Thứ Hai, 26 tháng 1, 2009

Thánh Martin de Porres

Thánh Martin De Porres

NỖI ĐỌAN TRƯỜNG

Cuối thế kỷ XVI, thành Lima, thủ đô nước Peru, còn bị đô hộ. Đây là một thị trấn biên thùy mà phần đông dân cư là những phần tử giang hồ,phiêu lưu, mạo hiểm .

Nạn người bóc lột người, người áp bức người là cả một cảnh thối nát của Lima thời ấy.Những
chánh khách gia tòan là bọn con buôn chính trị, dùng quyền lực đàn áp người da đen, bắt họ làm những công tác nặng nề không công, đối xử với thổ dân một cách tàn nhẫn .
Giữa xã-hội phân chia giai-cấp,kỳ thị chủng tộc ấy, ai ngờ lại có mối tình duyên giữa một chàng da trắng thuộc quí phái và một nàng da đen trong bọn nô lệ mới được phóng thích .
Tên chàng là Juan de Porres, dòng dõi Tây-Ban-Nha, còn nàng là Anna Velasquez quê thành Panama, người địa phương...
Sau những cuộc giao duyên bất hợp pháp ngày 9-12-1579, Anna Velasquez cho ra đời một mụn con trai nước da giống hệt như mẹ, vì vậy mà Juan de Porres xấu hổ không muốn nhìn nhận
cục máu rơi của mình... Tệ hơn nữa, từ ngày đó ông còn đang tâm ruồng bỏ cả hai mẹ con, sau khi
cho một số tiền để thuê căn nhà lúp túp đường "Thánh Linh" Thủ đô Lima ...
Nhìn vào sự kiện thương tâm này, ai là người sáng suốt để nhìn thấy tương lai sáng lạng của đứa ngọai tình ? Martin de Porres _ tên của em _ thật là một bất ngờ và họa hiếm trong tiểu sử các thánh ...
Nhìn con, Anna không khỏi ngậm ngùi khi nghĩ đến người chồng tàn nhẫn. Do lòng kiêu căng và thất tín, Don Juan chẳng thiết gì đến tình phụ tử, khinh dể và coi con như kẻ làm tổn thương đến địa vị, thanh-danh của dòng tộc mình !
Nhưng khi hiểu ý Chúa, Anna vui lòng nhẫn nhục trong chức vụ " làm mẹ". Nàng đem con đi rửa tội tại nhà thờ thánh Sabastianô.
Mặc dầu bị đời hất hủi, Anna vẫn bền gan vững chí, không than thân trách phận. Nàng cố gắng tần tảo nuôi nấng và dạy dỗ con ...
Martin de Porres sinh trưởng trong cảnh gia đình tiều tụy, cơ cực, xơ xác như những trẻ da đen nghèo khổ khác ở Lima. Đối với những trẻ này, sự khổ cực ấy rất có ảnh hưởng đến sự biến chuyển của tính tình, nhiều đứa ra hư thân mất nết. Nhưng đối với Martin de Porres, cảnh nghèo nàn đó lại gíup cho cậu sớm hiểu đời và khinh chê đời, để chỉ tôn thờ một Thiên Chúa, và rộng lòng thương xót nạn nhân xấu số !

