm qua, nhưng tôi vẫn còn ghi nhớ đầy đủ chi tiết phép lạ nhãn tiền mà Cha Phanxico Trương Bửu Diệp đã cứu sống bà Quang không những để làm chứng nhân hầu vinh danh Chuá nơi trần thế mà còn khuyến khích mọi người hãy thành khẩn chạy đến khấn xin với Cha Phanxico Trương Bửu Diệp khi gặp tai ương khốn khó chắc chắn sẽ được toại nguyện.

Người tường thuật và cũng là nhân chứng,

Nguyển văn Châu

XXXX Longford Dr
San Jose,CA 95132,

Ðiện thoại của Mẹ cô Kiều Loan ở Ohio
báo tin cô được ân lành đặc biệt

Hẳn bạn đọc còn nhớ, vào khoảng đầu năm 1995, trong những người và gia đình chịu nhiều ân lành đặc biệt của Chúa qua lời cầu bàu vững chắc của Cha Phanxico Trương Bửu Diệp, có gia đình Bà Lê Thị Dung ở South Flower St., Santa Ana gồm có các cô Kiều Diễm (được Cha Diệp cho vượt biên bình yên vô sự ), cô Kiều Loan và cô Kiều Thu được Cha Diệp chiếu cố giúp đỡ từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, từ Cần thơ Nam Việt Nam đến khi đặt chân qua Mỹ, Cha kiếm việc làm và giúp đỡ đưá con gái cuả bà.

Nay, bà lại vưà điện thoại đến báo tin về trường hợp cuả cô Kiều Loan tại tiểu bang Ohio vừa được thêm ân lạ của Cha Phanxico Trương Bửu Diệp như sau:

Vào cuối tháng 12 năm 1994, sau khi cô Kiều Loan xin đi thử máu để xin việc làm, Bác sĩ nói sao đó mà cả hai mẹ con cô buồn rầu chán nản không thiết làm gì nữa cả. Sau khi lại một lần nữa nhớ đến những ân lành Cha Diệp phù hộ cách riêng cho gia đình bà, hai mẹ con lại cầu khẩn Cha Diệp giúp đỡ. Ðiều lạ lùng nhất là chỉ vài hôm sau, khi đi khám và thử máu lại, thì lạ thay, máu kỳ nầy lại quá tốt lành và mọị cơn bệnh hoạn đều tiêu tan.

Vậy xin đăng lên báo "Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp" để mọi người cùng ngợi khen Chúa đã cho Cha Diệp được hiển linh như vậy.

Chữa bệnh đau giây thần kinh
cuả Bà Maria Nguyễn Thị Cậy
ở Azusa California.

California, ngày 13-3-1995,

Con xin hết lòng tạ ơn Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp. Cha đã xin Chuá cho con được khỏi bệnh.

Chiều thứ bảy ngày 2-7-1994, con đã bị bệnh đau đầu giây thần kinh kéo miệng méo và kéo mắt trợn lên cứng đờ không nhắm được, nước mắt cứ chảy ra hoài...Con đi bác sĩ chữa trị mà không bớt, con lại đi châm cứu cũng không khỏi, con châm cứu hai mươi mốt lần sưng hết mặt nên con ngừng không dám châm cứu nữa. Con châm cứu 4 ông, có 1 ông châm cứu nói cho con biết là con bị suốt đời méo miệng vì ông châm mà không thấy hiệu quả nên ông nói ra cho biết.

Thế rồi một buổi chiều, con đi bác sĩ khám bệnh, con lại đến nhà sách Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Santa Ana để mua ít sách hạnh các Thánh. May quá, con gặp Cha Huồn, con chào Cha và cha hỏi thăm sức khỏe cuả con thì con nói: "Thưa cha con đang bị bệnh mắt và miệng đây. Vậy Cha giới thiệu cho con là xin khấn Cha Phanxico Trương Bửu Diệp, chết tử vì đạo, mộ Cha bây giờ đang ở xứ Tắc Sậy Càmau."

Con đã nhờ Cha gửi về Việt Nam xin khấn ngay, hằng ngày con xin Cha Diệp khấn xin Chuá chữa cho con khỏi bệnh .Chuá đã nhậm lời Cha Diệp mà ban cho con khỏi bệnh.

Bằng chứng là trong giấc mơ con thấy Cha Diệp đập ngón tay Cha vào chỗ miệng méo thật mạnh. Từ đó, miệng và mắt con dần dần trở lại bình thường. Nay con viết mấy giòng đơn sơ chân thành cảm tạ và ghi nhớ ơn Cha Diệp suốt đời con. Con có một chút để thông công "Hoa, nến" nơi mộ Cha.

Maria Nguyễn Thị Cậy

Azusa, California

CHỮA BỆNH UNG THƯ

cho cháu Bà Hạnh Nhơn ở Garden Grove CA.

Garden Grove, ngày 10-04-1997

Kính ông,

Tôi là Nguyễn Hạnh Nhơn, hôm lễ giỗ Cha Phanxicô Trương-Bửu Diệp, cả gia đình chúng tôi có đến dự ở Nhà Thờ Tam Biên, có gặp ông.

