Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2009

Ngày này năm xưa

Mời các bạn vào trang này xem Ngày Này Năm Xưa có gì ??? http://www.lessignets.com/signetsdiane/calendrier/index.htm

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2009

Mang Theo Lời Kinh Mẹ Đọc Trong Đời

Trần Thu Miên, Đoản Văn

Là người Công Giáo từ thuở chào đời. Mẹ dạy đọc kinh khi chưa biết nói. Được ăn học cả thời niên thiếu ở tu viện khổ tu Châu Sơn, Đơn Dương, Tuyên Đức. Nhưng niềm tin của tôi đã có lúc lung lay tận gốc rễ. Đã có những giai đoạn trong cuộc đời, tôi sống như người chưa bao giờ biết Chúa. Tôi quên đi nhà thờ mỗi tuần, hay có đi cũng chỉ vì ánh mắt hay nụ cười giai nhân. Mặc dù trong cơn khốn khó gian nan, tôi vẫn cầu xin. Niềm tin những lúc như thế là niềm tin ích kỷ bởi vì tôi chỉ nghĩ đến tôi, chỉ cầu xin cho riêng mình.

Đức tin tôi lung lay xáo trộn trọn tuổi hai mươi vì đời đã cho tôi lo âu sợ hãi, hoang mang nghi ngờ, và chán chường tuyệt vọng. Đối diện với cuộc chiến ở quê hương, với cái chết của người quen, với xáo trộn xã hội, với bất công, và đe dọa làm tôi mất niềm tin vào cuộc đời. Rồi từ mất mát này đến mất mát nọ, tôi xa dần tôn giáo, xa dần những sinh hoạt đức tin tưởng như không bao giờ quên được.

Một buổi sáng chủ nhật ở Đà Lạt, lúc đó đang theo học năm đầu ban triết ở đại học, thức dậy trong cơn chán đời trầm trọng, tôi quyết định bỏ lễ. Sau đó, cả tuần áy náy bất an về việc bỏ lễ. Rồi một tuần, hai tuần, ba tuần trôi đi; Tâm hồn dần già chai lỳ. Việc bỏ đi lễ chủ nhật không còn làm tôi băn khoăn áy náy nữa. Sau này lớn lên, mới nhận thức rằng người ta phải mất nhiều thời gian, công sức để học làm những việc đạo đức, nhưng nếu bỏ ngỏ không tiếp tục thì chẳng bao lâu tâm hồn ta chai đá và việc làm đạo đức quen thuộc sẽ trở nên vô nghĩa nhàm chán.

Mùa giáng sinh cuối cùng trước khi rời quê hương, tôi đi lễ nhà thờ Con Gà với vài người bạn. Đến nhà thờ trễ. Đứng cuối nghe thánh ca. Nhưng tâm hồn không còn rung động như lúc hát hay nghe thánh ca trong những đêm giáng sinh ở đệ tử viện Châu Sơn Đơn nữa. Đó là lần đầu tiên, tôi đến nhà thờ với trái tim người vô đạo. Từ sau lễ giáng sinh đó, tôi bắt đầu khoảng đời không còn niềm tin, xa rời tôn giáo. Quê hương cũng chuyển mình vào mùa ly loạn, tàn khốc cực kỳ. Tin chiến tranh, tin động viên, tin về tham nhũng, tin về những mất mát, thua trận, chạy lan ra như những đợt sóng thô bạo đẩy xô vào lòng người đã ngập ứ những hoang mang, chán chường, nghi ngờ, mệt mỏi.

Theo sóng người tản cư, tôi đi không định hướng, không mục đích rõ ràng. Vẫn thầm đọc kinh trong những đêm di tản lênh đênh ngoài biển. Lúc đó tôi tưởng chuyến đi của mình đầy hãi hùng nguy hiểm. Sau này nghe chuyện vượt biên của người nhà, bạn bè, và người quen mới biết cuộc ra đi của mình chả có gì đáng nói. Nhưng nếu không có Chúa quan phòng tôi đã không tới bến bờ bình an, dù chuyến đi xuôi chảy dễ dàng.

Những ngày đầu tại Hoa Kỳ là thời gian hoang mang, buồn nản. Tuy thế, vì dư đầy vật chất so với quá khứ ở quê nhà, tôi xa rời tôn giáo. Trong những phút kinh hoàng ở quê hương hay trên đường di tản tôi đã cầu nguyện nhiều bao nhiêu thì nay giữa đời bình an no đủ, tôi càng ngày càng không còn cầu nguyện và sống đạo như xưa. Thỉnh thoảng những lúc tuyệt vọng hay cô đơn quá, tôi mới cầu nguyện. Có những khi bị cuốn lôi vào dòng đời điên loạn, ham vui, lo cơm áo, tương lai, tôi quên bẵng Chúa trong đời. Tưởng như đời sống chỉ cần công ăn việc làm vững vàng, bằng cấp, danh vọng, cửa nhà, vợ con là đủ. Nhu cầu vật chất và mộng ước trần gian đã nhiều lần đẩy xô tôi ra ngoài niềm tin tôn giáo.

Cũng may, tôi đã được nuôi dưỡng bằng lời kinh của mẹ tôi, người đàn bà chất phác quê mùa, nhưng niềm tin sắt đá, vô biên. Mẹ mù chữ, nhưng thuộc lòng kinh bổn. Mẹ không may mắn được cầm trên tay cuốn Thánh Kinh, nhưng thuộc nằm lòng những lời Kinh Thánh mẹ nghe đọc ở nhà thờ. Mẹ không hiểu Giáo Lý, không biết Thần Học, mù tịt về Giáo Luật, nhưng mẹ sống bắng đức tin Công Giáo và sống vì đức tin ấy mỗi ngày. Tôi đã nghe mẹ nói ngàn lần: “Con hãy nhớ, được lời lãi cả thế gian, mà chết mất linh hồn thì ích gì!” Có những lúc bất chợt nhớ mẹ, tôi nghe rõ trong hồn, giọng mẹ đọc kinh rề rề, thành khẩn. Còn nghe cả tiếng cầu xin thì thào trên môi mẹ. Không quên được giọng mẹ hát thánh ca sau những buổi kinh tối gia đình, nghe quê mùa, mộc mạc, nhưng sống động, tin yêu, thành kính. Nhiều lúc tôi nghĩ mẹ lẩm cẩm, chỉ biết tin và giữ đạo mù quáng. Nhưng sau này lớn lên, tôi mới nhận thức rằng, niềm tin chân thành đơn sơ là niềm tin vững mạnh, bền lâu.

Niềm tin tôn giáo trong tôi đã chuyển mình thay đổi theo tuổi đời. Khi bước vào tuổi ba mươi, tôi bắt đầu nhận ra đời sống thu nhỏ dần, và nhu cầu tâm linh cũng nảy mầm theo sự nhận thức mới về cuộc đời. Niềm tin tôn giáo trở lại mạnh mẽ hơn lúc bước vào tuổi bốn mươi. Tôn giáo càng ngày càng trở nên nhu cầu tâm linh cần thiết. Càng ngày tôi càng thấy mình bé nhỏ lại. Càng ngày càng thấy niềm tin chính là tình yêu. Và chỉ có niềm tin và tình yêu mới đem lại bình yên. Càng ngày càng nhớ và thương những lời kinh, tiếng hát quê mùa của mẹ. Càng ngày càng khám phá ra gia tài vô giá mẹ cho là những câu kinh những bài thánh ca mẹ dạy thuở ấu thơ.

Cảm ơn mẹ đưa con vào đời bằng những lời kinh nguyện đơn sơ. Xin cho con đi hết cuộc đời với trái tim của người biết cảm nhận được hồng ân Chúa qua nụ cười tiếng khóc trẻ thơ, qua vỗ về an ủi của người yêu, qua chia sẻ thân tình của bạn bè, qua lắng lo đùm bọc của gia đình. Và xin cho con luôn luôn nhìn thấy Chúa trong mọi hòan cảnh, nơi chốn cuộc đời.

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2009

Xưng Tội

Tôi có một chị bạn theo Phật giáo, chị X, một hôm chị nói với tôi: “Bên Công giáo các anh sướng qúa, các anh tha hồ phạm tội, rồi xưng tội, thế là hết tội, rồi phạm tội tiếp; dođó cac anh dễ phạm tội. Chúng tôi không tin ai có thể tha tội, hễ phạm tội thì phải đền tội, đời này hoặc đời sau.”

Tôi cám ơn chị X, bởi chị cho tôi cơ hội hiểu niềm tin của chị và đồng thời hiểu về chúng tôi hơn. Nếu không có người Công giáo làm gương mù, thì chị đã không có nhận xet như thế.

Chính cái ở ngoài tôi như cái gương, cho tôi thấy rõ những vêt bẩn trên mặt. Chính sự khac biệt, cho tôi cơ hội học hỏi. Nếu ai cũng như tôi thì có gì phải học?

Dù lời của chị X có ý miả mai, nhưng tôi không buồn. Thực tế, lời phê bình, nói thật, ich lợi cho chúng ta hơn những lời ngợi khen.

Trong thân phận là con người có giới hạn, và cố gắng tìm về chân lý, tôi muốn chia sẻ với chị X, và với những ai có ý nghĩ như chị:

- Nhận thưc về tội?

- Xưng tội?

- Có được tha thứ không?

- Tại sao xưng tội với Linh mục?

- Câu hỏi dành cho chị X?

1. Nhận thưc về tội

Khi người Công giáo tham dự Thánh Lễ, họ đọc Kinh Cáo Mình, có đoạn: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa Toàn Năng và cùng anh chị em, tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót…”

1.1. Tư tưởng: Nếu tôi nhìn một phụ nữ, và thèm muốn được ngủ với phụ nữ đó, mặc dù thực tế tôi chẳng bao giờ ngủ với nguòi đó, là tôi đã phạm tội tà dâm, một trọng tội, phải sa hỏa ngục đời đời, nghiã là không bao giờ có ngày ra khỏi đó.

Nếu tôi thấy một vật trong hãng và tôi có ý muốn lấy căp, là tôi đã phạm tội ăn căp, dù tay tôi chưa chạm đến vật đó.

Nếu tôi ganh tị vì có người được may mắn, tài giỏi hơn tôi; hoặc tôi có ý nghĩ khinh khi kẻ kém tôi, dù tôi chưa nói ra miệng, thì tôi đã phạm tội rồi.

1.2. Lời nói: Nếu tôi nói những lời vô ich, hoặc để trêu chọc một người nào đó, hoặc nói xấu người vắng mặt...

1.3. Việc làm: Nếu tôi không tuân giữ Luật Chúa, Luật Giáo hội, Luật lương tâm, như: li dị, phá thai; chỉ quan tâm, vơ vet những gì có lợi cho mình, cho gia đình, còn những ai bị thiệt thòi thì mặc họ…

1.4. Những điều thiếu sót: Nếu tôi có thể giúp người ngèo; hoặc ai cần sự giúp đỡ của tôi, nhưng tôi không giúp.Tôi không cầu nguyện, không làm gương sáng…Với ý thức về tội như thế, người Công giáo thấy cần phải xưng tội.

2.Xưng tội:

Muốn được tha thứ, hối nhân phải:

2.1 Xet mình: Phải xet cac tội trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sot, dựa vào 10 điều răn của Thiên Chúa:

thứ nhât: thờ phượng một Đưc Chúa Trời và kính mến Người trên hêt mọi sự.

thứ hai : chớ kêu tên Đưc Chúa Trời vô cớ.

thứ ba : giữ ngày Chúa Nhật.

thứ bốn : thảo kính cha mẹ.

thứ năm : chớ giêt người.

thứ sáu : chớ làm sự dâm dục.

thứ bảy : chớ lấy của người.

thứ tám : chớ làm chứng dối.

thứ chín : chớ muốn vợ chồng người.

thứ mười: chớ tham của người.

Và 6 điều răn của Hội Thánh:

thứ nhât: dự Lễ ngày Chúa nhật cùng cac ngày lễ buộc.

thứ hai : chớ làm việc xac ngày Chúa nhật cùng cac ngày lễ buộc.

thứ ba : xưng tội trong một năm it là một lần.

thứ bốn : chịu Mình Thánh Đưc Chúa Giêsu trong mùa Phục Sinh.

thứ năm : giữ chay những ngày Hội thánh buộc.

thứ sáu : kiêng thịt ngày Thứ sáu, cùng những ngày Hội Thánh dạy.

2.2 Ăn năn tội: Sau khi xét các tội đã phạm, hối nhân phải có lòng ăn năn, chê gét các tội, vì tội xúc phạm đến Thiên Chúa là Đấng vô cùng tốt lành.

2.3 Quyết chí chừa tội: Đã ăn năn, hối nhân còn phải thật lòng xa lánh tội, không phạm các tội đã phạm và các tội hối nhân chưa phạm bao giờ, nghĩa là tuyệt đối không phạm bất cứ tội nào.

Trong Kinh Lạy Cha: “..và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.” Qua câu này, Thiên Chúa chẳng những đòi buộc hối nhân có lòng từ bỏ tội lỗi, mà còn đòi buộc hối nhân phải tha thứ cho những ai xúc phạm đến mình, thì hối nhân mới được tha tội. Vídụ: một người nào đó xưng tội, nhưng trong lòng vẫn hận thù, thì xưng tội vô ích, vì còn hận thù là chưa từ bỏ tội lỗi.

Chúa Giêsu nói rõ trong dụ ngôn: “Nươc Trời như Vua kia tính sổ.Thuộc hạ Vua dẫn đến Vua một người mang nợ Vua 1000 lượng vàng.Vua đòi bán vợ, con, nhà cửa của y để trả nợ. Hắn qùy xuống và van xin: ‘Thưa ngài, xin rộng lòng thương xot tôi, hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết’. Vua động lòng thương, tha hêt nợ cho hắn. Bước ra ngoài, hắn gặp người bạn mắc nợ hắn vài chỉ vàng, hắn nắm áo người bạn và bảo: ‘Trả nợ cho tao’. Người bạn qùy xuống van xin: ‘Xin anh rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ cố gắng trả cho anh’. Nhưng hắn không chịu, hắn tống cổ kẻ thiếu nợ hắn vào ngục. Thấy việc như thế, bằng hữu rât buồn, trình lại với vua. Vua cho đòi hắn đến và bảo: ‘Tên đầy tớ độc ac. Ta đã tha hết nợ cho ngươi vì ngươi xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như Ta đã thương xót ngươi sao?’ Vua bèn trao hắn cho lý hình tống vào ngục, cho đến ngày hắn trả hết nợ. Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ xử như thế, với những ai không tha thứ cho nhau. Mt 18:23-35

2.4 Kể rõ các tội: Hối nhân phải xưng các tội, không che dấu và không cố ý nói cho nhẹ bơt. Vídụ: một người phạm 10 tội, mà chỉ xưng có 9, còn một tội vì xấu hổ không xưng thì không hết tội, mà còn măc thêm tội dối trá. Trường hợp quên thì không kể.

2.5 Làm việc đền tội: Sau khi xưng tội, Linh mục đòi hối nhân làm một việc nào đó để đền tội. Vídụ: Tôi lấy cắp của ông A một ố tiền là 5,000 Mỹ kim, Linh mục buộc tôi phải trả lại số tiền cho ông A, nếu tôi không trả, thì tội của tôi chưa được tha. Gỉa dụ ông A đã qua đời, thì tôi phải trình lại với Linh mục. Nếu ngài nói, tôi phải trả số tiền đó cho các con của ông A, nhưng nếu tôi không làm, thì tội của tôi cũng chưa được tha; bởi không trả lại tiền, là tôi vẫn còn tham tiền của người, và cũng có nghĩa là tôi không thật lòng ăn năn và từ bỏ tội lỗi.