Chiến-Sĩ Bác-Ái Tý Hon

Vừa mở mắt nhìn đời, Martinde Porres đã nhận thấy ngay những cảnh sống vô cùng bi thảm. Những người nghèo khó đầy đường đầy chợ, Những con người bệnh tật đau thương cơm không có mà ăn, thuốc không có mà uống ... đâu cũng thấy khổ và khổ, khiến cho Martin động lòng trắc ẩn.
Làm sao để giúp đỡ họ ? Martin đã lợi dụng những lần mẹ sai đi mua đồ lặt vặt để bớt xén ít nhiều tiền, bố thí cho những người mà cậu cho là khốn cực hơn gia đình cậu .
Biết thế, mẹ cậu cũng hơi khó chịu, quở mắng con. Có lần bà tức giận quá, đãi cậu những cái tát tai đau điếng ! Nhưng Martin cúi đầu vâng chịu và hứa không dám lấy tiền của mẹ cho ai nữa .
Khi lên sáu tuổi , Martin càng nhận xét cuộc đời một cách tinh vi hơn. Bẩy tuổi, cậu đã có đủ sáng suốt nhận thấy rằng : Lima là một thành phố đầy rẫy những cái chướng tai, gai mắt! Bên cạnh những cảnh sống xa hoa trụy lạc, người thấy những cuộc đời nghèo nàn cơ cực. Nhưng may ra,có biết bao gia đình đạo đức sản xuất ra những vị tông đồ bác ái, những vị thánh nhân ra tay cứu độ và băng bó những vết thương lòng cho đồng bào xấu số .
Nói đến những vị đi tiên phong trong công cuộc cứu nhân độ thế ở Lima thời ấy, người ta không thể không biết đến qúi danh Đức Giám-Mục S. Torido, các linh mục Fracisco Solana, Pedro de Urraca v.v...
Bao nhiêu gương sáng ấy đã ảnh hưởng sâu xa đến tâm hồn Martin. Cậu càng ngày càng trở nên giống Chúa Giêsu Hài đồng. Lòng bác ái của cậu mênh mông như biển cả, cháy sáng như ngọn lửa bốc lên cao .
Vì cảnh nghèo nàn quẫn bách,lúc ban đầu bà Anna rất bất mãn khi thấy Martin đem của bố thí cho kẻ nghèo, nhưng lâu dần, suy nghĩ lại, rồi như bị thu hút bởi tấm lòng của con, bà tỉnh ngộ và trở thành một vị hiền mẫu nết na, biết thương giúp kẻ cơ bần, khiến mọi người chung quanh đều khen ngợi, thán phục.
Khi lên tám tuổi, Martin có lần gặp cha thân sinh mình, nhưng ông vẫn không chịu nhìn con, và còn khinh bỉ như trước. Em rất buồn nhưng không khóc, chỉ chạy đến cùng Chúa và phó thác cuộc đời trong tay người như cha nhân lành... Đã sẵn có lòng thương người tha thiết. Martin chẳng những không óan ghét nhười cha tàn nhẫn, trái lại còn qúi mến và luôn cầu nguyện cho người .
Tòan thể dân thành đều cảm mến Martin và khen ngợi là một con trẻ hiền hậu nết na phi thường, khác hẳn với những đứa trẻ cùng tuổi. Nên khi thấy cậu bị ông Don Juan hất hủi, họ càng tỏ lòng thương mến cậu và đến chia buồn với bà Anna Velasquez .
Đứng trước dư luận và nhất là nhận thấy cách ăn nết ở của hai mẹ con bà Anna .Don Juan bị lương tâm cắn rứt, rồi không bao lâu, ông giác ngộ, nghĩ đến tình phụ tử, nhớ đến bổn phận làm cha.Thế là ông sám hối và thân hành đến đón con về ở với mính; còn bà Anna vẫn bị coi là dòng dõi hạ cấp,nên phải ở lại Lima, cam phận lẻ loi đơn lạnh.
Ông Don Juan ủy thác cho một vị linh mục đỡ đầu trông nom và cho ăn học. Hai năm sau, ông được cử làm Thống Đốc thành Panama. Vì vậy ông trả lại Martin cho bà Anna ở Lima .
Lúc ấy, bà đang ở chung với gia đình một người Tây-Ban-Nha thuộc hạng bình dân. Khi thấy chồng đem trả lại con, bà không buồn chút nào,vì bà không hi vọng gì hơn là được thấy chồng nhìn nhận con và mặc dầu khác màu da, đứa con vẫn không thiếu tình thương của thân phụ nó.
Là người có đức tin công giáo, bà Anna sẵn sàng theo ý Chúa, kiên nhẫn tần tảo nuôi con và cho tiếp tục học hành.
Sau khi trở lại Lima, Martin vẫn được tiếp tục học hành, và không bỏ chí hướng cứu nhân độ thế. Cậu thật là một Chiến Sĩ Bác-Ái Tí Hon vậy !