Gia đình chúng tôi có cháu rễ tên là TRẦN CÔNG CẬN hiện đang bị ung thư. Tôi có đến nhà sách Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp để thỉnh quyển "PHANXICÔ TRƯƠNG BỬU DIỆP,ÔNG LÀ AI?" của ông để gởi lên cho cháu ở San Jose. Sau đó, thân nhân ở Việt Nam và em gái có về VN đến tận mộ cha ở Cà Mau để cầu nguyện. Bệnh của cháu có phần thuyên giảm nhiều, ung thư ở cổ chân, dưới đầu gối. Nay bớt sưng và hết đau nhức.

Vẫn theo cách chữa Kemotherapy của bệnh viện ỏ San Francisco và vẫn hàng ngày cầu nguyện Cha ban phép lành cho. Gia đình chúng tôi rất tin vào Cha. Cá nhân tôi vẫn luôn luôn cầu xin Cha cùng với Ðức Mẹ cứu rỗi cho Cận, mặc dù chúng tôi là ngoại đạo.

Tôi đang đợi cháu gái ở San Jose gởi hình mộ Cha hiện nay để gởi đến ông để chuẩn bị cho quyển thứ ba, nếu có tôi sẽ xin gởi sau.

Xin thành thật cám ơn ông rất nhiều.

Kính thư,

Hạnh Nhơn, Garden Grove, CA

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2008

Tôn Giáo

TÔN GIÁO

1. TÔN GIÁO CÓ CẦN KHÔNG?

Cây cối có sinh hồn. Súc vật có sinh hồn và giác hồn. Suc vật như chó, mèo, trâu, bò, khỉ,.. dù tiếp cận với văn minh của con người, như tivi, điện thoại, máy vi tính, báo chí…thì chúng vẫn chỉ là chó, mèo, trâu, bò, khỉ, dù 1 triệu năm trươc và 1 triệu năm sau chúng vẫn thế. Cây cối và súc vật, không biêt thế nào là thiện, là ác. Chúng không có tự do lựa chọn. Chúng hành động theo bản năng, do Thiên Chúa đặt để nơi chúng. Chúng không có trach nhiệm về hành vi của chúng, và không được ban thưởng thiên đàng, hay bị đọa phạt hỏa ngục; chúng là một thứ 'rôbôt' của Thuọngđế, chết là hêt.

Con người có sinh hồn, giác hồn và linh hồn. Tài năng của linh hồn là trí khôn, hiểu biêt, ý chí, có sáng tạo, tự do lựa chọn, có lương tâm phân biệt thiện, ac; biêt ân hận khi làm điều sai; biêt ơn khi nhận lãnh điều tôt; có tình cảm biêt yêu, get, hờn giỗi, gen tương; biêt trở về nẽo chính nếu đi lạc đường; biêt thăc măc, học hỏi, đọc, viêt... Rât cụ thể, bạn đọc và hiểu những dòng chữ này, minh chứng bạn có linh hồn. Nếu bạn còn nghi ngờ, xin đọc tiêp: Y sĩ danh tiếng đệ nhât thế kỷ vừa qua, Claude Bernard, giáo sư y khoa đại học Paris, nhân viên hàn lâm viện khoa học Phap:
"Thân xac con nguòi là một tổ hợp những chất thay đi đổi lại luôn. Tât cả mọi phần trong thân xac đều theo một luật biến hóa không ngừng. Mỗi ngày bạn mât một it của thân xac, và cái phần mât đó, bạn sẽ bù lại bằng ăn, uống. Như thế trong khoảng thời gian 8 năm, thịt của bạn, xương của bạn, đuọc thay thế bằng thịt mới, xuong mới cứ từ từ tiêp đến. Bàn tay mà bạn cầm but hôm nay, không còn bởi những tế bào cach đây 8 năm. Tuy hình thưc không khac, nhưng chât thể không phải là một. Điều mà tôi nói về bàn tay, cũng nói về khối oc. Cái sọ của bạn không đựng một chât oc như cach đây 8 năm. Đã như thế, vì tât cả mọi sự của khối oc biến chuyển trong 8 năm, làm sao bạn còn nhớ đưọc y nguyên những cái bạn đã làm, đã học cách đây 8 năm? Nếu đúng như mấy ông vật lý học nói tư tuỏng xêp ngăn, in vào những ô trong oc, thì làm sao những tư tuỏng đó còn lại, trong khi cac ô trong oc biến hêt không còn lại tí nào? Những lá oc bây giờ không phải là cái cach đây 8 năm, nhưng bạn còn vẫn nhớ y nguyên những cái cũ. Như thế trong con nguòi phải có một cái gì khac vật chât, phải có một cái gì biệt lập với vật chât, cái đó chính là linh hồn vậy." [Đi Về Đâu của Văn Quy, trang 9]