3. Có được tha thứ?

Hắn lấy tiền của cha hắn và bỏ nhà ra đi. Một thời gian sau, hắn tiêu hết tiền, hắn đói và đi ăn xin. Một hôm hắn gặp người bạn của cha hắn, hắn nói với ông:

- Cháu xấu hổ và ăn năn. Cháu muốn về nhà, nhưng không biết cha của cháu có tha thứ cho cháu không?

-- Cha cháu sẽ tha thứ, cháu cứ về đi. Bác biết không người cha nào không tha thứ cho con cái của mình, dù chúng có lỗi nặng đến đâu.

- Bác dò ý cha của cháu được không? Nếu cha của cháu tha thứ cho cháu, thì bác nói với cha cháu, treo một bong bóng màu hồng trước cổng nhà.

-- Bác sẽ làm theo ý của cháu.

Hôm sau, người con hoang đàng trở về, từ xa, hắn trông thấy không phải một bong bóng màu hồng, mà một rừng bong bóng màu hồng trên cổng, trên cành cây, trước nhà của cha hắn.

“Người nào trong các ông có 100 con chiên, bị mất một con, lại không để 99 con kia ngoài đồng, để đi tìm con chiên lạc? Tìm được, người ấy mừng rỡ vác lên vai. Về đến nhà, người ấy mời bạn bè đến và nói: ‘Chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên lạc’. Thật, tôi nói cho các ông biết, trên trời sẽ vui mừng vì một kẻ tội lỗi trở lại, hơn là 99 người ngay lành không cần sám hối, ăn năn.” Lc15:4-7

“Hễ ai xin thì nhận được. Ai tìm, sẽ thấy. Ai gõ, cửa sẽ mở cho. Có người nào, khi con mình xin bánh, lại cho hòn đá? Xin cá, lại cho con rắn? Anh em là kẻ xấu, còn biết cho con cái mình những thứ tôt lành, huống chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, Người sẽ ban của tôt lành cho những ai xin Người”. Mt 7:8-11

4. Tại sao xưng tội với Linh mục?

Thiên Chúa có toàn quyền quyết định việc tha tội cho chúng ta bằng cách Ngài muốn. Điều kiện đó, Chúa Giêsu đã nói rõ trong Sách Thánh:

Vào buổi chiều, nơi các môn đệ cư trú, các cửa đều đóng kín. Chúa Giêsu đến đứng giữa cac ông và nói: ‘Bình an cho anh em’. Nói xong Người cho cac ông xem tay và cạnh sườn Người. Các môn đệ vui mừng vì Chúa đã sống lại.

Chúa Giêsu: ‘Bình an cho anh em, như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em’. Nói xong, Chúa Giêsu thổi hơi trên các ông và bảo: ‘Anh em nhận lấy Chúa Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha. Anh em cầm buộc tội ai, thì tội người ấy bị cầm buộc.” John 20:19-23.

*

Phep Giải Tội ghi trên là nói trong trường hợp bình thường, nghiã là hối nhân có điều kiện gặp Linh mục. Trường hợp quân nhân ở mặt trận, hoặc hoàn cảnh không tìm được linh mục, nhưng nếu thật lòng ăn năn tội lỗi, chăc chắn Thiên Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta.

5. Vài câu hỏi với chị X

- Có phải niềm tin Phật giáo, giup chị tránh phạm tội, nghiã là chị trong sạch, thánh thiện, không lầm lỗi?

- Có phải khi những đứa con của chị phạm lỗi, chị không tha thứ cho chúng, vì niềm tin Phật giáo đã phủ nhận sự tha thứ?

- Có phải khi chị làm điều sai quấy với cha mẹ của chị, hoặc người nào đó, khi xin lỗi họ, là chị xin lỗi ngoài miệng, nhưng thâm tâm của chị, chỉ muốn làm thêm nhiều điều sai quấy, để cho họ thêm buồn?

**

Có bao giờ một người thật sự ăn năn tội lỗi, lại muốn làm buồn lòng thêm, người mà mình xin lỗi không? Phép Giải Tội của người Công giáo không phải là duyên cớ làm cho họ dễ phạm tội, nhưng vì yếu đuối, vấp ngả, họ phải xưng tội lại.

Phép Giải Tội của người Công giáo là điều rât cần thiêt, giải thoát họ khỏi quyền lực của tội lỗi, của ma quỷ và giúp họ sống xứng với phẩm giá làm người, và làm con của Thiên Chúa. Và chỉ những ai cố gắng sống xứng với địa vị làm người, và làm con của Thiên Chúa, mới được hưởng hạnh phuc thiên đàng.

“Đức tin mà không có việc làm là đức tin chêt”.

***

Lạy THIÊN CHÚA là sự thật, là sự sống, là sự sáng, và là CHA của chúng con; xin thương xót và dìu dăt chúng con, trên bươc đường đi về cõi vĩnh phúc. Amen ■

Nguyễn Hy Vọng

TB: Khi viêt xong bài Xưng Tội, tình cờ tôi thấy trên NET, có bài viêt nói đến vấn đề xưng tội. Dođó tôi chụp lại đoạn văn đó dưới đây:

---

Tại Ðại Hàn, nơi có nhiều tín đồ Phật Giáo trở lại Công Giáo. Giáo Hội đã làm một cuộc thăm dò với một câu hỏi đại ý như sau:

Tại sao bạn trở lại và chọn Giáo Hội Công Giáo. Một bác sĩ nổi tiếng trong nước đã trả lời như sau:

- Trở lại là một mầu nhiệm và có nhiều động lực thúc đẩy tôi trở lại. Một trong những động lực mãnh liệt nhất đó là sự kiện trong Giáo Hội Công Giáo, vị linh mục nhân danh Chúa để tha thứ tội lỗi. Ðối với tôi, đây là một khám phá vĩ đại nhất. Trong Phật Giáo không có sự tha thứ, dĩ nhiên có những nghi thức thanh tẩy, có việc cúng tế và cầu kinh, nhưng không có ai tha tội cả. Người tín đồ Phật Giáo vì có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế cho nên suốt đời bị dằn vặt dưới những gánh nặng tội lỗi của mình. Khi tôi biết rằng: Giáo Hội Công Giáo nhân danh Chúa tha thứ tội lỗi cho tôi, tôi hiểu được niềm tin này mang lại cho tôi những gì./.

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2009

Những Thứ Đẹp Nhất Thế Giới

Chùm ảnh: Những thứ đẹp nhất thế giới

Bé gái đẹp nhất thế giới là ai? Ngôi nhà đẹp nhất thế giới nằm ở đâu? Thành phố nào được mệnh danh là thành phố đẹp nhất?... mời các bạn thưởng lãm những hình ảnh dưới đây:

be gai

1. Bé gái đẹp nhất thế giới: bé Fatima đến từ Morrocco

cay cau

2. Cây cầu đẹp nhất thế giới, ở Nhật Bản

thac nuoc

3. Thác nước đẹp nhất thế giới, thác Niagra ở Mỹ & Canada

ngoi nha

4. Ngôi nhà đẹp nhất thế giới, tọa lạc ở Barcelona, Tây Ban Nha.
Chủ nhân của nó chính là cầu thủ bóng đá nổi tiếng Ronaldhino.

thanh pho

5. Thành phố đẹp nhất thế giới Vancouver, Canada

loai ngua

6. Loài ngựa đẹp nhất thế giới ở A-rập.

thuc vat

7. Loài thực vật đẹp nhất thế giới.
Trông nó thực sự rất giống giọt sương còn vương trên lá.

be trai

8. Cậu bé đẹp nhất thế giới - danh hiệu này thuộc về bé trai đến từ Pakistan.
Cuộc thi được tổ chức năm 2007 tại Australia, khi đó, baby boy này mới
1 tuổi 9 tháng.

doi mat

9. Đôi mắt đẹp nhất thế giới: đôi mắt của bé gái đến từ Afghanistan.

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2009

Dầu Dừa chữa Đủ Thứ Bệnh

3. DẦU DỪA CHỮA ĐỦ THỨ BỆNH


1) Chiến đấu với ung thư.

Năm 1998, tôi đang làm chủ một hãng computer ở New York. Tôi cũng có một hãng internet ở Phi Luật Tân, và cũng đang điều hành việc kinh doanh internet rất hứng thú ở Á Châu. Dù rất bận và hăng say với công việc, tôi vẫn không quên đi khám sức khỏe tổng quát hàng năm, kể cả chụp tia X ngực (mammogram). Kết qủa tháng 2 năm 1998 cho thấy sức khỏe của tôi không có vấn đề gì cả.

Nhưng vài tháng sau tôi bắt đầu thấy một cảm giác lạ ở ngực. Cuối tháng 10 thì thấy đau. Tôi đi bác sĩ thì lập tức được gởi tới bác sĩ về ung thư để xét nghiệm. Bác sĩ cho biết tôi bị ung thư ngực ác tính cần tiến hành giải phẫu gấp.
Tôi sửng sốt, tái người! Tại sao? Gia đình tôi không có tiền sử bị ung thư. Có phải do chất thải ô nhiễm ở New Jersey mà tôi đã sống 10 năm qua? Có phải công việc làm tôi bị căng thẳng (stresss) mà tôi không biết? Tại sao người ta bị ung thư?

Trước khi cắt bỏ tuyến vú, tôi cố gắng tìm xem có giải pháp nào khác không. Tôi đi một bác sĩ chuyên môn khác nhưng ông nói cùng một lời như bác sĩ trước. Tôi mong gặp một danh y với hy vọng ông nói tôi chỉ cần cắt bỏ một phần tuyến ngực hay chemotherapy. Sau cùng bác sĩ thứ năm nói thẳng với tôi: “Bà không còn chọn lựa nào khác. Ngay cả chúng tôi cũng không biết là có thể cứu được bà hay không nữa. Ung thư ở giai đọan 4, giai đoạn cuối cùng nguy hiểm nhất. Chúng tôi cần giải phẫu ngay lập tức.”

Mới tháng 2 không hề có dấu ung thư, 8 tháng sau tôi đứng trước ngưỡng cửa sự chết. Tôi qua cuộc giải phẫu và vài tháng chemotherapy.
Tôi phải uống thuốc liên tục sau đó vì gốc ung thư vẫn còn.

Tôi quyết định trở về Phi Luật Tân một chuyến. Tôi sở hữu một trang trại dừa để lấy cùi dừa khô làm dầu dừa. Tôi dự định trồng cà phê dưới cây dừa và bắt đầu trồng vườn dược thảo.

Năm 2001 tôi bắt đầu bị nhức đầu. Những cơn nhức càng ngày càng nặng đến nỗi tôi có cảm tưởng xương sọ bị nứt. Tôi đến một bác sĩ và yêu cầu được chụp quang tuyến X sọ.
“Bà có bị tai nạn gì không?” Bác sĩ hỏi.
“Không, Tôi chỉ cảm thấy dường như xương sọ bị nứt.”
“Làm sao bà biết bị nứt sọ? Có thể thuốc giảm đau mạnh sẽ giúp bà.”
“ Tôi biết nứt xương đau như thế nào mà. Tôi đã có vài xương gẫy và tôi biết nó đau làm sao rồi.”
Bác sĩ không tranh luận với tôi nữa và cho tôi chụp quang tuyến. Ngày hôm sau tôi trở lại để nghe kết qủa. Không phải tôi gặp một mà là tám bác sĩ. Họ chưa bao giờ thấy loại ung thư sọ não nào giống như của tôi. Phân nửa sọ của tôi giống như phó mát bị chuột gặm. Thật kinh hãi quá! Tôi hỏi họ tôi có hy vọng sống sót bao nhiêu phần trăm? Bác sĩ trả lời: “Ở Phi Luật Tân thì vô phương, may ra được 2 tháng”.

Tôi lập tức bay về Mỹ và đi bác sĩ ngay. Bác sĩ ở Manila đã fax và nói về tình trạng của tôi rồi. Ngày hôm sau tôi gặp bác sĩ giải phẫu thần kinh và được hẹn giờ cho mổ sọ. Bác sĩ làm nhiều xét nghiệm trước giải phẫu: MRI, chụp CT, chụp xương, thử máu, v.v. Họ làm các xét nghiệm y như lần trị ung thư vú ác tính trước. Từ ngực nay nó đã chạy lên sọ của tôi. Giải phẫu được hẹn vào sáng hôm sau.

Vùng ung thư chỉ cách mạch máu não một sợi tóc, cho nên bác sĩ không thể lấy hết khối ung thư ra, mà còn chừa lại khoảng 20% ngay sau trung tâm sọ phía trên mạch máu chính. Vì chemotherapy đã không thành công sau giải phẫu ngực, nên càng ít hy vọng hơn cho lần này. Vài tháng sau giải phẫu, tôi trở về trang trại của tôi ở Phi luật Tân để thăm gia đình.

Tôi rất yếu, chỉ có thể ngồi trên đồi nhìn các nông dân trồng cây cà phê giữa những hàng dừa. Tôi biết tôi cần phải làm gì đó để tăng cường hệ miễn dịch. Tôi muốn trồng một vườn dược thảo. Tôi bắt đầu tìm kiếm những cây thuốc nào có thể tăng sức đề kháng của tôi. Có thể là sâm hay khổ qua chăng? Tìm kiếm trên internet dẫn tôi đến trang dầu dừa (coconut oil). Tôi đọc về những thử nghiệm của bệnh viện cho bệnh AIDS ở Phi Luật Tân dùng dầu dừa. Tôi nghĩ nếu dầu dừa có thể tăng hệ miễn dịch và chữa bệnh AIDS, thì cũng có thể chữa ung thư.

Thế là tôi bắt đầu ăn 3 đến 4 muỗng canh dầu dừa mỗi ngày. Tôi cho dầu dừa vào cháo, vào chocolate nóng, tôi nấu ăn với dầu dừa. Tôi cũng uống nước dừa và ăn cơm dừa nữa.

Đến tháng bảy, 6 tháng sau khi rời bệnh viện, bác sĩ của tôi bắt đầu lo lắng. Họ cần quan sát phần ung thư vẫn còn ở trong sọ tôi. Vì vậy tôi bay trở lại Mỹ. Ung thư đã thuyên giảm rõ rệt gây ngạc nhiên sửng sốt cho các bác sĩ. Họ hỏi tôi đã làm gì. Tôi trả lời tôi đã tìm ra phương cách chữa bệnh: dầu dừa. Cho đến nay tôi vẫn dùng dầu dừa và không còn dấu vết của ung thư nữa.