Con Đường Sự Nghiệp

Khi Martin lên 12 tuổi thì bà mẹ vận động cho con vào học nghề thuốc với y sĩ Marcelô .

Martin lấy làm sung sướng vì được theo học một nghề rất hợp với sở thích của mình .

Hy vọng độc nhất của cậu là với nghề y tá cậu sẽ có phương tiện cứu nhân độ thế. Vì vậy, cậu đem hết tâm lực vào việc học hành, tra cứu. Cậu chịu khó tìm hiểu cặn kẽ từng chất thuốc trong lọai thảo mộc, nghiên - cứu thuật chữa thân thể người đau như nhổ răng sâu,cắt bỏ những bứu u, mổ xẻ ung nhọt, khảo cứu các thứ dầu xoa, dầu bóp,cầm máu đứt mạch hay băng huyết...

Sẵn có khuynh hướng về nghề thuốc và tính hiếu học, Martin học hành tiến bộ. Không bao lâu cậu được đi tập sự trong các bệnh viện, các nhà đề lao hoặc trong các khu phố thành Lima.

Ngay từ lúc đấu, cậu đã tỏ ra một nhân viên tận tâm,nhã nhặn. Cậu không hề từ chối một việc nào dầu khó khăn đến đâu. Suốt ngày làm việc như không nghĩ gì đến bản thân. Còn tiền bạc kiếm được bao nhiêu cậu đem phân phát hết cho kẻ nghèo đói.

Vì đã quyết trở thành một y tá sành nghề để làm ích cho nhân lọai hơn, Martin vừa làm việc vừa nghiên cứu để nâng cao tài năng nghệ thuật. nhưng có điều đặc biệt là vừa chữa bệnh nhân vừa cầu nguyện. Thật vậy, Martin đã trông cậy ơn Chúa hơn là tin tưởng vào tài nghệ của mình .

Một đặc điểm khác trong đời của cậu là không vì bận rộn công việc mà sao lãng việc khắc kỷ tu thân. Cậu đã biết thánh hóa đời sống hằng ngày bằng cách làm mọi việc vì Chúa cho sáng danh Chúa.Trong những giờ rỗi dãi, Martin thường tâm giao với Chúa: than thở, cầu nguyện.Ban đêm, cậu có thói quen bớt giờ ngủ để nghiền ngẫm, nhiều lần cậu quên cả ngủ để thức khuya cầu nguyện. Một đêm kia, cậu để nến cháy sáng rực trong phòng , bà chủ nhà ngạc nhiên, tò mò đến nhìn qua lỗ khóa cửa phòng, bà sửng sốt khi thấy Martin đang quỳ trước một ảnh thánh gía khóc nức nở !

Tài chữa bệnh của Martin ngày càng tiến triển lại thêm có lời cầu nguyện xin ơn trên giúp đỡ, nên đã chửa khỏi nhiều bệnh nhân. Danh tiếng đồn ra khắp nơi, thiên hạ, nhất là dân nghèo, kéo đến từng đòan xin cậu ra tay tế-độ.

Martin không bỏ qua một người nào, cũng như không bao giờ gắt gỏng vì người ta đến nhờ vả, phiền hà. Lúc nào môi miệng cậu cũng điểm một nụ cười tươi như hoa nở ! Nên từ những bệnh nhân trong nhà thương, đến các tù nhân trong khám đường đều gọi cậu là ân nhân khả ái của mình.

Martin de Porres qủa là một thanh niên tài đức và rất mực khiêm nhường. Người thanh niên ấy đã cống hiến tuổi thanh xuân cho nhân quần xã hội, câu đã rập theo khuôn mẫu Chúa Cứu Thế trong đời họat động .