Con người có nhu cầu: khoa học, kỷ thuật, âm nhạc, hội họa, thơ, văn, sach, báo…và quan trọng hơn hêt là con ngưòi có nhu cầu tôn giáo. Tôn giáo là nhu cầu của linh hồn; cũng như thức ăn, nước uống là nhu cầu của thân xác. Với khả năng của linh hồn, con ngưòi biêt suy tư: Tôi từ đâu đến? Tôi sống để làm gì? Sau khi chêt, tôi sẽ đi về đâu? Có Thượng Đế không? Làm sao có được hạnh phúc vĩnh cửu?... Những câu hỏi quan trọng này, không thể tìm được câu trả lời ở đâu, mà chỉ có thể tìm được nơi tôn giáo. Nhu cầu tôn giáo, minh chứng con người cao trọng hơn mọi sinh vật như chó, mèo, khỉ,..dù chúng có sống gần nhà thờ, chùa, giáo sĩ, thì mãi mãi chúng vẫn không có nhu cầu tôn giáo. Chúng ta hãnh diện là người có tôn giáo, là sinh vật thượng đẳng, hơn xa suc vật và cỏ cây.

Thân xac chúng ta chỉ là lớp áo ngoài, một ngày kia sẽ phải bỏ lại và sẽ hư nat; linh hồn là con người thật của chúng ta. Có những thân xác xấu xí nhưng tâm hồn cao thượng, đáng kính trọng; ngược lại, có thân xác đẹp nhưng tâm hồn ti tiện, hèn hạ. Chúng ta có câu nói diễn tả phần nào ý đó: "tấm lòng vàng trong manh áo rách". Những ai chỉ quan tâm đến nhu cầu của thân xac, mà lơ là nhu cầu của linh hồn, không phải là đã lạc lối hay sao?

"Năm 1793, nước Phap chối bỏ tôn giáo, chối bỏ Thiên Chúa, tôn lý trí lên làm thần. Kêt qủa máy chém mọc lên khăp nơi. Lý hình mệt đừ vì giêt choc. Tại Nantes, người ta sáng chế ra một chiêc tàu giêt người hở đáy. Chiều chiều người ta chât đầy các tù nhân, để đem đổ xuống sông Loire. Mỗi chuyến như thế là 1,300 người. Người ta đếm được 23 chuyến, trong số có 600 trẻ nhỏ. Trên bờ có những tên côn đồ, ai bơi vào được thì bị chặt tay chân, vưt xuống sông. Trong tháng 12 của năm 1793 và đầu năm 1794, quanh thành Nantes có chừng 15,000 người bị hành quyêt." [Đi Về Đâu của Văn Quy, trang 30]

Những kẻ độc tài, giêt người không gớm tay như Tần Thủy Hoàng, Hitler, Lenin, Stalin, Mao, Pon Pot, Hồ chí Minh và đảng Cộng sản đều là những kẻ không có niềm tin tôn giáo. Họ chủ trương loại bỏ tôn giáo ra khỏi đời sống con người, nên luân lý suy đồi, đạo đức xuống cấp thảm hại. Thật bât hạnh cho quôc gia và nhân loại có những con người như thế.

Ngược lại, những người có trái tim nhân ái như St. Francis, Linh mục Damien, Giám mục Cassey, nữ tu Teresa Calcutta,.. và những nữ tu, linh mục, giáo dân, săn soc cho người cùi, bịnh liệt kháng, tàn tật, ngèo khổ, gái chửa hoang, trẻ mồ côi, bụi đời…đều là những con người có niềm tin tôn giáo. Tôn giáo làm cho cuộc đời bớt đau khổ, có ý nghĩa và đáng sống. Tôn giáo là vấn đề hàng đầu đối với những ai quan tâm đến hạnh phúc của tha nhân, và của chính mình, đời này và đời sau.

2. TÔN GIÁO NÀO CŨNG TÔT?

Có người cho rằng tôn giáo nào cũng tôt nên theo tôn giáo nào cũng được. Nếu hiểu khái quat thì câu nói này đúng, vì mọi tôn giáo đều dạy con người làm lành, chẳng tôn giáo nào dạy ăn trộm, ăn cướp. Nhưng nếu hiểu đúng đắn thì không phải vậy. Bởi có nhiều tôn giáo với giáo lý, niềm tin trái ngược nhau. Có trái ngược thì không thể tât cả đều đúng. Có tôn giáo tôn thờ Thượng Đế như Thiên Chúa giáo. Có tôn giáo chối bỏ Thượng Đế và chính mình như Phật giáo. Có tôn giáo vừa theo Chúa, vừa theo Phật; nghiã là vừa hữu thần, vừa vô thần như Cao Đài giáo. Có tôn giáo thờ bò, khỉ, rắn,..những sinh vật thâp kém so với loài nguòi như Ấn giáo. Với những sự khác biệt như thế mà nói rằng theo tôn giáo nào cũng tôt, cũng đuọc, có hợp lý không? Tôn giáo nào cũng dẫn đến cõi hạnh phúc vĩnh cửu, có đáng tin không?

3. THIÊN CHÚA GIÁO

Thiên Chúa còn được gọi là Thượng Đế, Ông Trời, Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa, là Đấng Chí Cao, Đấng dựng nên mọi loài, mọi vật trên trời, dưới đât, hữu hình và vô hình, là Đấng duy nhât đáng tôn thờ; nếu chúng ta thờ lung tung, hoặc chối bỏ Ngài; hoặc vừa theo Ngài, lại vừa theo kẻ chối bỏ Ngài, như thế có hợp tình, hợp lý không? Những ai thật sự quan tâm đến hạnh phúc đời đời của chính mình, thì phải tìm hiểu đâu là tôn giáo chân thật?