Tôi đã lớn lên giữa rừng dừa ở Phi Luật Tân. Bà tôi thường làm dầu dừa cũng như những nông dân khác. Nhưng không bao giờ tôi ăn dầu dừa vì nghe nói nó có chất béo bão hòa (saturate fat), thay vào đó tôi đã dùng dầu đậu nành hay dầu bắp được hydrô hóa. Sống giữa dầu dừa nhưng mãi đến khi bị ung thư 2 lần tiếp giáp cái chết, và đang khi tuyệt vọng tìm kiếm phương cách chữa trị tôi mới phát hiện được giá trị đích thực của dầu dừa kỳ diệu này.
Julie Figueroa

2- Bệnh Pakinton (tay chân run rẩy)

Cha tôi (85 tuổi) đang bị nhiều bệnh lắm: mất trí nhớ, bệnh Pakinton, và ung thư máu. Chắc chắn cha tôi mắc bệnh Pakinton với các triệu chứng như: run rẩy, đi đứng không vững, khi đi không thẳng người lên được. Khi tôi nói với bác sĩ nhờ ăn dầu đừa, cha tôi đã không còn các triệu chứng trên. Bác sĩ không tin và nói nếu là bệnh Pakinton thì không thể khỏi như vậy. Nhưng trả lời thế nào đây khi cha tôi không ăn dầu dừa thì tay chân bị run trở lại?
Donna

3- Bệnh tuyến tiền liệt

Tôi bị sưng tuyến tiền (lành tính) đã vài chục năm . 7-8 năm nay tôi khó đi tiểu, phải đi bác sĩ và uống thuốc. Uống thuốc (trong vài năm) thì bị nghẹt mũi, ngưng thuốc thì mũi thông nhưng lại bí tiểu. Lúc đọc trên mạng biết biến chứng của thuốc là khó thở, tôi đổi thuốc, uống Saw Palmetto extract (dược thảo), vì có công dụng như thuốc tây (Proscar).
Tôi khám phá kết cấu của acid béo trong Saw Palmetto tương tự như của dầu dừa, ít nhất là vài tính chất chung, nên tôi bỏ Saw Palmetto (vì đắt hơn) mà chỉ dùng dầu dừa . Từ đó đến nay đã 3 năm tôi không bị vấn đề gì khi đi tiểu nữa.
Tilka

4- Bệnh AIDS
Sau đây là một trong những câu chuyện thành công về anh Tony V., 38 tuổi, nạn nhân của bệnh AIDS. Kinh nghiệm của anh đang đem lại hy vọng cho hàng triệu người bị bệnh AIDS khắp nơi trên thế giới.
Cuối thập niên 90 Tony đến Ả-rập Sau-đi làm việc trong nhà hàng và tiệm bán hoa. Chính tại đây anh nhiễm căn bệnh mà anh phải sống với nó cả đời. Trở về nhà ở Phi luật Tân năm 2002, anh đau khổ vô cùng khi biết mình đã bị nhiễm HIV.
Theo thời gian, sức khỏe anh suy yếu dần dần. Các loại nhiễm trùng chuyển biến đã tàn phá cơ thể anh. Tháng 7 năm 2003, anh phải vào bệnh viện cấp cứu vì bệnh trở nên trầm trọng.
Thuốc anh uống không thể ngăn được sự bành trướng của bệnh. Cơ thể anh đầy những nhiễm trùng nấm và những vùng da thương tổn. Anh bị sụt cân, hay ói mửa và tiêu chảy, kèm theo những cơn sốt, thường xuyên mệt mỏi, bị nấm ở miệng, và còn nhiều loại nhiễm trùng khác nữa kể cả viêm phổi mãn tính với những cơn ho không dứt. Viêm da phủ khắp đầu, mặt và người anh. Bác sĩ chẩn bệnh nói anh đã bị AIDS hoành hành ở giai đoạn cuối, không còn chữa được nữa, và cho anh về sống những ngày cuối cùng với gia đình.
Anh rời bệnh viện mang theo toa thuốc để ngăn giữ nhiễm trùng đang tàn phá cơ thể anh. Nhưng vì anh quá đau yếu không thể đi làm, anh không có tiền để mua thuốc. Anh không còn chút hy vọng. “Tôi thấy mình như ngọn nến chập chờn sắp tắt,” anh nói.
Không có tiền mua thuốc, anh xin Sở Y Tế giúp đỡ. Anh được giới thiệu tới bác sĩ Conrado Dayrit ở bệnh viện San Lazaro, Phi Luật Tân. Bác sĩ Dayrit là người đầu tiên thực hiện nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả chữa bệnh của dầu dừa trên những bệnh nhân nhiễm HIV, tại bệnh viện San Lazaro Phi-luật-tân.
Bác sĩ nói với Tony về dược tính của dầu dừa và bảo anh bôi dầu vào những chỗ đau, chỗ da bị viêm 3 lần một ngày cũng như ngày ăn 6 muỗng canh dầu dừa. Thoạt đầu, anh không tin là dầu dừa có thể chữa lành bệnh anh được. Anh có một vết thương nhỏ ở chân đã lâu ngày chữa hoài không khỏi, để thử nghiệm, anh bôi dầu lên đó mỗi ngày. Sau 3 ngày vết thương lành hoàn toàn. Phấn khởi, anh bắt đầu nghiêm túc làm theo lời bác sĩ.
Trong thời gian ngắn, thấy có biến chuyển tốt, anh bắt đầu “tắm” bằng dầu. Anh xoa dầu dừa từ đầu đến chân ngày 3 lần. Nhiễm trùng da dần dần biến mất.
Khi anh đến bệnh viện để thử máu theo định kỳ, các bác sĩ rất đỗi kinh ngạc. Anh nói: “Tất cả các bác sĩ đều bị kích động và không hiểu sự gì đang xảy ra. Họ hỏi tôi đã uống thuốc gì. Tôi nói với họ là tôi dùng dầu dừa.” Họ không thể tin rằng loại dầu dừa đơn giản như vậy lại có thể diệt vi rút và nhiễm trùng tốt hơn cả thuốc của họ.
HIV tấn công tế bào bạch huyết cầu ( tế bào T4) . Tính ác liệt của vi rút có thể được căn cứ trên số tế bào T4 trong cơ thể, ta gọi là số CD4. Trung bình, một người khỏe mạnh có số CD4 từ 535 đến 1145. Người bị nhiễm HIV thường có số CD4 dưới 535. Khi bệnh tăng, con số này tiếp tục giảm xuống.
Số CD4 của Tony khi chẩn bệnh là 270. Một năm sau khi anh vào nhà thương cấp cứu thì số này giảm còn 226. Sau khi dùng dầu dừa trong vài tháng, số này tăng lên 274, tuy vẫn còn thấp nhưng cứ đều đặn tăng dần - một dấu hiệu rõ ràng bệnh đã tiến triển tốt.
Sức khỏe Tony được hồi phục một cách không ngờ. Da của anh lành hẳn. Những cơn sốt nhẹ và triệu chứng của viêm phổi đã hết. Nấm biến mất. Mệt mỏi rút lui. Tiêu chảy và ói mửa không còn. Nhìn Tony, bạn không thể nghĩ là cách đó vài tháng anh bị bệnh AIDS. Mặc dù anh có thể không bao giờ tẩy trừ hẳn vi rút gây bệnh, nhưng anh vẫn có thể ít nhất sống một đời sống hơn bình thường và tận hưởng niềm vui trong những sinh hoạt hàng ngày.
Những nhân viên công tác xã hội và tập thể bệnh viện được tác động bởi tiến triển nhanh chóng của Tony, hiện đang dùng dầu dừa cho chính họ để duy trì và gia tăng sức khỏe.
Chưa đầy 9 tháng sau khi tiến hành việc chữa bệnh bằng dầu dừa, Tony đứng trước khán giả, và lần đầu tiên kể về câu chuyện của mình . Anh nói: “ Vi rút HIV cho đến nay vẫn chưa có thuốc nào chữa trị được. Thuốc trụ sinh không chế ngự được chúng, vì vậy bạn tôi nhiều người đã chết. Các bác sĩ hiện giờ không thể dự đoán tôi sẽ sống thêm được bao lâu nữa. Chín tháng trước khi chẩn bệnh cho tôi, bác sĩ đã nói tôi chỉ sống thêm được 3 tháng nữa. Nhưng hôm nay, ở đây, tôi đang đứng trước mặt quý vị, khỏe mạnh. Có thể tôi có một sứ mạng là chia sẻ kinh nghiệm này của tôi với tất cả mọi người mà tôi gặp gỡ.
Những người bị HIV/AIDS đang sợ hãi. Các bạn không còn phải sợ nữa. Nhiều năm về trước, bệnh lao là loại bệnh dịch trên thế giới, nhưng dần dần đã tìm được thuốc chữa trị. Đối với HIV, biết đâu chừng dầu dừa lại là giải pháp mà thế giới đang trông đợi.

Dầu dừa – Một vũ khí mới chống lại AIDS
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới, trong năm 2004 có khoảng 4,9 triệu người trên thế giới bị nhiễm siêu vi khuẩn làm suy giảm hệ miễn dịch của con người (HIV), là nguyên nhân gây bệnh AIDS. Năm ngoái, con số mắc bệnh AIDS đã lên tới mức kỉ lục. Ước lượng có tới 39,4 triệu người hiện đang sống chung với HIV. Ở Mỹ mỗi năm lại có thêm 40,000 trường hợp được báo cáo.
Vấn đề đối với HIV là, không giống như thuốc kháng sinh có thể diệt trừ vi khuẩn, những thuốc chống siêu vi chỉ có thể làm giảm mức độ trầm trọng của nhiễm trùng, chứ không có thể loại trừ chúng hoàn toàn.
HIV tấn công và làm suy yếu hệ miễn nhiễm. Khi khả năng phòng thủ của hệ miễn nhiễm bị suy yếu, các loại vi-rút khác cũng như vi-khuẩn và nấm độc sẽ tận dụng cơ hội này và gây nhiễm trùng cho cơ thể. Loại nhiễm trùng chuyển biến này là nguyên nhân gây nên những nhức nhối, khó chịu, và cuối cùng dẫn đến cái chết của các nạn nhân AIDS. Vì lý do này, bệnh nhân nhiễm HIV cần phải uống một loại thuốc pha trộn gồm nhiều thứ như kháng sinh, kháng vi-rút, chống nấm. Cũng có cả các loại thuốc chống ung thư trong hỗn hợp này, vì hệ thống miễn nhiễm khi bị suy yếu dễ làm phát triển bệnh ung thư. Người ta cũng nhận thấy có cả những phản ứng phụ không tốt.
Theo dòng thời gian, y khoa đã tiến những bước dài trong việc điều trị AIDS. Với những phác đồ điều trị và lối sống phù hợp, tuổi thọ của các bệnh nhân nhiễm HIV đã được tăng dần. Các loại thuốc chống vi-rút HIV đã có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Nhưng đối với tuyệt đại đa số bệnh nhân nhiễm HIV, giải pháp dùng thuốc này cũng không phải là một lựa chọn hữu hiệu. Chi phí cho việc sử dụng thuốc kiểm soát vi-rút theo kiểu này có thể lên tới 15.000 đô-la Mỹ cho mỗi người trong một năm. Con số này vượt quá khả năng tài chánh của nhiều nạn nhân.
Làm sao tìm được một phương pháp điều trị an toàn, hữu hiệu, rẻ tiền, đó mới là cách duy nhất để làm giảm nỗi đau của hàng triệu nạn nhân đang chịu căn bệnh HIV/AIDS dày vò. Cũng may là các nhà nghiên cứu đã tìm ra một giải pháp đầy triển vọng: dùng DẦU DỪA. Mặc dù dầu dừa chưa có vẻ như là một vị anh hùng cứu tinh, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy nó mang lại nhiều hứa hẹn cho việc điều trị HIV/AIDS.
Dầu dừa được cấu tạo bởi một nhóm chất béo đặc biệt mang tên triglycerides chuỗi trung bình: Tctb Khi ăn vào, cơ thể chúng ta biến Tctb thành chất a-xít béo chuỗi trung bình: ABctb và monoglycerides, cả hai chất này có đặc điểm có khả năng chống vi-rút. Những kiến thức về tác dụng của dầu dừa đối với bệnh nhân nhiễm HIV đã từng phổ biến trong cộng đồng bệnh nhân từ khi nhà nghiên cứu xứ Iceland tên Halldor Thormar công bố những nghiên cứu của ông về đề tài này từ đầu thập niên 1990. Kể từ đó, nhiều bệnh nhân nhiễm HIV đã thành công trong việc làm giảm khối lượng vi-rút, và có nhiều cải thiện về sức vể sức khỏe tổng quát, nhờ vào việc thêm dầu dừa hoặc các sản phẩm của dầu dừa vào trong bữa ăn của họ.

Những vi-rút nào được bao bọc bởi một màng mỡ, sẽ là những vi-rút rất kỵ tác động diệt trừ của ABctb trong dầu dừa. Khi ABctb tiếp xúc với những vi-rút này, nó sẽ thấm vào màng bên ngoài của vi-rút, làm chúng bị mất ổn định tới mức màng bao bị tan rã, và giết chết vi-rút. Vi-rút HIV có một màng mỏng chất béo bao bọc, do đó sẽ dễ bị tác động hủy hoại của ABctb. Các nghiên cứu đã cho thấy khi ABctb được đưa vào máu và tinh dịch của nạn nhân HIV, vi-rút sẽ bị tiêu diệt ngay. Bác sĩ Thormar và các đồng nghiệp báo cáo rằng ABctb tạo ra chất hydrogel * “và trong ống nghiệm nó có khả năng vô hiệu hóa vi-rút cao tới hơn 100.000 lần, trong một phút.” Các nhà nghiên cứu còn nói thêm rằng, chúng là “những kẻ tiêu diệt các vi-rút truyền qua đường tình dục.”
Các nghiên cứu cho thấy ABctb không chỉ hiệu quả trong việc tiêu trừ vi-rút HIV, mà còn cả rất nhiều vi-rút khác có màng bọc chất béo, chẳng hạn các vi-rút gây bệnh sởi, chứng mụn giộp (herpes), viên gan C, chứng viêm miệng, CMV (cytomegalovirus). ABctb cũng có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có màng bao bằng mỡ, cũng như nấm và cả kí sinh trùng. (Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae, Staphylococcus aureus, Helicobacter pylori, Candida albicans, and giardia)
Dầu dừa có công thức cấu tạo căn bản gồm ABctb, và có khả năng làm giảm những nhiễm trùng cơ hội mà các nạn nhân AIDS đều phải gánh chịu. Không như những thuốc hỗn hợp khác dùng trong việc điều trị HIV/AID, dầu dừa thì hoàn toàn vô hại, làm một sản phẩm của tự nhiên đã được sử dụng như một loại thức ăn an toàn hàng ngàn năm nay. Nó cũng không hề có những phản ứng phụ nguy hại.
Một số những triệu chứng thường gặp gắn liền với bệnh AIDS, là chứng tiêu chảy kinh niên, kém hấp thụ chất béo, suy dinh dưỡng, sụt cân, suy kiệt, và rất nhiều biến chứng khác do nhiễm trùng chuyển biến. Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy có những cải thiện vượt bực về những tình trạng này khi các bệnh nhân được cho ăn dầu dừa hoặc Tctb (triglycerides chuỗi trung bình). Chẳng hạn trường hợp C.A.Wanke và các đồng nghiệp thử nghiệm trên 24 bệnh nhân nhiễm vi-rút HIV đang bị tiêu chảy kinh niên, kém hấp thu chất béo, hoặc suy dinh dưỡng. Các bệnh nhân được chia ngẫu nhiên vào một trong hai nhóm. Tctb được đưa vào khẩu phần của một nhóm. Nhóm kia thì không. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng, những bệnh nhân có ăn chất Tctb giảm đáng kể số lần đi cầu, lượng phân, lượng chất béo trong phân. Điều này cho thấy sự cải thiện rõ rệt trong tình trạng dinh dưỡng. Sự hấp thụ tốt chất dinh dưỡng sẽ dẫn tới sức khỏe và chức năng miễn nhiễm được cải thiện.
Tổ chức Keep Hope Alive (Mãi luôn Hy vọng) đã thu thập tài liệu về nhiều trường hợp được báo cáo, có nhiều cải thiện rõ nét sau khi dùng sản phẩm dừa. Trong một số trường hợp, hoàn toàn không còn dấu hiệu nhiễm trùng. Thí dụ, một người có khối lượng vi rút từ 600.000 con, giảm xuống tới mức không tìm ra được nữa, trong vòng hai tháng, nhờ mỗi ngày dùng thêm một chén nước cốt dừa, cùng với ngũ cốc nấu chín, theo một chế độ ăn uống nhiều hoa quả và rau cải tươi . Anh ta không hề đụng tới các loại thuốc chống vi-rút.
Trường hợp thứ hai, một bệnh nhân mang lượng vi-rút là 900.000, ăn một nửa trái dừa mỗi ngày. Sau bốn tuần lễ, lượng vi-rút giảm xuống còn 350.000. Sau hai tháng, lượng vi-rút này giữ nguyên như cũ, và bác sĩ đã thêm thuốc Crixivan** vào phác đồ điều trị. Sau bốn tuần lễ, lượng vi-rút xuống tới mức không thể tìm được. Không giống như trường hợp thứ nhất, bệnh nhân thứ hai này là một người Mỹ với chế độ ăn uống tiêu biểu của Mỹ, bao gồm một lượng lớn thức ăn vặt vãnh. Tình trạng của anh còn có thể tiến triển tốt nếu có một chế độ ăn uống tốt hơn.
Một trường hợp khác nữa: Một người mỗi ngày dùng một ly cốt dừa, trong vòng bốn tuần lễ. Sau đó số lượng vi-rút HIV trong người anh giảm tư 30.000 còn 7.000. Cả số CD4 và CD8 đều tăng gấp đôi. Anh không hề dùng thuốc kháng vi-rút.
Cuộc thí nghiệm lâm sàng đầu tiên sử dụng dừa trong việc điều trị bệnh nhân HIV do bác sĩ y khoa Conrado Dayrit báo cáo vào năm 1999. Trong cuộc nghiên cứu này, 14 bệnh nhân nhiễm HIV được cho dùng mỗi ngày ba muỗng canh dầu dừa hoặc monolaurin (một loại thực phẩm bổ sung chế biến từ dừa). Sáu tháng sau, có 60% số người tham gia chương trình có những dấu hiệu cải thiện. Những dấu hiệu này được đo lường qua số lượng CD4, lượng vi-rút giảm, và sức khỏe tổng quát tốt hơn. Đây là cuộc nghiên cứu đầu tiên cho thấy dầu dừa thực sự có tác dụng chống vi-rút và có thể sử dụng thành công trong việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV.
Lượng dầu dừa sử dụng cũng quan trọng. Lượng dầu càng cao thì càng hiệu quả trong việc vô hiệu hóa vi-rút và những vật vi sinh gây bệnh. Những đối tượng tham gia cuộc nghiên cứu của Bác sĩ Dayrit chỉ dùng 3 muỗng canh rưỡi mỗi ngày; Tony dùng 6 muỗng. Các tài liệu nghiên cứu các trường hợp dùng dầu dừa kết hợp với những liệu pháp khác cho thấy chế độ ăn uống và lối sống cũng rất quan trọng. Ăn những thức ăn lành mạnh, có lợi cho sức khỏe, và tránh những thức ăn vặt vãnh, giúp tăng cường hệ miễn nhiễm và nâng cao tỉ lệ thành công.
Sử dụng nhiều dầu dừa, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, có vẻ là một giải pháp điều trị nhiễm HIV, đầy hứa hẹn, an toàn và rẻ tiền.
Vì dừa có thể trồng ở bất cứ nơi nào trên thế giới, nơi HIV đang là một vấn đề y tế nghiêm trọng, dùng dầu dừa xem ra lại là một giải pháp khả thi, thú vị, cho bệnh dịch toàn cầu này.