Những Đức Tính Khác
Hy Sinh :

Thày Martin có đức tính hy sinh tột bậc, sau đây là một bằng chứng ; lúc ấy, Tu viện phải trả ngay một món nợ cần kíp mà không tìm đâu ra tiền. Cha Bề trên lo lắng, bất đắc dĩ phải đem bán một vài báu vật của Tu viện. Cha vừa ra khõi cổng, thày martin hối hả chạy theo vừa thở vừa nói :
- Thưa Cha Bề trên, Nhà Dòng cần tiền trả nợ, nhờ ơn Chúa con có cách trả được !
Bề trên quay nhìn Thày , ngạc nhiên hỏi :
- Con trả nợ bằng cách nào ?
- Thưa Cha, con là một nười đen hèn mọn, chẳng làm ích gì cho nhà Dòng, nên xin Cha Bề trên đem bán con đi để lấy tiền trả nợ cho người ta. Xin Cha ban cho con đặc ân này, không chừng con lọt vào tay kẻ khác, họ sẽ bắt con làm những việc vất vả và hữu ích hơn .
Nghe nói, Cha Bề trên vừa buồn vừa cảm động. Ngài ôn tồn bảo Thày trở về Tu viện.

Hãm Mình :

Thày Martin hãm mình và khổ xác đến nỗi không mấy khi nghĩ đến truyện nghỉ ngơi trong phòng riêng .
Thày thức suốt đêm trông coi người đau ốm, khi mệt qúa buồn ngủ, Thày chỉ nằm trên một chiếc băng ca nghỉ một chút thôi .
Một ngày mùa đông giá lạnh, Thày bị cơn sốt rét dữ dội mà vẫn thản nhiên không nghỉ ngơi và cũng không thuốc men chi cả cho nên sức lực Thày ra kèm dần rồi đau yếu. Thấy vậy các tu sĩ lo ngại cho sức khỏe của Thày, nên đi trình Bề trên thì người bắt buộc Thày phải trở về phòng nằm dưỡng bệnh. Thày vâng lời, nhưng thay vì nằm trên giường nệm êm ấm, Thày đã bỏ nệm đi và nằm với cả quần áo và giầy dép.Thấy vậy có người đi báo với Bề trên và cho rằng Thày Martin không tuân lệnh. Cha Bề trên nhã nhặn nói với tu sĩ ấy rằng : <>.
Rồi Bề trên đến ra lệnh cho Thày phải ăn nghỉ như các tu sĩ khác. Thày khiêm nhường trả lời :<>
Tuy nhiên, đêm ấy Thày cũng vâng lời nằm giường nệm nhưng tìm được cách hãm mình khác, không để cho xác thịt được sung sướng. Có người trông thấy đến báo tin cho cha Luis de Bilbo. Cha liền nghiêm nghị nói với Thày Martin :
- Martin, Thày vâng lời ta như thế à ?
Thày Martin thưa :
- Thưa Cha, bệnh con đã thuyên giảm nhiều, con được chiều đãi như thế này cũng đủ lắm rồi. Con mặc quần áo nằm trên giường nêm êm ấm là con đã tuân lệnh Cha. Thân con chỉ đáng thế thôi .

Khó Khăn :

Thày Martin thản nhiên sống trong cảnh nghèo một cách vui vẻ. Thày chỉ dùng hai bộ quần áo rách vá nhiều mảnh . Thày cho rằng đã hiến thân cho Chúa trong tu viện thì quần áo cũ rách càng hay .
Theo gương Chúa Giêsu khó nghèo, Thày lấy hai bộ quần áo rách làm đầy đủ rồi . Bộ áo nào giặt sạch sẽ thì Thày không mặc, chỉ thích dùng các đồ cũ người ta lọai ra> Nếu Tu viện phát cho Thày đôi giầy mới, Thày đem ngay cho người nghèo khác mượn đi cho đến khi mòn mới lấy về dùng .
Có lần, một tu sĩ hỏi Thày sao làm như vậy? Thày trả lời : Dùng quần áo rách, đi giầy cũ thì không phải bận tâm giữ gìn, gặt giũ lau chìu và nếu có thất lạc cũng không đáng tiếc .
Có người cho tính nết Thày Martin kỳ cục gần như gàn dở . Trong nhà Dòng Đa Minh tại Lima từ tu sĩ đến giáo sĩ đều đeo tràng hạt ở cổ thì Thày Martin lại đeo thêm chuỗi nữa ở thắt lưng .
Phòng của Thày cũng tỏ ra tinh thần thanh bần : không bàn, không ghế, vỏn vẹn chỉ có một cái chõng để Thày nằm nghỉ khi mỏi mệt mà thôi. trên tường treo tượng chuộc tội, ảnh Đức Mẹ và ảnh Thánh Đa Minh .
Thực ra Thày Martin ít khi ở trong phòng vì Thày quần quật làm việc suốt ngày. Hết ở trong kho quần áo, lại sang bệnh viện hoặc ra ngòai phố để giúp đỡ những người nghèo khổ. Thày không chịu đứng yên ở đâu cả. Làm việc vất vả và khó nhọc như vậy suốt ngày, đêm đến Thày trở về phòng lại hành khổ thân xác và cầu nguyện .