Thiên Chúa Giáo chỉ tôn thờ Thiên Chúa, nhưng làm sao chúng ta biêt có Thiên Chúa? Có rât nhiều cach để biêt có Thiên Chúa. Ở đây, tôi chỉ đơn giản như sau: Tôi từ đâu đến? Tôi sống để làm gì? Sau khi chêt, tôi sẽ đi về đâu? Chính mấy câu hỏi này minh chứng con người có linh hồn. Linh hồn là điều có thực, nhưng vô hình, măt người không nhìn thấy. Cái có thực mà không nhìn thấy đó, gợi cho tôi câu hỏi: ai đã dựng nên linh hồn của chính tôi? Nêú không phải là Đấng chúng ta cũng không thấy, nhưng thật sự hiện hữu, đã dựng nên linh hồn của chúng ta sao?

Sau đây là lời chia sẻ của những tâm hồn khao khat chân lý:

3.1. "Khi biêt mình đã già, chẳng còn sống đưọc bao lâu, rồi tôi cũng như mọi người, là phải nằm xuống đáy mồ, đât lâp lại, thế là xong hay sao? Nếu đó là tât cả cuộc đời của mỗi con người thì thật là vô lý và vô nghiã quá. Tôi băt đầu tìm hiểu Phật giáo. Tôi đọc sach Phật giáo, tiêp xuc với vài vị sư. Tôi thăc mắc: Con người từ đâu mà đến? Có Thượng Đế không? Tại sao có vũ trụ này? Sau khi chêt, con người đi đâu?.. Những sach vở tôi đọc, và cac vị sư không giải đáp những thăc măc của tôi, mà cứ bảo những điều đó không cần biêt, điều cần hiện tại là hãy làm lành, lánh dữ. Tôi thăc măc: tại sao đi trên một con đường mà mình không biêt băt đầu từ đâu, đi đến đâu, làm sao mà đến đich? Làm sao mà có được lòng phấn khởi? Lấy gì làm chỉ đạo?... Sau hơn 2 năm cố gắng học Phật pháp, tôi hiểu Phật giáo chủ trương cái gì cũng vô: vô Thượng Đế, vô mọi sự và vô cả con người của chính mình, "vô ngã". Đến nươc này, tôi không thể chịu đựng được, tôi là một con người có thật, đang khao khat đi tìm chân lý, mà bảo rằng không có tôi, thì ai đang thăc măc và đi tìm chân lý đây? Sau khi suy nghĩ cẩn thận, tôi quyêt định thêm một chữ vô vào Phật giáo là: một tôn giáo không đáng vô [vô ở đây có nghiã là vào, là gia nhập]

Tôi băt đầu tìm hiểu Thiên Chúa Giáo. Tôi đọc Kinh Thánh và tiêp xuc với vài linh mục. Qua Kinh Thánh, tôi nhận thấy Chúa Giêsu thật là Thiên Chúa Ngôi Hai, bởi nguồn gôc, lời nói, việc làm của Ngài tỏ rõ điều đó. Đoạn Kinh Thánh mà tôi suy nghĩ nhiều là đoạn Ngài nói: "Ai làm điều gì dù cho người bé nhỏ nhât của ta, là làm cho chính ta." Câu nói này cho tôi nghĩ: Ngài là Người Cha của cả nhân loại. Một Người Cha luôn muốn con cái của mình yêu thương nhau. Tôi có con, khi con cái của tôi chửi mắng nhau, hoặc đánh nhau, thì y như chúng chửi tôi, tat vào mặt tôi, hoặc như dao đâm vào trái tim tôi. Sau gần 2 năm theo học Thiên Chúa Giáo, tôi quyêt định cùng với cả gia đình gia nhập hàng ngũ con cái Chúa, lúc tuổi đời tôi đã 69. Dù muộn màng, nhưng giờ đây tôi đã biêt: tôi từ đâu đến, tôi sống để làm gì, và tôi biêt tôi sẽ đi về đâu. Tôi vui mừng và dâng lời cảm tạ Thiên Chúa đã ban ơn cao trọng này cho gia đình tôi."

3.2. "Trước đây tôi là một người theo Phật giáo, vì có bạn theo Thiên Chúa giáo, tôi cũng tò mò tìm hiểu Thiên Chúa giáo, bởi tôi nghĩ: muốn hiểu rõ chính mình, thì phải có cái gì ở ngoài mình để so sánh. Sau khi học hỏi một số giáo lý căn bản của Thiên Chúa giáo, tôi lý luận: mình không biêt Đạo Phật đúng hay Đạo Chúa đúng; nhưng theo lẽ khôn ngoan buộc mình phải theo Đạo Chúa; bởi Đạo Chúa dạy người ta chỉ sống trên đời này có một lần. Nếu đúng thế, không theo Đạo Chúa, là không sống đúng nghĩa làm người, sẽ bị phạt đời đời trong hỏa ngục. Ngược lại. nếu Đạo Phật đúng, không theo Phật kiêp này, thì còn kiêp sau, kiêp sau nữa. Nhưng nếu Đạo Chúa đúng mà không theo...ôi thôi, mât mat đời đời, không lấy gì chuộc lại được. Nên theo Đạo Chúa; lợi, thì lợi vô cùng, lợi đời đời; còn nếu có thiệt, giả sử Đạo Chúa sai, Đạo Phật đúng, mà mình theo Đạo Chúa, thì chỉ chậm vào niêt bàn. Mà những ai ham vào niêt bàn là chưa diệt dục xong, và như thế cũng chẳng hy vọng vào niêt bàn. Tôi chọn theo Chúa để được an tâm đời này và đời sau".