** Liều lượng dùng dầu dừa (Using coconut internally)

Liều lượng duy trì hàng ngày (maintenance dose)

Một câu hỏi thường được nhiều người đặt ra là “Mỗi ngày chúng ta có thể ăn bao nhiêu dầu dừa?” Câu trả lời đơn giản là: bất cứ số lượng nào mà bạn thấy dễ chịu, phù hợp vói cơ thể của bạn. Ngay cả nửa muỗng cà phê mỗi ngày cũng có thể giúp ích cho bạn.

Bạn có thể theo bảng hướng dẫn sau theo sức nặng của bạn:


Cân nặng ( lb / kg ) Muỗng canh dầu dừa

175+ 79+ 4

150 68 3,5

125 57 3

100 45 2,5

75 34 2

50 23 1,5

25 11 1

Đây chỉ là hướng dẫn chung, chứ không nhất thiết phải dùng đúng số lượng trên. Có nhiều người kinh nghiệm được kết qủa tốt đẹp với chỉ một muỗng canh dầu dừa mỗi ngày. Hãy nhớ là bất cứ liều lượng nào cũng có ích. Tăng lên hay giảm đi một chút giữa ngày này với ngày khác đều được cả.

Bạn có thể ăn dầu dừa theo sở thích của bạn. Có người nuốt thẳng luôn một muỗng dầu dừa, có người hòa vào cà phê, trà, nước trái cây, hay thức ăn. Cách dễ nhất là dùng dầu để xào nấu thay cho các loại dầu ăn khác.

Tôi cũng đề nghị các bạn không nên ăn số lượng dầu mỗi ngày trong một lần. Chia ra làm nhiều lần trong ngày, hay ít nhất hai lần. Bạn cũng đạt số lượng dầu dừa này qua việc ăn cái dừa và nước cốt dừa.

Liều lượng dùng khi chữa bệnh (Therapeutic dose)

Trong hầu hết các trường hợp, ngay cả khi bạn bị bệnh, 3 muỗng canh rưỡi dầu dừa mỗi ngày là đủ. Tuy nhiên, tính kháng sinh của ABctb là do tích lũy (accumalative), cho nên càng nhiều ABctb trong cơ thể thì chúng sẽ càng giúp tiêu diệt nhiễm trùng nhanh hơn. Bạn có thể dùng gấp hai lần liều lượng hàng ngày nếu bạn thấy cần thiết. Có bác sĩ đề nghị 6 muỗng canh dầu dừa hay hơn cho người bị bệnh nặng. Đừng dùng liều lượng này trong chỉ một lần. Một muỗng canh dầu dừa mỗi 2 hay 3 tiếng là tốt nhất. Nhiều dầu qúa, bất cứ loại dầu ăn nào, nếu bạn không quen sẽ làm bạn bị tiêu chảy, cho nên chia ra nhiều lần trong ngày và dùng chung với ít thức ăn hay thức uống.

Không có gì là nguy hiểm cả khi bạn dùng qúa liều dầu dừa. Dầu dừa là thức ăn chứ không phải là thuốc uống. Đã có nhiều dân cư dùng gấp đôi liều lượng hàng ngày trong nhiều năm mà không bị phản ứng gì cả. Tôi đã từng dùng 14 muỗng mỗi ngày mà không gặp vấn đề gì cả. Nếu bạn dùng nhiều hơn cơ thể bạn có thể kham nổi, thì triệu chứng xấu nhất mà bạn có thể kinh nghiệm đó là đi tiêu chảy hoặc có thể cảm thấy khó chịu trong đường ruột một lúc thôi. Để tránh tình trạng này, chỉ cần giảm lại lượng dầu dừa.

Nếu bạn không thể dùng dầu dừa hay ăn uống gì được vì bị buồn nôn hay ói mửa, bạn hãy xoa dầu vào vùng có bệnh đó. Ít nhất cách này bạn có được vài lợi ích từ dầu dừa. Nếu bạn không bị vấn đề gì khi dùng dầu dừa lúc bệnh thì “trong uống ngoài xoa” là cách tận dụng tốt nhất về hiệu năng chữa bệnh của dầu dừa. Như thế bạn được lợi gấp hai lần.

DẦU DỪA và CHOLESTEROL

Một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất về dầu dừa là nó làm cho lượng mỡ trong máu cao. Điều này hoàn toàn sai. Dầu dừa hoàn toàn không chứa cholesterolesterol. Cholesterolesterol được tìm thấy chỉ nơi mỡ của động vật. Dầu dừa là sản phẩm của thực vật nên không có cholesterolesterol.

Một quan niệm sai khác nữa là dầu dừa làm tăng cholesterolesterol trong máu nên gây bệnh tim. Ý tưởng về tất cả các chất béo no ( saturated fats) tăng cholesterolesterol thì thật là qúa đơn giản hóa. Không phải mọi chất béo no đều gây cholesterolesterol. Mặc dù acid béo chuỗi trung bình trong dầu dừa la chất béo no, nhưng chúng tốt cho tim và giúp ngăn ngừa bệnh tim.

Dầu dừa không gây tác dụng có hại trên mực độ cholesterolesterol. Bạn hãy đợc lại câu trên lần nữa vì nó rất quan trọng cho bạn nắm được ý. Dầu dừa tốt cho tim, hơn bất cứ loại chất béo nào khác.

Khi dầu dừa được thêm vào thức ăn thì hiệu qủa về mức độ cholesterolesterol của từng người khác nhau. Có người thấy sự thay đổi chút ít, trong khi người khác kinh nghiệm sự thay đổi đáng kể như những trường hợp ghi chú sau:

Tôi có vài băn khoăn về tác dụng của dầu dừa ( tôi nghĩ nó có thể làm tăng mức cholesterol/trigs chăng). Sau một tháng dùng 2 muỗng canh dầu dừa một ngày và sau khi xem xét bảng lipid, không có gì thay đổi cả. Chúng vẫn cùng một kết quả thử máu như một năm trước.
Ray L.

Bạn có thể thích thú khi biết rằng từ lúc tôi dùng dầu dừa hai năm rưỡi qua, lượng cholesterolesterol đã giảm xuống từ mức nguy hiểm, lượng triglycerids cũng xuống. Tôi đã ngừng uống thuốc cho bệnh tim, giảm 24 kg (53lbs), tóc mọc thêm và tóc bạc đã trở lại màu tóc như trước.Vợ tôi giảm 24 kg, con gái tôi giảm 14 kg.
RJ

Tôi vừa trở lại từ văn phòng bác sĩ và lượng tổng số cholesterolesterol đã giảm từ 260 xuống 180. Bác sĩ của tôi rất mừng. Tôi đã đến với bà hơn 15 năm qua , mỗi lần có kết qủa thử máu là mỗi lần bà quở tôi: “Vẫn luôn cao như vậy”
Tôi đã luôn dùng dầu olive trong nhiều năm, nhưng bắt đầu dùng dầu dừa trong nấu nướng ( chỉ thỉnh thoảng mới dùng dầu olive). Số triglycerided của tôi giảm từ 187 còn 109.
SA

Tôi 51 tuổi, cao 6 feet ( 1m8), trước khi dùng dầu dừa nặng 221 pounds ( 99kg). Tôi đã thường đi bác sĩ để khám sức khỏe hàng năm. Kết qủa xét nghiệm máu cho biết mức triglycerides là 400, tổng cộng cholesterolesterol là 237, và HDL là 40. Tôi giật mình. Tôi bắt đầu tìm trên internetxem có cách nào giúp cải thiện tình trạng của tôi không, và tôi đã đọc về dầu dừa. Những điều tôi đọc được làm tôi ngạc nhiên vì tôi thường nghe tiếng xấu về dầu dừa cũng như những dầu của vùng nhiệt đới khác. Tôi mua quyển “Dầu Dừa Kỳ Diệu” (The Coconut Oil Miracle) và khám phá ra những tuyệt vời của nó. Tôi không dùng đường chế biến nữa, giảm lượng khoai trắng, giảm ăn bánh mì làm bằng bột mì được tẩy trắng và thay tất cả những loại dầu ăn được hydro hóa bằng dầu dừa. Tôi đã đạt được những kết quả không ngờ. Sau khi theo những hướng dẫn mới này trong 5-6 tuần, tôi đi thử máu lần nữa. Bây giờ tôi cân nặng 197 pounds ( 88kg), triglycerides 85, tổng cộng cholesterolesterol 145, HDL 44. Cám ơn bác sĩ rất nhiều về việc nghiên cứu cũng như bền chí trong việc đưa ra sự thật về những sản phẩm của dừa khi nó đã và có thể vẫn đang chưa được phổ biến.
Jeff C.

Trong nhiều năm việc đo lượng cholesterol đã trở thành phương tiện giúp cho bác sĩ thẩm định mức độ nguy hiểm của bệnh tim. Trong qúa khứ chỉ có mức tổng số cholesterol là được đo. Dần dần các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng HDL mới thực sự tốt cho bạn và giảm nguy hiểm cho bệnh tim.
Gần đây nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đo tiêu chuẩn cholesterol sau khi người ta ăn các loại dầu khác nhau.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng chất béo không no trong dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu cây rum ( safflower), dầu bắp giảm lượng tổng số cholesterol ( total cholesterol ) hơn dầu dừa. Điều này đã được cho là chất béo không no ( polyunsaturated ) của dầu thực vật ngừa bệnh tim trong khi dầu dừa thì không. vấn đề vối những nghiên cứu này là họ chỉ đo lượng tổng số cholesterol , mà bỏ qua lượng HDL ( tốt) cholesterol .
Những nghiên cứu mới đã đo phân số cholesterol và tính tỉ số này (tổng số cholesterol / HDL cholesterol). Một khám phá thú vị được tìm ra. Dầu dừa làm tăng HDL cholesterol có liên quan đến LDL ( xấu) và tổng số cholesterol . Mặc dù hầu hết dầu thực vật giảm lượng tổng số cholesterol hơn dầu dừa, nhưng dầu dừa cải thiện tỉ số cholesterol hơn những loại dầu khác! Vì thế, căn cứ trên tỉ số cholesterol , dầu dừa ngăn ngừa bệnh tim hơn bất cứ loại dầu nào khác.
Một nghiên cứu thú vị đã được thục hiện ở Sri Lanka, nơi mà dầu dừa thông thường được dùng. Mực cholesterol được đo trên những người hàng ngày vẫn thường dùng dầu dừa trong bữa ăn. Những người này được đổi sang ăn dầu thực vật chất béo không no ( polyunsaturated vegetable oil). Sau vài tuần họ được đo cholesterol. Đây là điều được khám phá. Khi được chuyển từ dầu dừa sang dầu bắp ( corn oil),
tổng số cholesterol giảm từ 179,6 xuống 146m/dl
LDL (bad) cholesterol giảm từ 131.6 xuống 100,3mg/dl
Hai thay đổi này xem ra tốt, nếu chỉ xem xét riêng chúng, và tỏ dấu rằng dầu bắp vượt xa dầu dừa trong việc ngừa bệnh tim.
Tuy nhiên khi HDL ( tốt ) cholesterol được đo, thì nhận định trên hoàn toàn bị đảo ngược.
HDL (tốt) cholesterol giảm từ 43,4 xuống 25,4mg/dl
là điều không tốt.
Tỉ số cholesterol tăng từ 4,14 lên 5,75
là điều chắc chắn không tốt.
Cần ghi nhớ rằng tỉ số cholesterol 5,0 là trung bình; lớn hơn 5: xấu; nhỏ hơn 5: tốt.
Khi họ ăn dầu dừa, tỉ số cholesterol là 4,14 cho biết tình trạng nguy hiểm thấp
Khi họ ăn dầu bắp, tỉ số cholesterol vọt lên 5,75 là dấu nguy hiểm ở mức cao.
Do đó cho dù dầu bắp có làm giảm lượng tổng số cholesterol , nó lại làm tăng tỉ số cholesterol , vì thế tăng sự rủi ro cho bệnh tim. Và theo việc nghiên cứu này thì dầu dừa ngừa bệnh tim trong khi dầu bắp lại gia tăng rủi ro này.
Tôi cũng nhận thấy rằng khi người ta thêm dầu dừa vào thức ăn của họ thì tổng lượng cholesterol có thể tăng chút ít hay giảm chút đỉnh, nhưng trong trường hợp nào thì HDL (tốt) cholesterol đều tăng, vì vậy làm giảm tỉ số cholesterol và làm giảm rủi ro mắc bệnh tim.
Có những người trở nên lo sợ khi thấy sau khi dùng dầu dừa một thời gian, tổng số cholesterol tăng lên. Tại sao vậy? Tôi giải thích cho họ rằng đó là vì HDL cholesterol tăng, do đó tổng số tăng. Hãy nhớ rằng tổng số cholesterol một mình không phải là dấu chỉ của bệnh tim.