Những ơn đặc biệt :
Bề trên đã cho một thanh niên Tây-ban-Nha tên là Juan Vasquez làm phụ tá Thày Martin . Anh được ở ngay trong Tu viện . Một đêm, cả thành phố Lima bị động đất , Nhà cửa rung chuyển dữ dội, Juan Vasquez chòang thức dậy, sợ hãi chạy đến phòng Thày Martin tìm chỗ trú ẩn. Cậu gõ cửa nhiều lần mà không có tiếng trả lời . Cậu lấy tay đẩy mạnh , cửa mở toang. Một cảnh tượng kinh khủng hiện ra trước mặt cậu : Thày Martin nằm dưới đất, hai cánh tay giang ra, tay cầm tràng hạt, mắt lờ đờ . Cậu đến bên kêu hòai mà Thày không thưa. Câu níu áo kéo lôi, Thày cũng không động cựa . Trong phòng thì sáng rực như ban ngày . Hỏang sợ, Juan Vasquez tưởng Thày Martin đã chết liền bỏ chạy trốn.
Lại một đêm khác, Juan Vasquez vừa bước đến cửa phòng Thày martin, thấy Thày quì lơ lửng trên không hai tay giang ra, mắt nhìn thẳng lên tượng Thánh giá Vasquez khiếp sợ bỏ chạy đi tìm Thày thủ môn Tu viện tên là Ferdinando Aragon và kể lại cho Thày nghe biết câu truyện . Thày Aragon mỉm cười nói :
-Em đừng thấy thế làm lạ, không phải là lần thứ nhất người ta thấy như thế đâu ! Em sẽ còn thấy Thày Martin ngất trí nhiều lần nữa !
Một hôm thày Martin Cabezas vội vã đi tìm Thày Martin đến giúp cha Antonio d`Arco đang hấp hối . Khi vừa đến cửa phòng,thấy Thày Martin đang bay lên trên không để hôn ảnh Thánh gía ngay chỗ vết đinh máu chảy chan hòa . Trông thấy sự lạ ấy , Thày Cabezas kinh ngạc , chạy đi báo tin cho cha Diego Borrionuevo và Esteban Mariano và dẫn hai cha đến chứng kiến phép lạ .
Đến nơi, các Ngài chưa kịp nói gì thì Thày Martin đã tuyên bố : " Tôi đã biết trước và đã đến thăm bệnh nhân . Nhưng cha Antonio phải dọn mình chết lành vì giờ chết của ngài đã tới ."
Một đêm kia , đang khi anh em đọc kinh chung trong nhà thờ , bỗng chốc thấy có ánh sáng từ bàn thờ chiếu ra , soi thẳng vào mặt thày Martin . Các tu sĩ đều trông thấy Thày đang ngất trí . Thiên Chúa đã làm phép lạ này để anh em trong nhà biết Thày Martin rất đẹp lòng người .

Ân Nhân của những nạn nhân xấu số

Tấm lòng từ thiện của thầy Martin de Porres đã lang tràn khắp nơi! Tu viện nhỏ hẹp Santo Rosario không đủ chổ cho thầy thực hiện việc bác ái.

Thầy Martin không hành động như những nhà từ thiện khác chỉ cứu chữa những ai gần mình. Không, lòng từ bi bác ái của thầy không bị thu hẹp trong phạm vi một tu viện mà thôi. Thầy còn đi ra ngoài phố để kiếm người đau khổ, nghèo cực, bệnh hoạn, để ra tay cứu giúp. Có khi thầy còn đi xa hơn thành Lima, không quản ngại khó nhọc, đâu có người cần giúp đỡ thì thầy lê gót tới đó ngay!