3.3. Nguyễn Huệ Nhật, khi còn là một chú bé, vì khao khat chân lý, đã tầm sư học đạo từ năm 1957. Năm 1959 chú tiểu Huệ Nhật vào chùa Hải Hội. Huế. Đến tháng 7, năm 1968, ông được thọ giới Tỳ Kheo, tức là Cụ Túc Giới, và Bồ Tat Giới, được đốt vài cái sẹo trên đỉnh đầu, là giới phẩm được coi như bậc 'Thế Gian Sư', tại Phật Học Viện Nha Trang. Người tu sĩ đến địa vị 'Thế Gian Sư', thì it có người can đảm bỏ địa vị của mình, vì quyền lợi qúa lớn về tinh thần cũng như vật chât do nhà chùa, và quần chúng Phật tử dành cho. Nhưng tâm hồn khao khat chân lý, không cho phep ông ngừng lại ở đó. Sau khi đọc Kinh Thánh, ông nhận rõ chân lý không ở nơi tôn giáo mà ông đã bỏ bao tâm huyêt và lòng nhiệt thành đeo đuổi. Ông đã ghi lại cuộc hành trình tìm kiếm chân lý, qua nhiều tac phẩm, nhiều bài viêt, và hằng trăm bài thơ giá trị.

[ Xin đến trang web: http://nguoitinhuu.com/kienthuc/ho-giao/nghuenhat/default.htm ]

Dưới đây là 2 bài thơ của ông:

Chúa ơi,

Trở về trong Chúa Giêsu

Thấy ra con đã bị tù quá lâu

Ngày xưa giọt lệ hoen sầu

Bây giờ lệ ấm chan mầu phước ân

Ngày xưa mỏi bước phong trần

Giờ ôm Thiên Chúa hai chân nhảy mừng

Ngày xưa nước mắt rưng rưng

Bây giờ nước mắt vui mừng tạ ơn

Ngày xưa mấy bận tủi hờn

Bây giờ bỏ giận thôi hờn hát ca

Ngày xưa lạc nẻo quê nhà

Nay về cố quận đường xa vui mừng ...

Một bài thơ khác của ông.

Ngày xưa có cúng ở chùa
Bây giờ có Chúa ở cùng vui thay.
Ngày xưa cầu đạo cạo đầu
Bây giờ Ðạo tỏ nhiệm mầu trong Cha.
Ngày xưa mặc áo ca sa
Bây giờ miệng cứ hát ca Ơn Trời
Ngày xưa xác tả hồn tơi
Bây giờ Thiên Chúa ban Lời yêu thương.
Ngày xưa lặn lội miên trường
Bây giờ Sự Sống, Con Ðường, Giê-Xu
Ngày xưa sương gió mịt mù
Bây giờ thấy Ðấng Thiên Thu trong hồn
Ngày xưa chết hụt, chưa chôn
Bây giờ chết thật, linh hồn tái sinh.

3.4. Ông Mashaba, một học gỉa Ấn độ sinh tại Bihar, được du học bên Anh nhiều năm, tuy có tài về hành chánh, ông không nhận một công tac nào trong khối Liên hiệp Anh. Sẵn có khuynh hướng về thần bí học, ông sống độc thân để nghiên cứu cac tôn giáo. Ông nói: "Sở dĩ mỗi tôn giáo công dụng khac nhau, vì mỗi giáo tổ nhìn thấy một khía cạnh đau khổ của con người và tìm cach cứu giup theo khía cạnh đó. Bởi thế có thứ kêu gọi từ bi quảng đại, có thứ chủ trương diệt dục hy sinh, có thứ dùng hiếu thảo nhân nghĩa, có thứ giup tu thân cứu đời, công bằng bac ái, nhưng không tôn giáo nào đầy đủ như Thiên Chúa giáo, vì xây dựng cho con người một cuộc sống có ý nghĩa cao thượng, bảo đảm cho một tương lai hạnh phuc, và có nhiều đặc điểm mà cac tôn giáo khac không có, như:
- Vị giáo tổ bởi Trời giáng thế và đã được Sấm ký báo trươc từ mấy ngàn năm trong lịch sử hẳn hòi, khac hẳn với những giáo tổ khac, chỉ là người trần tục.

- Có từ Trời xuống lập đạo, thì đạo đó mới có khả năng đưa con người về Trời.