Dầu dừa chữa vết thương

Paul Sorse là một người đặc biệt nhất mà tôi đã từng gặp. Tôi bao giờ quên một ngày kia, lúc tôi đang ngồi ăn trưa trong một quán nhỏ của ông ở Newport, Rhode Island, thì một người đàn ông xăm xăm đi vào cửa trước. “Ông Paul đâu ?” Ông ta nhăn nhó la lên trong đau đớn. Miếng vải buộc chặt tay ông đã ướt đầm đìa, và máu đang nhỏ giọt xuống đất. Tôi không thể ăn nổi miếng nào nữa ngay khi ông ta xuất hiện.

Chủ quán là một người Phi luật Tân, dáng hơi nhỏ, từ phòng phía sau bước ra và hỏi: “Anh làm sao vậy ?”

“Tôi bị tai nạn. Máy cắt cỏ vào tay. Ông giúp tôi với.

“Anh vào đây.”

Paul đưa người bị thương vào sau quầy và xem xét vết thương. Phần trên của ngón tay cái lệch về một phía, chỉ dính vào ngón tay nhờ lớp da mỏng. Cũng may là không bị gẫy xương. Paul cầm phần đầu ngón tay này đặt vào đúng vị trí, dùng gạc vải băng ngón tay lại, rồi đổ dầu dừa cho ướt đẫm gạc băng.

“Anh nhớ giữ cho gạc băng luôn thấm dầu dừa. Mấy ngày nữa trở lại gặp tôi.”

Vài tuần sau tôi gặp lại người đàn ông này, vì anh cũng là khách hàng thường xuyên của Paul. Tôi rất đỗi kinh ngạc khi thấy ngón cái của anh đã hoàn toàn lành hẳn, và không để lại vết sẹo.

Những chuyện xảy ra như vậy là chuyện thông thường. Paul có một danh sách dài những khách hàng trung thành đến với ông để tìm lời chỉ bảo cách điều trị cho nhiều vấn đề khác nhau về sức khỏe. Mặc dù ông không phải là thầy thuốc có bằng cấp, nhưng bệnh nhân với mọi vấn đề về sức khỏe từ khắp nơi đã đến gặp ông.

Một phụ nữ trung niên giải thích rằng bà đã nhiều năm phải khổ sở về một bệnh ngoài da mãn tính, mà ngay cả bác sĩ cũng không rõ là bệnh gì. Các bác sĩ đã cho bà nhiều loại dầu xức, kem, và thuốc uống, nhưng tất cả đều vô hiệu. Bà thất vọng và sẵn sàng thử bất cứ điều gì có thể làm giảm bớt tình trạng của bà. Paul chỉ cho bà dùng dầu dừa xoa vào chỗ da bị bệnh. Bà bắt đầu mỗi ngày làm theo hướng dẫn và sửng sốt khi thấy mình khỏi bệnh, cứ như một phép lạ. Bà trở nên một người hâm mộ ông và tiếp tục đến tiệm để mua dầu.

Cả tôi cũng được một chữa lành lạ lùng nữa. Phía sau đầu tôi có một u nang cứng to bằng đồng 25 xu. Bác sĩ muốn mổ để lấy nó đi, nhưng trước khi mổ, tôi đến gặp Paul trước. Ông nói tôi dùng tay chà nhẹ dầu dừa lên lên chỗ u. Tôi cứ tiếp tục xoa thêm dầu dừa, giữ cho chỗ u luôn ẩm. Tôi làm như thế trong vài giờ khi xem TV. Sau một lúc, chỗ u bắt đầu mềm và bất ngờ chất lỏng bên trong khối u thoát ra ngoài qua lỗ chân lông, và khối u biến mất. Không có dấu hở miệng. Nó không bao giờ tái trở lại.

Mới đầu tôi ngạc nhiên về vài việc chữa lành chứng kiến tận mắt ở tiệm của Paul cũng như nghe những gì mà khách hàng kể lại. Nhưng dần dần những « phép lạ » này trở nên quen thuộc với tôi. Sự chữa trị của Paul luôn luôn bao gồm việc dùng dầu dừa. Dầu dừa là sản phẩm duy nhất mà Paul bán.

Danh tiếng của ông như một người chữa lành, chỉ dùng dầu dừa, được khắp thành phố biết đến. Ông thực sự tin tưởng vào khả năng chữa lành của dầu dừa và muốn giúp người khác hơn là ông muốn tiền bạc của họ. Với ông, dầu dừa là thứ chữa bách bệnh, hữu dụng cho mọi loại bệnh. Nhiều khách hàng của ông cũng đồng ý như vậy.

Chúng tôi trở thành bạn thân. Ông không ngừng nói về dầu dừa của ông và mơ ước ngày nào đó ông có thể chữa trị cho cả thế giới khỏi bệnh tật. Mọi cuộc đối thoại của ông đều bắt đầu và kết thúc về dầu dừa. « Về thức ăn, dầu dừa là vua, xoài là nữ hoàng », ông nói như vậy. Cầm bình dầu dừa trong tay, ông nói: « Bí quyết của sức khỏe nằm trong bình này. Có hàng triệu người trên thế giới đang chết dần vì đói và bệnh tật. Điều này làm tôi rất buồn khi thấy mình có câu giải đáp cho vấn đề mà vẫn chưa làm gì được ! »

Khi sử dụng như dầu bôi, không gì có thể sánh được với dầu dừa. Paul nói dầu dừa chữa mọi loại bệnh về da, ngay cả bệnh vảy nến (psoriasis). Da cần được giữ ẩm luôn luôn với dầu dừa cho tới khi lành hẳn. Dầu dừa cầm máu khi xoa lên với một chút ấn nhẹ. Nó phòng ngừa nhiễm trùng. Khi xoa bóp toàn thân dầu dừa giúp điều hòa thân nhiệt ; nếu bạn bị sốt dầu dừa sẽ giúp hạ sốt. Dầu dừa làm giảm nhức, đau, và sưng của vết ong đốt, sâu bọ cắn, nhiễm cỏ độc (poison ivy). Rất tuyệt vời khi chữa phỏng, ngăn ngừa chứng thối loét do nằm liệt giường, giúp da căng trẻ, chữa mụn, gầu, làm dịu môi khô nứt, da cháy nắng, da tê cóng, sởi của em bé, và đau lợi.

Dùng trong thời kỳ mang thai, có thể ngừa những vết đốm căng da cũng như làm da mau đàn hồi lại sau khi sanh.

Paul nói rằng dầu thấm vào da qua lỗ chân lông, tẩy sạch chúng và cho phép cơ thể bài tiết chất bẩn ra ngoài. Khi lỗ chân lông thải chất dơ, chúng bị nghẹt và gây ra mụn nhọt, mụn đầu đinh,...Khi dầu thấm vào lỗ chân lông, nó sẽ làm chảy tan những chất cặn này.

Dầu dường như có tác động kỳ diệu trên hầu hết các bệnh về da. Vợ tôi có một bớt ruồi đậm màu lớn bằng cục tẩy viết chì ở ngực. Paul nói vợ tôi có thể làm bay vết bớt đi bằng cách bôi dầu dừa và giữ chỗ đó luôn có dầu. Bôi ngày một lần thì dần dần cũng hết nhưng sẽ lâu hơn. Cô bôi dầu cứ mỗi một hay hai tiếng . những ngày sau đó bớt ruồi bắt đầu thu nhỏ lại , lỗ chân lông mọc ra. Cuối cùng bớt ruồi biến mất. Thật là hay !

Tôi nuôi hai con chó. Một con có một cục bướu gần mắt. Thầy thuốc thú y đề nghị mổ vì nguy hiểm cho mắt. Tôi nghĩ nếu dầu dừa tốt cho con người thì cũng tốt cho thú vật, cho nên tôi bắt đầu bôi dầu dừa vào bướu trên trán con chó. Càng ngày bướu càng nhỏ dần đi cho đến lúc mất hẳn. Không bao giờ bị bướu tái trở lại. Chúng tôi đã tránh được giải phẫu.

Sau đó con chó thứ hai bị một vết lở loét ở phần phía dưới mũi. Thày thuốc thú y cho uống trụ sinh, nhưng không khỏi. Sau một tuần tôi không cho nó uống thuốc nữa mà bôi dầu dừa vào vết lở đó. Vết lở nặng hơn trong vài ngày rồi bắt đầu lành.

Paul luôn dùng dầu dừa khi nấu ăn. Mỗi ngày ông uống một muỗng cà-phê dầu dừa, và xoa dầu vào người từ đầu đến chân. Dầu dừa là thuốc bổ giữ cho ông trẻ trung cả bên trong lẫn bên ngoài. Đó cũng là thuốc uống hữu hiệu nữa. Paul nói : « Khi ăn dầu dừa, nó sẽ giúp chữa trị bệnh về bao tử và đường ruột. »

Dầu dừa là thuốc bổ, thuốc chữa bệnh, và thuốc hồi phục sức khỏe. Nó làm bạn vui sướng, khỏe mạnh, và trẻ đẹp.



VẾT THƯƠNG VÀ NHIỄM TRÙNG

Dầu dừa đẩy nhanh tiến trình chữa lành của mọi loại vết thương và nhiễm trùng cũng như phòng ngừa thẹo. Nếu thoa trước khi vết thương xảy ra thì việc chữa lành sẽ mau hơn. Đây là lý do tốt để chúng ta xoa dầu dừa hàng ngày.

Vết thương, nhiễm trùng, mụn cóc, bớt ruồi, và mọi loại mụn nhọt sẽ mau chóng lành với phép trị liệu dầu dừa. Làm khá ấm (không phải hơi ấm, cũng không nóng làm phỏng da) dầu dừa trước. Dầu ấm sẽ thấm sâu vào da nhanh và hữu hiệu hơn. Khi bôi dầu, tốt nhất là xoa bóp (massage) để gia tăng sự thẩm thấu dầu của da. Khi có vết thương không thể massage được thì chỉ cần thoa nhẹ lớp dầu lên.

Bí quyết để đạt được kết quả tốt nhất là làm sao cho vết thương hay chỗ nhiễm trùng luôn luôn có dầu dừa cho tới lúc lành hẳn. Không cần thiết phải đổ đẫm dầu, chỉ cần dầu ướt đủ để cho phép da luôn tiếp tục ngấm dầu. Băng bọc vết thương sao cho luôn giữ thấm dầu ngày và đêm cho đến lúc vết thương lành hẳn.

Băng cá nhân không tiện dùng vì sau vài giờ dễ bị dầu làm trơn tuột ra. Một miếng vải, miếng nylon để bọc ngoài, dây thun hay dây vải để cột là đủ. Cắt một miếng vải hay gạc băng vải rộng hơn vết thương một chút. Cắt miếng nylon lớn hơn miếng vải băng. Nhúng miếng vải vào trong dầu dừa. Chà sát dầu ấm vào da. Đặt miếng vải đã tẩm dầu lên vết thương. Đặt miếng nylon trên miếng vải. Dùng dây cột lại . Mục đích của miếng nylon là để dầu không thấm vào quần áo hay khăn trải giường. Thêm dầu khi cần thiết để giữ băng vải luôn ẩm dầu. Thay băng mới mỗi ngày.

Nếu vết thương ở bàn tay, cách đơn giản nhất là xoa dầu vào bàn tay rồi đeo găng tay. Tối làm rồi để yên như vậy đi ngủ, sáng dậy tháo ra đi làm. Tiếp tục làm mỗi tối cho tới khi khỏi.

Bạn cần lưu ý là kem và lotion có chứa dầu dừa bán ở siêu thị, mặc dù tốt, nhưng không có khả năng chữa lành như dầu dừa nguyên chất. Nếu bạn muốn có kết quả nhanh chóng, hãy dùng dầu dừa nguyên chất.

Kiến lửa cắn

Xin kể cho các bạn nghe bằng cách nào tôi đã trở thành một người có niềm tin vững chắc vào khả năng chữa trị của dầu dừa. Hôm đó tôi tình cờ đạp vào một tổ kiến lửa. Đối với những ai chưa bao giờ chạm vào những con vật nhỏ bé khủng khiếp này, thì tôi nói cho bạn biết tên của chúng đúng là như vậy. Chúng là những sinh vật nhỏ bé có chất độc và những vết chúng cắn nóng rát rừng rực như lửa. Tôi đi dép và trước khi tôi có thể bước ra khỏi tổ kiến, nhiều con đã bu đầy và cắn khắp đôi bàn chân trần và mắt cá chân của tôi.

Ngay tức thì chân tôi bị bỏng cháy như lửa. Tôi chạy vào nhà kiếm gì để bôi lên chỗ kiến cắn và nghĩ ngay đến dầu dừa. Tại sao lại không thử nhỉ ? Tôi lập tức bôi dầu dừa khắp các vết cắn ở hai chân. Tôi kinh ngạc và chồng tôi cũng vậy. Cái đau rát hết ngay tức khắc, những vết cắn bị sưng nhỏ lại, sau hai ngày thì biến mất, và không bị ngứa. Điều ngạc nhiên là tôi đã từng bị những con kiến này cắn nhiều lần trước đây, và không gì tôi bôi có thể làm ngưng rát và ngứa sau đó, những vết cắn lại sưng to và có mủ trong nhiều ngày.
Barbara


Dừa: Cây của Cuộc Sống

Trái dừa cung cấp nguồn dinh dưỡng qua cơm dừa, nước dừa, nước cốt dừa, và dầu dừa, và đã nuôi dưỡng con người trên thế giới qua nhiều thế hệ. Tại nhiều hòn đảo, dừa là thực phẩm chủ yếu của dân cư. Gần một phần ba dân số thế giới phụ thuộc vào dừa ở mức độ nào đó cho thực phẩm và kinh tế của họ. Trong những nền văn hóa này, dừa có một lịch sử dài và đáng trân trọng .

Dừa có chất dinh dưỡng cao và giàu chất xơ, vi-ta-min, và chất khoáng. Nó được xếp loại như “thực phẩm đầy chức năng” vì nó cho con người nhiều lợi ích về sức khỏe. Dầu dừa có nhiều lợi ích đặc biệt hơn vì nó có những đặc tính chữa bệnh vượt xa những loại dầu ăn khác và được dùng rộng rãi trong y khoa truyền thống của người Á Châu và vùng Thái Bình Dương. Cư dân những quần đảo Thái Bình Dương xem dầu dừa là phương thuốc chữa trị cho mọi thứ bệnh. Dừa đối với họ rất qúy gía. Cây dừa vừa là thức ăn vừa là vị thuốc chữa bệnh nên họ gọi nó là “Cây của Cuộc Sống”. Chỉ mới gần đây, các nhà khoa học y khoa hiện đại mới mở chìa khóa bí mật của năng lực chữa trị tuyệt vời của dừa.


Dừa Trong Y Khoa Truyền Thống

Theo y khoa truyền thống ở các nơi trên thế giới thì dừa được dùng để điều trị nhiều bệnh như: áp xe, suyễn, hói đầu, viêm cuống phổi, vết bầm, phỏng, cảm lạnh, táo bón, ho, phù thủng, kiết lỵ, viêm tai, sốt, cúm, viêm lợi, bệnh lậu, kinh nguyệt không đều hay đau đớn, vàng da, sạn thận, chấy rận, thiếu dinh dưỡng, buồn nôn, ban đỏ, ghẻ, bệnh scobat, viêm da, viêm họng, sưng tấy, giang mai, nhức răng, lao, bướu, thương hàn, ung nhọt, đau bao tử, suy yếu, và những vết thương.