Một viên chức ở Lima, tên là Don Juan de Figuero, bạn thân của thầy Martin bị đau cuống họng, có nhờ thầy đến thăm và chữa dùm. Sau khi thăm bệnh thầy ngồi nói chuyện với bạn một lúc rồi xin kiếu từ và nói:

- Bệnh của bạn thế nào cũng khỏi, tôi xin lỗi bạn vì có việc phải đi gấp.

Trước khi bước ra thầy để lại cái lọ con, không nói năng gì cả. Bệnh nhân lấy làm ngạc nhiên, nhưng ông ta cũng cầm lấy lọ đưa lên miệng uống một hớp. Uống vừa xong ông thấy căn bệnh biến đi ngay. Bấy giờ ông mới hiểu rằng: Thầy Martin không muốn cho mình khen ngợi phép lạ của thầy...

Đứa tớ gái của viên chức ấy cũng được chứng kiến sự lạ vừa xảy ra. Lúc đó cô đang mắc bệnh ngoài da làm xấu cả gương mặt, nên thừa cơ hội cô lấy nước trong lọ của Thầy Martin rữa mặt. Lạ lùng, cô cũng được khỏi bệnh tức khắc, khuôn mặt cô trắng mịn như chưa mắc bệnh bao giờ. Xem nước trong lọ người ta chỉ thấy là thứ nước lã thường mà thôi!

Một người da đen bị một vết thương rất nặng có thể chết được, Thầy Martin lấy thuốc bột đắp vào vết thương, băng bó lại rồi làm dấu thánh giá trên vết thương. Bốn ngày sau vết thương ngậm miệng và khỏi hẳn. Thầy Martin cũng chữa khỏi chân của một người da đen khác bị sâu quảng bằng một dấu thánh giá thầy làm trên vết đau.

Một bà tên là Elisabeth Horthez de Torrez bị thổ huyết, đã kiệt lực lâm nguy đến xin thầy cứu chữa, thầy cũng chỉ làm dấu thánh giá mà bà được khỏi bệnh trong khoảng khắc!

Cậu Juan Vasquez thường theo thầy Martin đi ăn xin ở miền quê. Một lần, cậu đi bộ nhiều quá, hai chân sưng to không thể cất bước nổi để trở về tu viện kịp thời, Thầy Martin làm dấu thánh giá chữa khỏi cho cậu ngay!

Chị ruột của thầy Martin là Juana ở ngoại ô thành Lima gây tai nạn khiến cho đứa tớ gái bị thương ở mặt, máu me chảy lênh láng. Biết tin, thầy Martin vội vàng đến thăm chị và làm dấu thánh giá lên mặt đứa tớ gái, tức thì nó được lành lại.

Một đệ tử Dòng Santa Madalena ở Lima, bị con dao cắt đứt hai ngón tay. Vết thương mưng mủ lan ra khắp bàn tay. May ngày hôm đó thầy Martin đến nhà Dòng thăm người bạn, tức chân phước Juan Massias; nghe nói thầy liền bảo đứa bé cho xem vết thương và an ủi rằng: Thiên Chúa cầm quyền sinh tử trong tay, con đừng sợ, Chúa sẽ chữa khỏi cho con, Nói đoạn thầy để một chút thuốc bột xoa vào hai ngón tay đau của bé, rồi làm dấu thánh giá. Hôm sau hai ngón tay khỏi hẳn, màu da nhẵn nhụi như trước.

Thầy Martin cũng làm nhiều phép là trong tu viện Santo Rosaria. Sau đây chúng tôi chỉ thuật lại một vài tích điển hình:

Cha Luis de Guadalupe bị bịnh sưng phổi trầm trọng. Cha đang xét mình để xưng tội lần sau hết, thì thầy Martin đến thăm. Trông thấy thầy cha Luis sung sướng, lòng đầy hy vọng, cha nói: Này thầy Martin thầy hãy lấy thuốc ấy, lại đây đặt tay lên ngực tôi xem sao đã!