- Đạo Trời thì như thuốc trường sinh, dùng thuôc này thì không cần thuôc nào nữa; vì cac đạo khac chỉ xoa dịu, hay làm quên đau khổ trong thời hạn, còn ĐạoTrời chẳng những cứu khổ, còn ban cho con người sự sống đời đời, đó mới thật là ươc vọng cao nhât của mỗi người.

- Đưc Chúa Giêsu chiến thắng sự chêt, đã sống lại và về Trời, bảo đảm cho cuộc hành trình và niềm hy vọng vững chăc của người tín hữu.

- Vì mang săc thái siêu phàm và chứa đựng những gía trị cao thượng vượt mưc, nên Đạo Trời thường bị gen tị, hiểu lầm hay lấn ap, thế mà vẫn phat triển điều hòa, vẫn vững bền giữa mọi gian lao thử thach, khiến cho nhiều người trươc kia thờ ơ lãnh đạm, hay thù get, phải tìm hiểu và cảm phục, và từ đó trở nên tín hữu nhiệt thành.

Ông kêt luận bằng một ví dụ: trươc khi mặt trời mọc, người ta đã thấy ánh sáng của Đạo Trời chiếu vào nhân loại, trươc khi chính Con Trời giáng thế làm sáng tỏ hẳn Đạo Trời. Nay ngày của cuộc đời đã đến luc chính ngọ, thì không ai mà không được ánh sáng của Đạo Trời soi tới."

Kính tặng những tâm hồn khao khat chân lý

Nguyễn Hy Vọng

Trở Về Với Chúa

Sau 20 năm theo Phật giáo, một giáo sư người Anh đã khám phá ra chân lý Kitô giáo

Khi quan sát khuynh hướng tôn giáo của người Âu Mỹ ngày nay, người ta nhận thấy rằng một số không nhỏ trong họ, mà đa số thuộc thành phần lớp người trẻ, đã tỏ ra lãnh đạm thờ ơ đến bỏ quên đức tin Kitô giáo truyền thống của cha ông mình để đi tìm hiểu và gia nhập các tông phái Phật giáo tại các nước Á Châu, nhất là ở Ấn Độ và Tây Tạng.

Vì thế, trong những dòng sau đây, trước hết chúng ta thử tìm hiểu những tương đồng và dị biệt giữa Kitô giáo và Phật giáo.

Những điểm tương đồng giữa Phật giáo và Kitô giáo

Thoạt nhìn qua, người ta nhận thấy rằng xét về phương diện luân lý thực hành, giữa Phật giáo và Kitô giáo có những điểm tương đồng, như:

  • Từ bi – bác ái;
  • Lấy ân báo oán, hỉ xả – Không hận thù, nhưng tha thứ và chúc phúc cho kẻ làm hại mình;
  • Đáp trả lại bạo động bằng sự nhẫn nhục và tình yêu thương;
  • Không để lòng mình dính bén vào các sự vật chóng qua, nay còn mai mất;
  • V.v…

Những điểm dị biệt cơ bản

Tuy nhiên, nếu tìm hiểu và nghiên cứu một cách khách quan và đầy đủ, người ta sẽ nhận thấy được rằng những giáo lý cơ bản của hai tôn giáo lại hoàn toàn khác biệt nhau; và ngoài phạm vi luân lý thực hành ra, hầu như không có điểm gặp gỡ chung giữa hai tôn giáo.

Điểm dị biệt cơ bản đầu tiên và quan trọng nhất giữa Kitô giáo và Phật giáo, là:

  • Trong khi Kitô giáo là một tôn giáo hữu thần và độc thần, thì Phật giáo lại là một tôn giáo không chấp nhận sự hiện hữu của thần linh, hay nói cách khác, là một tôn giáo vô thần; hay còn nói đúng hơn nữa, Phật giáo là một nền triết học duy linh, một siêu hình học. Bởi vậy :
  • Trong khi Kitô giáo tự khẳng định các tín lý của mình bằng một nền thần học phong phú, thì Phật giáo lại chỉ khai triển các suy tư tín ngưỡng của mình trong phạm vi triết học.

Đúng vậy! Ở đây chúng ta thử đưa ra một vài điểm khác biệt cơ bản thực tế; chẳng hạn, trong khi:

  • Kitô giáo tin có một Thiên Chúa duy nhất, và là Đấng Tạo Hóa toàn năng, đã dựng nên và điều khiển toàn thể vũ trụ hữu hình và vô hình; thì Phật giáo lại hoàn toàn phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa. Chính Đức Dalai Lama, Giáo chủ Phật giáo Tây Tạng, đã tuyên bố là trong Phật giáo không có vấn đề đức tin.
  • Kitô giáo tin rằng mỗi người có linh hồn bất tử, thì Phật giáo lại chối bỏ sự hiện hữu của bản ngã mỗi người: Mọi sự đều sắc không, nên không được chấp ngã và chấp ngoại.
  • Kitô giáo tin rằng mỗi người phải chịu trách nhiệm trước tòa Thiên Chúa về mọi hành động thiện ác trong cuộc sống trần gian của mình với sự thưởng phạt công minh rõ ràng, thì Phật giáo lại chủ trương tình trạng «quả báo» hay «nghiệp chướng» sẽ phải kéo dài trong một chuỗi luân hồi vô tận. Nhưng người ta tự hỏi: Quyền lực tối cao nào đã thiết lập và rồi giám sát luật quả báo hay nghiệp chướng kia? Câu trả lời vẫn bị bỏ ngõ!