Dừa Trong Y Khoa Hiện Đại

Dầu dừa giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, vi trùng, chống lại ung thư. Cải thiện hệ thống miễn dịch bằng cách tiêu diệt các virus có hại như virus HIV, herpes, virus cúm và một số vi trùng gây bệnh khác.

Khoa học y khoa hiện đại ngày nay chứng thực cách dùng dừa trong việc điều trị những bệnh kể trên. Sau đây là tóm tắt những hữu dụng của dừa được in trong các nhật báo y khoa:
Diệt vi rút gây bệnh cúm, mụn giộp, bệnh sởi, Viêm gan C, SARS, AIDS, và các bệnh khác.
Diệt vi khuẩn gây ung nhọt, viêm họng, viêm đường tiểu, sâu răng, viêm lợi, sưng phổi, bệnh lậu, và những bệnh khác.
Diệt nấm gây bệnh nấm Candida, nấm đồng tiền, athlete’s foot, bệnh tưa (trẻ con), rôm sảy, và các nhiễm trùng khác.
Trục xuất hay diệt sán xơ mít, chấy, rận, giun Giardia, và những loại ký sinh trùng khác.
Cung cấp nguồn năng lượng nhanh chóng.
Tăng cường sinh lực và thể lực cho hoạt động của lực sĩ.
Tăng cường hệ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng kể cả vitamin, khoáng chất và acid amino.
Cải thiện việc điều tiết insulin và lượng đường trong máu.
Giảm stress trên tuyến tụy và hệ thống enzyme của cơ thể.
Giảm triệu chứng có liên quan đến tuyến tụy.
Giảm những nguy cơ cho sức khỏe của bệnh tiểu đường.
Giảm những vấn đền có liên quan đến u xơ nang.
Tăng cường sự hấp thụ calcium và magnesium giúp chắc xương và răng.
Giúp ngừa loãng xương.
Giảm triệu chứng của bệnh về túi mật.
Giảm triệu chứng có liên quan đến bệnh Crohn, viêm ruột kết mạn loét, và loét bao tử.
Tiêu hóa và đi cầu tốt.
Giảm đau và rát của bệnh trĩ.
Giảm viêm.
Giúp vết thương mau lành.
Giúp tăng cường hệ miễn dịch .
Giúp ngừa ung thư ngực, ruột gìa, và các loại ung thư khác.
Gia tăng tỉ số cholesterol tốt , ngừa bệnh tim.
Bảo vệ động mạch khỏi tình trạng xơ vữa vì vậy tránh được bệnh tim.
Giúp ngừa bệnh nha chu và sâu răng.
Có tác dụng như chất chống oxy hóa.
Bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do có hại gây lão hóa và các bệnh suy thoái.
Không làm mất chất chống oxy hóa của cơ thể như các loại dầu ăn khác.
Cải thiện việc dùng acid béo cần thiết và bảo vệ không bị oxy hóa.
Giảm triệu chứng của mệt mỏi kinh niên.
Giảm triệu chứng của bệnh sưng tuyến tiền liệt.
Giảm triệu chứng của bệnh động kinh.
Bảo vệ để tránh bị bệnh thận hay nhiễm trùng đường tiểu.
Làm tan sạn thận.
Giúp phòng ngừa bệnh gan.
Số calories thấp hơn những loại dầu khác.
Giúp cho hoạt động của tuyến giáp trạng.
Giúp giảm cân nhờ tăng cường tốc độ chuyển hóa.
Được cơ thể chuyển hóa thành năng lượng ngay chứ không dự trữ dưới dạng chất béo như các chất béo khác.
Giúp ngừa béo phì.
Xoa ngoài da trị nhiễm trùng.
Giảm triệu chứng của bệnh vảy nến, nấm eczema, viêm da.
Làm mềm da, giúp da không bị khô và tróc.
Ngừa vết nhăn da, da chảy xệ, và da đồi mồi.
Giúp tóc và da tốt.
Bảo vệ da không bị thương tổn do tia tử ngoại.
Giúp trị gàu.
Khi chiên xào ở nhiệt độ cao không gây hại như các loại dầu khác.
Không gây biến chứng có hại.
50. Hoàn toàn không chứa một chất có hại cho con người.

Bài viết này chỉ có tính chất tham khảo, không có ý định chẩn bệnh, điều trị hay phòng ngừa bất cứ loại bệnh nào.

Vì dầu dừa có nhiều lợi ích cho sức khỏe do chất xơ và dinh dưỡng của nó, nên dầu dừa đúng thực là thức ăn và vị thuốc tuyệt vời. Nhưng người ta đã nghĩ sai lầm rằng dầu dừa không tốt cho sức khỏe vì nó chứa chất béo bão hòa. Hiện nay nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng chất béo bão hòa chứa trong dầu dừa rất đặc biệt, không có loại dầu nào khác sánh kịp và nó có nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe.

Dầu dừa đã được mệnh danh là “dầu lành mạnh nhất trên trái đất.” Điều gì làm cho dầu dừa là loại tốt như vậy? Điều gì làm cho nó nên khác biệt với các loại dầu khác, đặc biệt là chất béo bão hòa ?

Sự khác biệt nằm trong cấu trúc phân tử của chất béo. Tất cả các chất mỡ và dầu được cấu thành bởi các phân tử acid béo. Có hai phương pháp để phân loại acid béo.
*Thứ nhất, căn cứ trên sự bão hòa. Chúng ta có chất béo bão hòa (saturated fats), chất béo không bão hòa đơn ( monounsaturated fats), chất béo không bão hòa kép (polyunsaturated fats).
*Thứ hai, căn cứ trên chuỗi carbon. Acid béo gồm những chuỗi dài nguyên tử carbon và những nguyên tử hydrogen đính vào đó. Chúng ta có acid béo chuỗi ngắn , chuỗi 4 và 6 carbon (short chain fatty acid: SCFA), acid béo chuỗi trung bình (medium chain fatty acid: MCFA), chuỗi 8, 10, và 12 carbon, và acid béo chuỗi dài , chuỗi 14 hay nhiều hơn carbon (long chain fatty acid: LCFA).

Dầu dừa phần chính được cấu tạo bởi acid béo chuỗi trung bình (ABctb), cũng được gọi là triglycerides chuỗi trung bình (Tctb).

Hầu hết chất mỡ và dầu chúng ta ăn hàng ngày là acid béo chuỗi dài . Stearic acid là chuỗi acid béo18 carbon , có nhiều trong thức ăn hàng ngày của chúng ta.

Kích cỡ của chuỗi acid béo rất quan trọng. Tại sao? Vì cơ thể chúng ta đáp ứng và chuyển hóa mỗi acid béo một cách khác nhau tùy theo kích cỡ của chúng.

Vì chuỗi trung bình nhỏ hơn chuỗi dài chúng được tiêu hóa cách dễ dàng và hòa tan trong nước nhiều hơn. Cho nên nó không cần enzymes của tuyến tụy và mật của gan cho việc tiêu hóa của chúng. Vì vậy dầu dừa có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng nhanh chóng và dễ dàng không bắt hệ enzymes của cơ thể chịu gánh nặng khi tham gia vào việc tiêu hóa.

Bác sĩ Fife giải thích cách chất béo được tiêu hóa và chuyển hóa như sau:
Khi bạn ăn thức ăn có chứa triglycerides chuỗi dài, chúng đi qua bao tử rồi vào ruột. Hầu hết sự tiêu hóa triglycerides chuỗi dài xảy ra ở ruột. Enzymes của tuyến tụy và mật của túi mật cần thiết cho việc tiêu hóa này. Khi triglycerides chuỗi dài được tiêu hóa, dây nối chùm acid béo đứt ra, từng đơn vị acid béo này được gọi là lipoprotein ngấm vào thành ruột. Những lipoprotein này đi vào máu và luân chuyển khắp cơ thể. Khi luân chuyển, chúng phóng thích những hạt của chất béo vào máu. Những hạt này được thấy ở tế bào mỡ và mãng xơ vữa của động mạch.

Khi triglycerides chuỗi trung bình (Tctb) được ăn, tiến trình xảy ra khác hẳn, chúng cũng đi qua bao tử rồi vào ruột, nhưng vì chúng được tiêu hóa quá dễ dàng nên ngay khi vừa rời bao tử là chúng đã tự tách ra thành từng đơn vị acid béo rồi. Khi vào ruột chúng lập tức ngấm vào tĩnh mạch cửa để đi thẳng vào gan. Ở gan chúng được dùng như nguồn nhiên liệu cung cấp năng luợng. Vì vậy acid béo ctb không qua giai đoạn lipoprotein ở trong ruột và trong gan. Chúng không luân chuyển trong máu, nên không đóng trong các tế bào mỡ và thành động mạch. Chúng được dùng để cung cấp năng lượng, không tham dự vào lượng mỡ thừa của con người , không gây nên xơ vữa cho động mạch vành.

Vì Tctb được tiêu hóa dễ dàng nên chúng cũng làm tăng sự hấp thụ các khoáng chất như magnesium, calcium, vài loại vitamin B, vitamin A, D, E, K , beta carotene, và vài amino acid ( vd: protein). Ví dụ: Các nghiên cứu cho thấy rằng những triệu chứng do thiếu vitamin B giảm đi khi thêm dầu dừa vào thức ăn. Nhờ giúp calcium hấp thu, dầu dừa giúp xương tăng trưởng và tránh được bệnh còi xương.

A-xít béo chuỗi trung bình (ABctb) có trong sữa mẹ cung cấp nguồn dinh dưỡng cũng như bảo vệ bé khỏi nhiễm trùng. Sữa mẹ càng có nhiều ABctb, bé càng khỏe mạnh. Bình thường sữa mẹ có khoảng 3%-4% ABctb. Khi thêm dầu dừa vào thức ăn của mẹ, ABctb gia tăng đáng kể. Ví dụ: ăn 3 muỗng canh dầu dừa trong một bữa ăn, sẽ tăng lượng lauric acid từ 3,9% lên 9,6% sau 14 tiếng. Nếu người mẹ ăn dầu dừa hàng ngày, sẽ tăng ABctb lên 18% giúp cho bé phát triển , khỏe mạnh và có sức đề kháng cao. Vì lý do này, dầu dừa hay Tctb đã được thêm vào công thức sữa cho bé ở nhà thương và trên thương trường.

Chất kháng vi sinh vật
Nếu bạn hỏi tôi (bác sĩ Bruce Fife) phương dược tự nhiên nào có thể dùng để phòng ngừa hay ngay cả chữa một bệnh nhiễm trùng, tôi sẽ trả lời ngay là hãy thử dầu dừa. Dầu dừa? Đúng. Tôi đã thấy chỉ với dầu dừa nấm da được chữa lành chỉ trong vài ngày, nhiễm trùng đường tiểu biến mất trong chưa đầy hai ngày, và hết bệnh cúm chỉ trong vòng 12 tiếng.

ABctb trong dầu dừa có khả năng diệt vi khuẩn, virus, nấm, và ký sinh trùng. Đặc tính kháng vi sinh vật của ctba được tường trình đầu tiên bởi tiến sĩ Jon Kabara.
Toàn thể chất trong dầu dừa là triglycerides.
(Tri: ba , di: hai , mono : một )
Triglycerides là ba acid béo liên kết với nhau nhờ phân tử glycerol.
Khi triglycerides bị phân tách ra ở đường tiêu hóa, từng acid béo lần lượt tách rời ra.
Khi một acid béo tách ra, phần còn lại là diglycerides.
Khi hai acid béo tách ra, phần còn lại là monoglyceride.
Nếu cả ba acid béo cùng tách ra , chúng ta có glycerol và ba acid béo tự do.
Triglycerides và diglycerides không có tác dụng kháng sinh.
Chính monoglycerides và acid béo tự do ( ABctb) mang đặc tính kháng vi sinh vật này.
Ba Tctb quan trọng của dầu dừa là lauric acid (C12), carpic acid (C10), và caprylicacid (C8). Như vậy tên riêng của những monoglycerides này là: monolaurin, monocaprin, và monocaprylin. Tất cả ABctb và monoglycerides của chúng đều có tính kháng sinh rất lớn. Monolaurin có khả năng lớn nhất trong việc tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi rút, và nấm. Tuy nhiên mỗi loại có đặc tính kháng sinh riêng. Ví dụ: loại này hữu hiệu hơn trong việc diệt E. coli, loại kia hữu hiệu hơn trong việc trừ nấm Candida albicans. Tất cả chúng hợp lực sẽ cung cấp hiệu quả diệt trùng rộng nhất và mạnh nhất.

Vi sinh vật trở nên yếu đuối nhất đối với ABctb và những monoglycerides của nó là những vi sinh có lớp bọc ngoài bằng chất béo. Lớp bọc bằng chất béo này bảo vệ cấu trúc của vi sinh. ABctb và monoglycerides thẩm thấu vào trong màng bao bọc vi sinh, phá vỡ và phân hủy nó, nên giết chết vi sinh vật. Tiến trình này hữu hiệu đến nỗi nó có thể giết ngay cả những siêu vi khuẩn đã trở nên đề kháng lại được với cả trụ sinh. Vi khuẩn không thể thích ứng để trở thành miễn nhiễm với loại hoạt động này. Vì vậy ABctb có thể dùng đều đặn mà không sợ vi sinh vật miễn nhiễm với trụ sinh trở thành hung thần vô địch.

Cuộc nghiên cứu cho thấy là dầu dừa có thể là phương thuốc thiên nhiên đầy hứa hẹn cho một số lượng lớn bệnh lây nhiễm, ngay cả bệnh trầm trọng như AIDS và SARS. Từ thập niên 1980 các nhà nghiên cứu đã khám phá rằng ABctb trong dầu dừa có thể diệt HIV – virus của bệnh AIDS. Khi những tường thuật của dầu dừa lan rộng, nhiều cá nhân mắc bệnh AIDS đã tự thêm dầu dừa vào việc điều trị của họ. Điều này đã dẫn tới nhiều câu chuyện của bệnh nhân AIDS kinh nghiệm sự hồi phục từng phần hay toàn phần của họ.

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2009

Ở Cuối hai Con Đường

Ở cuối hai con đường

(Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm từ ngày miền Nam thất thủ)

Phạm Tín An Ninh

Những năm "cải tạo" ở miền Bắc, tôi được chuyển đi khá nhiều trại. Từ Lào Cai, xuống Hoàng Liên Sơn, rồi Nghệ Tĩnh. Khi mới đến Hoàng Liên Sơn, tôi được đưa đến trại Hang Dơi, nằm sâu trong núi. Đây là một vùng sơn lâm chướng khí, nên chỉ mới gần hai năm mà đã có hơn 20 người bạn tù nằm lại vĩnh viễn ở dưới sườn đồi.

Sau đó, tôi được chuyển về trại 6/ Nghĩa Lộ. Trại này nằm gần Ban chỉ huy Tổng Trại, và cách trại 5, nơi giam giữ gần 30 tướng lãnh miền Nam, chỉ một hàng rào và mấy cái ao nuôi cá trám cỏ. Ban ngày ra ngoài lao động, tôi vẫn gặp một vài ông thầy cũ, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện vui buồn.

Ngày nhập trại, sau khi "biên chế" xong, cán bộ giáo dục trại đưa 50 thằng chúng tôi vào một cái láng lợp bằng nứa, nền đất, ngồi chờ "đồng chí cán bộ quản giáo" đến tiếp nhận.