Biết bệnh nhân đang đau đớn, thầy làm theo lời cha yêu cầu. Khi thầy vừa đặt tay lên ngực cha thì ngài liền bớt đau ngay và trong mình dễ chịu khoan khoái, cha quì gối than thở:

- Tạ ơn Chúa, con khá lắm rồi, con không uống thuốc nữa.

Thầy Martin không dùng thuốc men nào cả. Thầy chỉ đặt tay đến bệnh nhân là tức khắc khỏi bệnh. Nhưng thầy không nhận mình có tài năng chi hết, thầy khiêm tốn nhũn nhặn đi ra một cách âm thầm kín đáo!

Lần khác, thầy Martin cũng cách thiêng liêng cho cha Pedro de Montesdosca khỏi chứng bịnh đau đớn. Cha Pedro là người nổi tiếng tính khó ở. Cha đang lo lắng, sợ, một chân hư, liều mình cắt bỏ đi. Thật ra không ai dám đến phòng bệnh cha. Nhưng thầy Martin đuợc ơn soi sáng hiểu rằng: cha đang cơn sảng sốt, ước ao được ăn thứ gì dịu mát để bớt đau. Thầy không gần ngại cho cha dùng một dĩa rau sống. Cha ăn hết dĩa rau sống liền trở nên vui vẽ chưa từng thấy, tâm hồn khoan khoái, vững chắc tin vào ơn Chúa và bảo thầy Martin để tay lên vết thương và cầu nguyện cho mình. Thầy Martin vâng lời thì trong chốc lát, cha thấy mình khỏi bịnh ngay, đi lại được như người khỏe mạnh vậy!

Không bao giờ người thấy thầy Martin đi ngoài đường với hai bàn tay trắng. Thầy không mang cơm áo thì cũng mang thuốc men theo. Thầy luôn luôn để ý đến kẻ nghèo nàn, đau yếu. Đi đâu và ở đâu bao giờ thầy cũng đem đến một bầu không khí vui vẻ và đầy hy vọng.

Thầy có tài tiên đoán nơi nào cần có sự cứu trợ, nên sau khi làm xong bổn phận trong tu viện, thầy ra ngoài tìn đến những người đau khổ đang trông đợi thầy cứu giúp. Thầy phân phát thuốc men, tiền bạc, an ủi vỗ về va xoa dịu vết thương lòng cho những người xấu số.

Bao lần thầy đã giúp đỡ những người bần hàn sinh sống trong nhà rách vách nát, và vì lẻ sinh nhai họ phải làm những công việc bần tiện không xứng nhân vị.

Suốt mấy tháng trời, ngày nào người ta cũng thầy vác trên vai thức ăn, quần áo đến đồn Gallac cách thành Lima 8 cây số trên con đường gồ ghề, trơn dóc rất khó đi, vậy mà thầy Martin cuốc bộ, và mang nặng trên vai. Vì đồn Gallac đang có những binh sĩ nghèo đang cần được cứu trợ.

Khi không còn gì để tri ân cho những người túng đói, thầy liền áp dụng những hy sinh cao cả. Một lần khi đi qua khám đường thành Lima, thầy trông thấy bọn tù làm ăn vất vả, nhọc nhằn, đói khát. Nhưng rủi thay! Trong tay không còn gì để bố thí. Nghĩ một chập thầy nhớ lại mình còn cái nón, có thể bán lấy tiền giúp đỡ một phần nào! và thầy đã bán đi để thi hành việc bác ái đó!

Cô Catalina de Porres thuật lại rằng: Một hôm, được nghĩ phép, thầy liền triệu tập những người nghèo khó kéo đến một hãng buôn trong thành phố, nơi tôi có gởi một số tiền lớn. Thầy xin lấy số tiền ra, để mua quần áo dày dép cho anh em nghèo khó và lẽ tất nhiên là tôi phản đối! Thấy thái độ bất mãn của tôi, thầy ôn tồn nói: Rồi đây sẽ có người đem trả lại số tiền ấy cho cháu! Quả thật ngày hôm sau, không hiểu cậu tôi can thiệp cách nào mà chủ hãng buôn ấy trả lại số tiền đã bỏ ra hôm trước.