Qua đó chúng ta nhận thấy rằng khi một Kitô hữu muốn trở thành một người Phật tử, thì người đó phải đảo lộn toàn bộ cuộc sống của mình để xây dựng nó lại trên một nền tảng hoàn toàn xa lạ khác. Và ngược lại, khi một Phật tử từ bỏ Phật giáo để gia nhập Kitô giáo, thì người đó phải làm một cuộc thay đổi tuyệt căn trong mọi nhận thức và tư duy nội tại của mình. Nghĩa là người đó phải trải qua một cuộc hành trình nội tâm đầy vất vả: Từ chỗ trống rỗng vô thần bước sang ngưỡng cửa hữu thần; từ cõi hư không vô chủ tuyệt đối bước vào trong vũ trụ đầy ắp sự hiện hữu của Thiên Chúa Tạo Hóa; và sau cùng, từ vô ngã bước vào cõi hữu ngã; nói cách khác: Tôi không phải là cái gì vô hữu, hiện hữu mà thực ra không hiện hữu, chỉ hợp rồi lại tan; nhưng là một nhân vị hiện hữu thực sự. Chẳng những thế, tôi còn được thông phần vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, được gọi Người là Cha. Giữa Thiên Chúa và tôi luôn có một sự tương quan mật thiết.

Kinh nghiệm của một vị giáo sư

Những cảm nghiệm trong những cuộc hành trình nhận thức nội tâm từ Kitô giáo bước sang Phật giáo và từ Phật giáo quay trở về với Kitô giáo như chúng ta vừa trình bày trên, chính là kinh nghiệm bản thân và thực tiễn của Paul Williams.

Vốn được rửa tội và lớn lên trong Anh giáo, nhưng ngay từ khi còn trẻ Paul Williams đã say mê và miệt mài nghiên cứu môn học về các tôn giáo Á Châu, và anh đã trở thành giáo sư về môn học đó tại đại học University of Bristol. Ngoài ra, anh còn là chủ tịch của Hội nghiên cứu Phật giáo của Vương Quốc Anh «United Kingdom Association for Buddhist Studies» trong một thời gian dài, nghĩa là Paul Williams là một người rất thâm tín Phật giáo.

Nhưng với bấy nhiêu vẫn chưa đủ. Từ những hiểu biết về Phật giáo như thế, Paul Williams đã quyết định tin theo Phật giáo. Năm 1978, Paul Williams trình luận án tiến sĩ và cũng chính năm đó anh đã chính thức gia nhập Phật giáo. Tại Anh Quốc anh là người Phật tử nỗi danh, hăng hái truyền bá giáo lý giải thoát của Phật giáo, tức: Tự giác giác tha. Paul Williams quả là một người có lập trường dứt khoát: Vâng, đối mặt với những khuynh hướng tương tự nơi Hans Küng hay Raimundo Panikkar, Paul Williams luôn khẳng định sự bất dung hoà giữa Kitô giáo và Phật giáo.

Khúc quanh bất ngờ

Nhưng sau 20 năm sống như một Phật tử, Paul Williams đã bắt đầu nghi ngờ về cuộc sống tôn giáo của mình. Sự vô lý và thiếu lô-gích của thuyết luân hồi, cũng như lối sống đạo đức được phát sinh từ thuyết luân hồi đã khiến ông phải suy nghĩ nhiều về thái độ nhận thức tín ngưỡng từ trước tới nay của mình.

Cũng như nhiều người Tây phương khác từng say mê Phật giáo, Paul Williams cũng đã chủ trương rằng Kitô giáo bị chi phối bởi những tín điều vô lý; chỉ có Phật giáo mới phù hợp và đi đôi với những tri thức của khoa học tự nhiên tân thời. Vâng, trong khi chân lý của Phật giáo có thể kiểm chứng được qua sự phân tích triết học và qua sự suy niệm thực hành, thì Kitô giáo lại đề xướng một đức tin bất hợp lý và loại bỏ sự tham gia của lý trí.

Nhưng bây giờ, Williams đã gặp gỡ được thánh Thôma Aquinô, say mê nghiên cứu các sách vỡ của thánh nhân và suy tư tìm hiểu quan điểm triết học của ngài về Kitô giáo. Paul Williams đã nhận ra được rằng đức tin vào Thiên Chúa hoàn toàn không hề phản lại lý trí.

Hơn thế nữa, nay Paul Williams còn quả quyết là hình ảnh con người trong quan niệm Phật giáo rất lẻ loi và tiêu cực, trái lại hình ảnh con người trong Kitô giáo hoàn toàn tích cực. Williams viết: «Nếu giả như Phật giáo là chân thực… thì cuối cùng đối với hầu như tất cả chúng ta, cuộc sống cực khổ hiện tại cũng chỉ là hư không, hoàn toàn vô giá trị… Nhưng nếu đức tin Kitô giáo là chân thực, thì bấy giờ cuộc sống chúng ta – cuộc sống cá nhân của chúng ta – có một giá trị vô tận và tất cả chúng ta - xét như những nhân vị - sẽ có được khả năng có thể đạt tới được sự hoàn thiện viên mãn.»