Vài phút sau, một sĩ quan mang quân hàm thượng úy đi vào láng. Điều trước tiên chúng tôi nhìn thấy là anh ta chỉ còn một cánh tay. Một nửa cánh tay kia chỉ là tay áo bằng kaki Nam Định, buông thõng xuống và phất phơ qua lại theo nhịp đi của anh. Không khí trở nên ngột ngạt. Không nói ra, nhưng có lẽ trong đám tù chúng tôi ai cũng có cùng một suy nghĩ: - Đây mới đích thực là nợ máu đây, biết trả như thế nào cho đủ?

Nhưng bất ngờ, người cán bộ quản giáo đến trước chúng tôi, miệng nở nụ cười. Nhìn khuôn mặt hiền lành, và ánh mắt thật thà, chúng tôi cũng bớt lo âu.

Bằng một giọng đặt sệt Nghệ Tĩnh, anh quản giáo giới thiệu tên mình: Nguyễn văn Thà, rồi "báo cáo" môt số nội quy, yêu cầu của Trại. Anh đưa cho anh đội trưởng một tập vở học trò, phát cho anh em mỗi người một tờ giấy để làm bản "lý lịch trích ngang".

Tôi đang ngồi hý hoáy viết cái bản kê khai lý lịch ba đời với bao nhiêu thứ "tội" dưới biển trên trời mà tôi đã thuộc lòng từ lâu lắm - bởi đã phải viết đến cả trăm lần, ngay cả những lần bị đánh thức lúc nửa đêm - bỗng nghe tiếng anh quản giáo hỏi:

- Trong này có anh nào thuộc Sư đoàn 23?

Tôi im lặng giây lát rồi lên tiếng:

- Thưa cán bộ, có tôi ạ.

- Anh ở trung đoàn mấy.

- Trung Đoàn 44.

- Vậy anh có tham dự trận đánh Trung Nghĩa ở KonTum đầu mùa hè 1972 không?

- Vâng, có ạ.

Anh quản giáo đưa cánh tay bị mất một nửa, chỉ còn cái tay áo đong đưa, lên:

- Tôi bị mất cánh tay này trong trận đó.

Nhìn qua anh em, thấy tất cả mọi con mắt đều dồn về phía tôi. Để lấy lại bình tĩnh, tôi làm ra vẻ chủ động:

- Lúc ấy cán bộ ở đơn vị nào?

- Tôi ở trung đoàn xe tăng thuộc Sư đoàn 320.

Anh quản giáo rảo mắt nhìn quanh, rồi hạ giọng tiếp tục:

- Trận ấy đơn vị tôi thua nặng. Cả một tiểu đoàn xe tăng của tôi còn có 2 chiếc. Chiếc T54 của tôi bị bắn cháy. Tôi thoát được ra ngoài, nhưng bị các anh bắt làm tù binh.

- Sau đó cán bộ được trao trả?

- Tôi bị thương nặng lắm, do chính đạn trong xe tôi phát nổ. Tôi được các anh đưa về quân y viện Pleiku chữa trị. Nhờ vậy mà tôi còn sống và được trao trả tù binh đợt cuối cùng năm 1973, sau khi có hiệp định Ba Lê.

Dạo đó, miền Bắc, đặc biệt trên vùng Hoàng Liên Sơn, trời lạnh lắm. Mỗi láng được đào một cái hầm giữa nhà, đốt những gốc cây được anh em nhặt ngoài rừng, sau giờ lao động, mang về sưởi ấm. Tối nào, anh quản giáo cũng xuống sinh hoạt với anh em. Gọi là sinh hoạt, nhưng thực ra anh chỉ tâm tình những chuyện vui buồn đời lính, thăm hỏi hoàn cảnh của anh em tù, và khuyên anh em nên cố gắng giữ gìn sức khỏe, đừng làm điều gì sai phạm để không phải nghe mấy ông cán bộ nặng lời. Anh thường nói:

- Tôi rất đau lòng, khi thấy các anh phải nghe những lời thô lỗ. Tôi biết các anh đều là những người có trình độ văn hóa và ai cũng đã từng chỉ huy.

Mùa đông, không trồng trọt được, nên khẩu phần ăn của một người tù chỉ có một miếng bánh mì đen bằng hai ngón tay, hoặc lưng một bát bắp hạt. Phần thiếu ăn, một phần ẩm ướt thiếu vệ sinh, nên nhiều anh em tù bị bệnh kiết lỵ. Thuốc men hoàn toàn không có, nên bệnh kéo dài lâu ngày. Nhiều người đứng không vững.

Một buổi chiều cuối đông, mưa phùn rả rích, sương mù giăng kín cả thung lũng trại tù, cả đám tù chúng tôi ngồi co ro trong láng, cố nhai từng hạt bắp cứng như viên sỏi, nhìn ra cánh đồng phía trước, thấp thoáng một người mang áo tơi (loại áo mưa kết bằng lá cây) chạy lúp xúp từ chỗ này đến chỗ khác, cho đến khi trời tối.

Đêm đó, như thường lệ, anh Thà xuống sinh hoạt với anh em bên bếp lửa. Anh bảo nhỏ anh đội trưởng:

- Tôi để một giỏ cá đàng sau láng. Trước giờ ngủ, anh ra mang vào, chia cho mấy anh bị bệnh kiết lỵ đang mất sức để các anh bồi dưỡng. Nhớ giữ kín, đừng để cấp trên biết.

Bây giờ anh em mới hiểu, người mà chiều nay, đặt lờ bắt cá ngoài đồng ruộng chính là quản giáo Thà. Ai cũng cảm động.

Biết là anh em tù bị đói triền miên, nhất là sau mùa đông dài, một buổi sáng đầu mùa xuân, quản giáo Thà đưa cả đội 50 người tù lên một đồi trồng toàn sắn của một hợp tác xã nào đó. Sắn đầu mùa, củ còn nhỏ. Anh chỉ cho anh em cách đào lấy củ mà thân sắn vẫn còn nguyên; đào mấy cái bếp "Hoàng Cầm" để luộc sắn mà không ai phát hiện có khói. Anh dắt hai anh tù xuống đồi xách hai thùng nước mang lên, căn dặn anh em thay phiên nhau luộc sắn ăn cho no. Anh đích thân ở lại đứng gác, nếu có ai vào, anh vờ ra lệnh "chuẩn bị đi về", anh em tức khắc dấu hết "tang vật" xuống một cái hố đã đào sẵn.

Dường như đó là cái ngày duy nhất mà 50 người tù chúng tôi được no -dù chỉ là no sắn-

Không biết tối hôm ấy, trong giờ "giao ban", quản giáo Thà đã báo cáo với ban chỉ huy trại là đội tù của chúng tôi đã phát được bao nhiêu hecta rừng?

Mỗi lần ra bãi thấy anh em lao động nặng nhọc, anh Thà bảo nhỏ:

- Anh em làm việc vừa phải, khi nào mệt thì ta nghỉ. Nhớ giữ gìn sức khỏe, vì thời gian cải tạo còn dài lắm.

Vào một dịp Tết, cầm giấy nghỉ phép trong tay, nhưng anh không về nhà, mà ở lại với anh em. Số tiền lương vừa lãnh được, anh mua mấy bánh thuốc lào, vài ký kẹo lạc, biếu anh em ăn tết. Lần ấy, anh tâm sự thật nhiều với anh em:

- Lần bị thương năm 1972 ở Kontum, tôi nghĩ là tôi đã chết. Vết thương quá nặng, lại phải nằm trong rừng rậm một mình, không có thức ăn, nước uống. Trong lúc tuyệt vọng nhất, tôi bất ngờ được một đơn vị của Sư đoàn 23 các anh phát giác. Các anh băng bó vết thương, cho tôi ăn uống, tận tình săn sóc tôi như một người đồng ngũ. Các anh luân phiên khiêng tôi ra khỏi khu rừng rậm, gọi máy bay tản thương đến đưa tôi về bệnh viện. Trời tối, máy bay chưa xuống được, đảo mấy vòng, thì vị trí bị lộ. Các anh bị pháo kích, may mà không có ai bị thương. Các anh lại phải vội vàng di chuyển đi nơi khác. Cả khu rừng chỉ có một khe đá là nơi trú ẩn an toàn, các anh lại dành cho tôi, rồi phân tán mỏng. Tôi được hai anh y tá săn sóc suốt cả đêm. Người chỉ huy hôm ấy là một anh rất trẻ, mang quân hàm trung úy, mấy lần ôn tồn hỏi thăm tôi và khuyên tôi cố gắng để được đưa về quân y viện chữa trị. Anh còn cho tôi nửa bao thuốc lá còn lại của anh, bảo tôi hút thuốc để quên bớt cơn đau của vết thương. Sáng sớm hôm sau, tôi được máy bay tản thương đưa tôi về quân y viện Pleiku. Ở đây, mặc dù tôi phải nằm riêng, nhưng được bác sĩ các anh chăm sóc tận tình. Tất cả đã đối xử với tôi như người đồng đội. Có lần, một phái đoàn đến ủy lạo thương binh các anh, họ cũng đến thăm, cho tôi quà, và an ủi tôi thật chân tình. Vết thương vừa lành, thì tôi được lệnh trao trả tù binh. Khi chia tay, bệnh viện còn cho tôi nhiều thuốc men và một số đồ dùng. Lòng tôi tràn ngập cảm xúc. Tôi nghẹn ngào trước tình con người, tình dân tộc mà các anh đã dành cho tôi. Tình cảm ấy tôi chôn chặt tận đáy lòng, không dám tâm sự cùng ai, vì lòng tôi lúc nào cũng nghĩ đến vợ con tôi, và nhất là người mẹ già gần tuổi 80 đang ngày đêm mong chờ tôi trở về.

Anh cố gắng giữ bình tĩnh, nhưng rõ ràng là giọng nói của anh sắp nghẹn ngào.

- Khi về lại ngoài Bắc, người ta có còn tin cậy anh không? - một anh tù hỏi.

- Ngay sau khi được trao trả, tôi phải vất hết thuốc men và những thứ các anh cho. Tôi cố dấu mấy viên thuốc trụ sinh phòng nhiễm trùng, nhưng họ khám xét kỹ quá, tôi phải tìm cách vất đi. Trước khi đưa về Bắc, chúng tôi được học tập hơn một tháng, làm kiểm điểm và lên án sự đối xử tàn ác của các anh. Tôi thấy xấu hổ lắm khi nói điều ngược lại, nhưng rồi ai cũng thế, không thể làm khác hơn. Chính vì vậy mà lòng tôi cứ dằn vặt mãi cho đến hôm nay.

Thời gian vàng son của 50 người tù đội 4 trại 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn, kéo dài không quá sáu tháng.

Một buổi sáng sớm, khi sương mù còn vương trên thung lũng trại tù, một người đạp chiếc xe đạp vội vã rời ban chỉ huy trại. Sau xe đèo theo một cái rương bằng gỗ và một túi đeo lưng bộ đội. Một vài anh em nhận ra anh Thà và báo cho anh em. Cả một đội 50 người tù vừa mới thức dậy, còn ngái ngủ, chạy ùa ra sân, vẫy tay gọi. Anh Thà không nhìn lại, đưa cánh tay chỉ còn một nửa lên vẫy vẫy, rồi biến dạng trước cổng trại.

* * *

Chiếc thuyền nhỏ mang theo trên 30 người vượt biển, trong đó có tôi và ba người bạn cùng tù ở Nghĩa Lộ ngày trước, ra đến hải phận quốc tế hai ngày thì gặp bão. Chúng tôi may mắn được một chiếc tàu chuyên chở dầu hỏa của vương quốc Nauy, trên đường từ Nhật sang Singapore, cứu vớt. Hai ngày đêm trên tàu là cả một thiên đường. Từ vị thuyền trưởng đến anh thủy thủ, chị bác sĩ, y tá, đều hết lòng săn sóc lo lắng cho chúng tôi. Hôm rời tàu để được chuyển đến trại tị nạn Singapore, chúng tôi quá xúc động không ai cầm được nước mắt. Tất cả thủy thủ đoàn đều ra đứng thành hai hàng dài trên boong tàu, ai nấy đều khóc sướt mướt ôm lấy từng người chúng tôi mà chia tay. Rồi những ngày sống trong trại, chúng tôi được thầy cô giáo và ông đại sứ Nauy, thường xuyên có mặt lo lắng cho chúng tôi đủ điều. Chúng tôi vừa xúc động vừa đau đớn. Nỗi đau của một người vừa mới bị anh em một nhà hành hạ, đuổi xô đến bước đường cùng, phải bỏ nhà bỏ xứ để thoát thân trong cái chết, bây giờ lại được những kẻ xa lạ không cùng ngôn ngữ, màu da, màu tóc, lại hết lòng đùm bọc yêu thương. Mang cái ân tình đó, chúng tôi chọn Nauy là nơi tạm gởi phần đời còn lại của mình.

Bốn anh em, những người cùng tù Nghĩa Lộ năm nào, được sắp xếp ở gần nhau. Mỗi ngày gặp nhau đều nhắc lại những năm tháng khốn khổ trong tù. Đặc biệt khi nhắc tới quản giáo Thà, ai trong chúng tôi cũng ngậm ngùi, nghĩ đến một người không cùng chiến tuyến mà còn có được tấm lòng. Sau lần bị "hạ tầng công tác" ở trại tù Nghĩa Lộ, không biết anh đi về đâu, nhưng chắc chắn là bây giờ cũng vất vả lắm.

Sau hai năm theo học, tôi được nhận vào làm trong ngân hàng bưu điện trung ương. Tại đây, tôi quen với Kenneth Hansen, một bạn đồng nghiệp còn trẻ tuổi, lại ở gần nhà, nên sau này trở nên thân tình. Anh ta là sinh viên đang theo học về kinh tế, chỉ làm việc thêm ngoài giờ học. Làm chung gần một năm, thì anh bạn Nauy này lại được nhận vào một công ty lớn và sang làm việc ở chi nhánh bên Ấn Độ.

Bẵng đi vài năm, bất ngờ một hôm anh gọi điện thoại báo là sẽ đến thăm tôi và đem đến cho tôi một bất ngờ. Và đúng là bất ngờ thật, vì cùng đến với anh là một người con gái Việt nam. Anh giới thiệu với vợ chồng tôi, đó là vị hôn thê của anh.

Cô gái tên Đoan, nói giọng Hà Nội chính tông. Gặp chúng tôi ở một nơi xa lạ, cô vui mừng lắm, nhưng khi nhìn thấy tấm ảnh của tôi treo trên tường, mang quân phục và cấp bậc của quân đội VNCH, cô có vẻ ái ngại. Biết vậy, chúng tôi cũng niềm n, đùa cợt cho cô được tự nhiên. Cô cho biết cô là bạn thân với nữ ca sĩ Ái Vân từ lúc hai người còn đi học ở Hà Nội. Sau sáu năm du học ở Đông Đức, rồi Liên Xô, cô được sang thực tập tại Ấn Độ. Chính tại đây cô có dịp gặp và quen với chàng trai Nauy này. Khi ấy cô đã có chồng và một đứa con trai. Người chồng trước cùng du học ở Liên Xô, sau này trở thành một cán bộ cao cấp trong ngành dầu khí tại Hà Nội. Sau thời gian thực tập ở Ấn Độ trở về, cô được bạn bè và người thân cho biết là anh chồng đã cặp một cô gái khác chỉ một vài tuần sau ngày cô đi. Cô đem việc này nói phải trái với chồng, lại bị anh ta hành hung và nói những lời thô lỗ. Cô vừa buồn vừa giận, bỏ chồng, xin sang học tiếp chương trình Tiến sĩ tại một đại học ở Đông Đức.

Sau ngày bức tường Bá Linh ô nhục bị nhân dân Đức phá sập, nước CHND Đức (Đông Đức) bỗng chốc không còn nữa. Cô không về nước mà tìm cách trốn sang Tây Đức. Qua một thời gian hết sức khó khăn, cô may mắn liên lạc được với anh Kenneth Hansen, để được bảo lãnh sang Nauy. Biết cô thuộc gia đình một đảng viên cộng sản cao cấp, bởi cô được du học ở nhiều nước thuộc khối cộng sản trước đây, nhưng tôi không hỏi vì sợ cô ngại. Sau này chính Kenneth Hansen cho biết bố của cô trước kia là đại sứ Việt Nam tại Liên Xô cũ. Sau ngày Liên Xô sụp đổ, kéo theo sự tan vỡ của toàn khối cộng sản Đông Âu, ông xót xa nhìn ra được một điều gì đó. Trở về Việt Nam, ông không còn được nhà nước Cộng sản trọng dụng, trở thành kẻ bất mãn, cả ngày nằm nhà không tiếp xúc một ai.

Sau một thời gian, được cấp quốc tịch Nauy, cô Đoan trở về Việt Nam thăm gia đình, đặc biệt là người cha già đang ốm nặng. Nhân tiện xin mang đứa con trai sang Nauy với cô.

Việc cô Đoan trở về Hà Nội, làm tôi nghĩ đến anh quản giáo Nguyễn văn Thà thuở trước. Tôi cùng với mấy người bạn tù cũ, góp một số tiền khoảng 800 đôla, nhờ cô Đoan về Nghệ Tĩnh tìm và trao lại cho anh, như để tỏ chút lòng biết ơn một người bao nhiêu năm sống trong đám bùn lầy nước đọng mà vẫn còn giữ sạch được tấm lòng. Việc tìm anh không phải dễ dàng, vì chúng tôi không biết nhiều về anh. Trong mảnh giấy nhắn tin, chỉ vỏn vẹn vài chữ: "ông Nguyễn văn Thà, gốc Nghệ Tĩnh, khoảng năm 1979 là thượng úy, làm quản giáo trại tù cải tạo số 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn". Cô Đoan vui vẻ nhận lời và hứa sẽ tìm đủ mọi cách để gặp hoặc liên lạc anh Thà. Cô cũng cho biết là cô có ông chú họ hiện làm việc tại bộ quốc phòng. Cô sẽ nhờ ông ta tìm hộ.

Một tháng sau, cô Đoan trở lại Nauy, báo cho chúng tôi biết là ông chú của cô không tìm thấy tên Nguyễn văn Thà trong danh sách sĩ quan. Ông đoán là anh ta đã bị phục viên từ lâu lắm rồi. Cô đã đích thân vào Nghệ Tĩnh, hỏi thăm mọi cơ quan, nhưng không ai biết. Cuối cùng cô phải thuê mấy tờ báo địa phương đăng lời nhắn tin, trong đó có ghi số điện thoại của tôi. Cô còn cho biết là nhân tiện có mặt ở Nghệ Tĩnh thì cô nhờ họ thôi, chứ không có nhiều hy vọng gì, vì chỉ một ít người ở thành phố có báo đọc.

Thời gian trôi qua, bận bịu bao nhiêu việc làm ăn, lo cho con cái, để kịp hội nhập vào đời sống trên quê hương mới, chúng tôi không còn ai nhắc đến chuyện anh Thà.

Bỗng một hôm, khi đang say ngủ, nghe tiếng điện thoại reo, tôi giật mình tỉnh giấc. Xem đồng hồ, hơn hai giờ sáng. Mùa đông Bắc Âu, nhiệt độ bên ngoài cửa sổ chỉ - 20 độ C. Tôi ái ngại. Giờ này mà ai gọi điện thoại thì phải có điều gì khẩn cấp lắm. Tôi bốc ống nghe. Đầu giây bên kia là giọng một cô gái, nói tiếng Việt rất khó nghe. Cô hối hả, nhưng rất lễ phép, xin được gặp tôi. Cô cẩn thận nhắc lại tên tôi hai lần, với đầy đủ họ và tên.

- Xin lỗi, cô là ai và đang ở đâu ạ? Tôi hỏi.

- Dạ, cháu là Hà, Nguyễn Thị Hà, cháu đang ở Ba Lan ạ.

Tôi im lặng. Thoáng lục lọi trong trí nhưng tôi không nhớ là mình đã quen ai tên Hà. Bên kia đầu giây, cô gái lên tiếng:

- Bác có còn nhớ ông Thà, làm quản giáo ở Nghĩa Lộ không ạ?

- Ông Thà, Nguyễn văn Thà, bác nhớ, nhưng cô là gì của ông Thà, và sao lại ở Ba-Lan?

- Dạ, ông Thà là bố cháu. Cháu ở Ba-Lan với một đứa em trai. Bọn cháu khổ lắm Bác ạ. Tiếng cô gái sụt sùi.

- Cháu cho bác số phôn, bác gọi lại ngay, để cháu khỏi tốn tiền.

Tôi gọi lại, và nghe tâm sự não nề của cô gái. Cô và em trai, tên Tĩnh, được bố mẹ lo lắng, chạy vạy, bán hết đồ đạc trong nhà, kể cả chiếc xe đạp Trung quốc mà cha cô nâng niu như là một thứ gia bảo, vay mượn thêm, lo cho hai chị em cô sang lao động ở Ba-Lan. Sau khi chính quyền cộng sản Ba-Lan bị cuốn theo làn sóng dân chủ ở Đông Âu, chị em cô cùng hầu hết những người được chính quyền Việt Nam gởi sang lao động, đã không về nước, trốn ở lại. Vì sống bất hợp pháp, nên không tìm được việc làm chính thức. Hầu hết làm chui, buôn bán thuốc lá lậu. Một số trở thành ăn cắp, băng đảng, quay lại cướp bóc hoặc tống tiền chính những người đồng hương, đồng cảnh. Số người Việt này trở thành mối bận tâm không nhỏ cho những chính quyền mới ở các nước Đông Âu.

Hai chị em cô Hà thuê một căn gác nhỏ trong thành phố Warszawa, nhận thuốc lá của một người khác, mang đi bán. Nhưng mỗi lần dành dụm được một ít, chưa kịp gởi về giúp gia đình thì bị cướp sạch. Một hôm, cậu em trai nhận thuốc lá mang đi bán, bị cảnh sát bắt và phát hiện là số thuốc lá kia vừa bị mất cắp tại một cửa hàng Ba-Lan. Vì vậy cậu em trai bị nhốt vào tù, còn cô Hà thì đang bị truy nã. Việc xảy ra một ngày trước khi cô Hà gọi điện thoại cho tôi.

- Bây giờ cháu đang ở đâu? Tôi hỏi.

- Cháu đang trốn ở nhà một người bạn, nhưng cô ta không dám chứa cháu lâu. Cháu không biết phải làm sao, thì bất ngờ nhớ đến lá thư của ba cháu gởi cho cháu cách nay vài tháng. Ba cháu bảo cháu trong trường hợp rất cần thiết mới gọi cho bác.

- Ba cháu bây giờ làm gì?

- Ông bị ốm nặng. Cách nay hai năm bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người, nên chỉ nằm một chỗ. Vì vậy nên chị em cháu trốn ở lại đây để kiếm tiền gởi về cho bố cháu điều trị và sống qua ngày bác ạ.

Tôi ghi số điện thoại, địa chỉ người bạn của Hà, tên nhà tù mà Tĩnh, em trai của Hà đang bị giam giữ, trấn an và hẹn sẽ gặp cô trong một ngày rất gần ở Ba-Lan.

Tôi nhớ tới một người bạn Ba-lan, anh Zbigniew Piwko. Chúng tôi quen khá thân lúc cả hai vừa mới đến Nauy. Anh ta lớn hơn tôi ba tuổi. Trước kia là một đại tá không quân, chỉ huy môt không đoàn chiến đấu thuộc quân đội cộng sản Ba-Lan. Về sau, anh ta ngầm ủng hộ Công Đoàn Đoàn Kết do ông Walesa lãnh đạo. Hành tung bại lộ, trong khi bị truy bắt, anh đã lấy một chiếc trực thăng, chở gia đình, gồm người vợ và hai đứa con, bay sang Tây Đức. Theo sự thỉnh cầu của anh, gia đình anh được chính phủ Nauy đặc biệt nhận cho tị nạn chính trị.

Anh và tôi học tiếng Nauy cùng một lớp, và sau đó có một thời gian chúng tôi cùng làm thông dịch cho Sở Cảnh Sát. Nhưng chỉ hơn một năm sau, thì tình hình chính trị ở Ba-Lan thay đổi bất ngờ. Công Đoàn Đoàn Kết của ông Walesa lãnh đạo đã thắng lợi vẻ vang. Ông được bầu làm Tổng Thống đầu tiên của nước Ba-Lan dân chủ. Anh Piwko, người bạn tị nạn của tôi, được mời về nước để giữ môt chức vụ khá lớn trong ngành cảnh sát. Vào những dịp Giáng sinh, nhớ đến tôi, anh gởi thiệp mừng giáng sinh và năm mới. Anh kể đủ thứ chuyện về xứ sở của anh, về niềm vui và hy vọng của người dân Ba-Lan bây giờ. Sau tấm thiệp không đủ chỗ nên lúc nào anh cũng viết kèm theo vài trang giấy. Anh mời vợ chồng tôi có dịp thu xếp sang chơi với gia đình anh vài hôm và xem đất nước Ba-Lan của anh đang hồi sinh trong dân chủ.

Sáng hôm sau, tôi tìm lại số phôn và gọi cho anh. Anh rất vui mừng khi nghe tôi báo tin sang thăm. Vì đi vội, nên tôi chỉ đi một mình. Vợ chồng anh đón tôi ở phi trường, nơi dành cho VIP (thượng khách). Anh chị còn cho biết là rất thú vị khi có dịp được dùng lại ngôn ngữ Nauy để nói chuyện với tôi. Tôi thực sự xúc động trước sự tiếp đón nồng hậu mà gia đình anh đã dành cho tôi. Tôi ngại ngùng không dám nói với anh những điều muốn nhờ anh giúp. Nhưng rồi cuối cùng, tôi cũng phải tâm tình cùng anh về chuyện anh quản giáo Thà trong trại tù Nghĩa Lộ năm nào, và hoàn cảnh khốn cùng của hai đứa con hiện đang ở tại đây, ngay trên đất nước Ba-Lan của anh. Nghe tôi kể, anh ngậm ngùi giây lát rồi đứng lên ôm vai tôi, hứa sẽ hết lòng giúp tôi về việc này.

Anh đưa tôi đến gặp hai chị em cháu Hà. Đưa Hà về nhà ở với gia đình anh. Hai hôm sau anh làm thủ tục bảo lãnh Tĩnh, em của Hà từ trại tù về.

Trước khi về lại Nauy, tôi đã thức trọn một đêm để tâm tình khuyên lơn hai chị em Hà, biếu cho hai cháu một số tiền để tạm sinh sống và chuyển về Việt nam biếu anh Thà, bố hai cháu. Trên đường đưa tôi ra phi trường, vợ chồng Piwko bảo tôi yên tâm, anh chị xem hai chị em Hà như là cháu trong nhà và sẽ tận tình lo lắng cho hai cháu.

Hơn một tháng sau, Piwko gọi phôn báo cho tôi tin mừng: hai chị em Hà đã được Piwko bảo trợ, được cấp giấy tờ chính thức cư trú tại Ba-lan. Hai cháu đang được học ngôn ngữ Ba-lan. Hà, vì lớn tuổi, nên sẽ xin việc làm. Tĩnh, em Hà, sẽ được tiếp tục theo học tại một trường trung học.

><><><><><><><><

"Các Anh thân quí,

Khi ngồi viết nhừng dòng này cho các anh, thực tình tôi không còn nhớ mặt các anh, nhưng tôi còn nhớ rất rõ thời gian tôi làm quản giáo ở trại Nghĩa Lộ. Vậy mà không ngờ hôm nay các anh còn nhớ đến tôi. Đọc thư của cháu Hà từ Ba-Lan gởi về, cùng với số tiền của các anh gởi cho, lòng tôi cảm xúc đến nghẹn ngào. Tôi và gia đình xin muôn vàn cảm tạ. Các anh làm tôi nhớ tới một câu nói của Các-Mác: "Chỉ có loài súc vật mới quay lưng trước cảnh khốn khổ của đồng loại". Ngày nay, cả thế giới đều lên án Mác, những nước một thời lấy chủ nghĩa Mác làm ánh đuốc soi đường, bây giờ cũng đã từ bỏ Mác, chỉ còn một vài nơi lấy Mác làm bức bình phong để che đậy những mục nát ở phía bên trong, nhưng câu nói trên kia của Mác, với tôi, vẫn mãi mãi là một lời vàng ngọc. Điều tệ hại là những kẻ một thời theo Mác đã luôn luôn làm ngược lại lời nói này của Mác.

Chúng tôi mừng cho các anh đã đưa được gia đình ra khỏi nước. Mặc dù tôi biết một người phải bỏ quê hương mà đi, còn đau đớn nào hơn. Ngay cả con cái chúng tôi, vất vả biết chừng nào, mà tôi cũng đành khuyên các cháu phải ra đi để may ra còn tìm được một chút tương lai, giá trị nào đó của kiếp con người.

Phần tôi, sau khi bị kiểm điểm nặng nề ở trại Nghĩa Lộ, tôi bị điều ra mặt trận phương Bắc, trong thời kỳ giặc bành trướng Trung Quốc tràn qua biên giới. Nhờ thương tật, tôi được bố trí một công tác lặt vặt ở hậu cần. Mặt trận kết thúc, tôi bị phục viên về nhà, tiền phụ cấp không đủ nuôi chính bản thân. Tôi chỉ còn một cánh tay mà phải phát rẫy trồng rau để phụ giúp gia đình.

Hơn ba năm nay, tôi bị ốm nặng, nằm liệt giường. Nhờ chị em cháu Hà gởi tiền về nuôi tôi và cả gia đình, tôi mới còn sống được đến hôm nay. Biết trốn lại Ba Lan, không có giấy tờ, hai cháu sẽ khó khăn ghê lắm, nhưng vẫn còn hơn là về lại bên này. Có làm suốt ngày cũng chẳng đủ ăn. May mà nhờ các anh hết lòng giúp hai cháu. Cái ơn này biết khi nào chúng tôi mới trả được cho các anh đây.

Tôi biết mình không còn sống bao lâu. Cuối đời một con người, tôi nghiệm rõ được một điều: Chỉ có cái tình con người với nhau mới thực sự quí giá và tồn tại mãi với thời gian. Những chế độ này, chủ nghĩa nọ, cuối cùng cũng chỉ là những đám mây đen bay trên đầu. Đôi khi che ta được chút nắng, nhưng nhiều lúc đã trút bao cơn mưa lũ xuống để làm khốn khổ cả nhân gian..."

* * * * *

Không ngờ lá thư đầu tiên này cũng là lá thư cuối cùng chúng tôi nhận được từ anh Thà. Anh đã qua đời sau đó không lâu. Nghe cháu Hà kể lại. Khi hấp hối, anh bảo vợ anh mang mấy cái huy chương, anh được cấp trong thời chiến tranh, đào lỗ chôn xuống phía sau nhà. Anh thầm thì: xin hãy chôn chặt hộ tôi cái quá khứ đau thương và lầm lỡ đó lại. Chính nó đã gây biết bao chia lìa, tang tóc, và sự thù hận giữa những người anh em cùng một mẹ, không biết sẽ kéo dài cho đến bao giờ?

Phạm Tín An Ninh

(Vương Quôc Na-Uy