Trong niềm hy vọng đó, Paul Williams đã quay trở về với đức tin Kitô giáo. Tuy nhiên, Paul Williams không trở lại với Giáo Hội Anh giáo mà trước kia ông đã được rửa tội, nhưng là gia nhập Giáo Hội Công Giáo với tất cả sự xác tín. Ông viết: «So sánh với đức tin Công Giáo, tôi nhận thấy rằng tất cả truyền thống Tin Lành, nhiều hay ít, chỉ biểu lộ một sự nghèo nàn sâu xa trong lãnh vực tinh thần và tâm lý.»

Trong ngày Lễ Phục Sinh năm 2000, Paul Williams đã được gia nhập Giáo Hội Công Giáo tại nhà thờ chính tòa Bristol.

Trong thời gian quay trở về với Kitô giáo, Paul Williams đã viết một loạt bài suy tư triết học mà ông đặt cho cái tên là «Những suy niệm phân tích.» Trước hết, qua những suy tư đó, Williams chỉ muốn tự trần thuật lại sự sám hối của mình mà thôi. Nhưng khi các bạn hữu Phật tử của ông phê bình và chỉ trích sự trở lại Công Giáo của ông, Williams đã cho xuất bản tập tùy bút như «Apologia và Confessio», như sự bào chữa và tuyên xưng đức tin đó thành một cuốn sách, tựa đề là: «The Unexpected Way: On Converting from Buddhism to Catholicism», xuất bản năm 2002 tại T &T Clark, Edinburgh/New York.

Trước hết, trọng tâm nội dung cuốn sách này là sự ghi nhận những cảm xúc mang tính cách cá nhân của tác giả. Nhưng những tư tưởng được trình bày trong đó còn mang một ý nghĩa đặc biệt, vì chúng phân tích và đánh giá niềm tin Kitô giáo trong tương quan với Phật giáo.

Những suy tư và nhận định của tác giả hoàn toàn được khoanh tròn trong chính sự việc; nói cách khác, sự phê bình Phật giáo của tác giả trước hết được nhấn mạnh trong:

  • Vấn đề về một vũ trụ quan vô thần và mang tính cách máy móc của Phật giáo;
  • Một nền đạo đức thiếu hợp lý, vì một đàng Phật giáo chủ trương thuyết nhân quả hay nghiệp chướng, tức có sự báo oán đền bù; nhưng một đàng khác Phật giáo lại phủ nhận bản ngã của tác nhân

Trong khi đó qua giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, đức tin Kitô giáo được trình bày một cách rõ ràng. Còn đối với những luồng tư tưởng thuần lý của một nền thần học mới, tác giả kết luận rằng:

  • Sự Phục Sinh của Đức Giêsu là là một thực tại có tính cách lịch sử, chứ không chỉ là mã số cho việc tồn tại của sứ điệp của Người.
  • Sự hiện diện thực tiễn của Đức Kitô trong Bí tích Thánh Thể và sự đồng trinh của Đức Maria chỉ có vẻ như nghịch lý.

Thật ra, để làm cho niềm tin Kitô giáo thêm phần khả tín, thì việc suy tư về những điều lạ thường và những điều huyền nhiệm là một việc cần thiết. Tiếp đến, một câu hỏi được đặt ra là sự diễn tiến nội tại của đời sống tâm linh con người như thế nào, điều mà Phật giáo vẫn chủ trương là hành vi của chủ thể, tức sự tự giác? Paul Williams cảnh cáo rằng đối với người Kitô hữu, mục đích sau cùng của cảm nghiệm tôn giáo là sự tương quan tình yêu với Thiên Chúa, điều mà người Phật tử hoàn toàn phủ nhận. Williams viết: «Bởi vậy, người Kitô hữu cần phải cẩn thận, chứ không thể dễ dàng chấp nhận lối tham thiền của Phật giáo một cách vô điều kiện.»

Đây là một cuốn sách được viết một cách dè dặt và hoàn toàn tập trung vào chủ đề, thỉnh thoảng cũng được tác giả thêm thắt vào những câu chuyện vui hài hước thanh nhã, nhưng luôn luôn thân thiện và đầy tính cách đối thoại. Và như đã nói trên, cuốn sách mang đầy những cảm xúc cá nhân của tác giả, nhưng nó cũng chứa đựng những bất đồng triết học quan trọng đối với Phật giáo. Phải chăng đây là một sự trùng hợp thích thú và cần thiết ngay chính trong thời đại «Thần học các tôn giáo» và cho những cuộc đối thoại liên tôn hiện nay?


Sách tham khảo:
Paul williams, "Mein Weg zu Buddha und zurück: Warum ich wieder Christ bin". Bản dịch của Katrin Krips-Schmidt. Pattloch Verlag, Mènchen 2006.

Lm Nguyễn Hữu Thy