Đây không phải lần thứ nhất thầy Martin có hành động như thế. Đã mấy lần rồi, không rõ ngài đã kiếm ở đâu ra tiền để giúp chị và cháu của thầy một cách bất ngờ như vậy.

Lòng từ thiện vị tha quí hóa đó khiến cho thầy quên mình để ra tay giúp người đồng loại. Câu chuyện sau đây cho ta thấy lòng vị tha ấy mênh mong như biển cả. Một hôm,Thầy Martin đi đàng, gặp một người đau ốm, nghèo cực, quần áo rách tả tơi, mình đầy mụn lở ghẻ, hôi hám. Thầy liền cõng người về phòng của thầy trong tu viện, đặt nằm trên giường, tắm rửa, thay quần áo và cho ăn uống. Thầy tận tâm săn sóc như người bạn tri kỷ. Thấy thế, một tu sĩ bất mãn, khiển trách thầy Martin sao lại đem đứa ăn mày ghê tởm này về phòng và cho nằm lên giường như vậy! thầy Martin ôn tồn đáp:

- Thưa thầy, thiết tưởng việc thương giúp kẻ hoạn nạn còn hơn sự sạch sẽ vật chất. Thầy nên biết rằng: mền chiếu của tôi, nếu dơ bẩn thì mất một chút xà phòng là giặt sạch ngay, nhưng cả một suối nước mắt nhân loại cũng không rữa sạch được những vết thương do cái xã hội bất công và ích kỷ này gây ra!

Một trở lực đáng tiếc

Hầu suốt ngày, không lúc nào không có kẻ đau khổ đến tu viện Santa Rosario tìm thầy Martin. Kẻ xin ăn, người xin uống, kẻ xin cầu nguyện.

Thầy ân cần tiếp rước mọi người, không phân biệt dòng giống màu da. Thầy cho họ ăn uống, săn sóc trông coi, dạy kinh sách cho họ biết giữ đạo.

Khi bệnh viện hết chỗ thì thầy đưa bệnh nhân về nằm phòng riêng hoặc phòng trống trong tu viện.

Số bịnh nhân tăng nhiều quá đến nỗi cha Bề trên phải buộc thầy không được nhận kẻ khó nữa. Nhưng vẫn cho phép thầy săn sóc bệnh ở chỗ khác. Thầy lãnh ý Bề trên, đến nói với Juana, chị ruột của thầy, dành cho thầy một ngôi nhà ở ngoại ô Lima. Cô đồng ý, Thế là thầy Martin đem những người bị đời hất hủi đến đó săn sóc và cấp cứu.

Một buổi tối trời, Khi thầy Martin trở về tu viện dọc đàng gặp người da đen nằm quằn quại trên vũng máu trên lề đường, hỏi ra mới biết người này bị cướp đánh mê man. Thầy vội vàng băng bó cho nạn nhân. Rồi cõng về tu viện, đặt trên giường của thầy, có ý cứu nhân mạng này trong lúc khẩn cấp, rồi khi họ đỡ sẽ đưa đến nhà chị để điều trị.

Không may! Cha Bề trên biết, nhưng lại nghe lầm, tưởng thầy không tuân lệnh hoặc vì muốn thử lòng khiêm tốn của thầy, nên gọi thầy đến để khiển trách nặng lời:

- Ta đã cấm thầy và tất cả các thầy khác không được tự nhiên đem bệnh nhân vào tu viện kia mà...sao thầy không tuân lệnh? Thầy phải chịu phạt đền tội này.

Martin cúi đầu lãnh án phạt không dám kêu ca nửa lời.

Cách đó mấy hôm, cha bề trên lại gọi thầy đến. Khiêm tốn như một tội nhân, thầy quỳ trước mặt ngài xin ban phép lành và tha lỗi cho mình vì đã không tuân lệnh. Cha bề trên ân cân nói:

- Thầy hiểu rằng ta chỉ quở phạt sự bất tuân lệnh của thầy mà không có ý khiển trách tư cách của thầy. Martin khiêm nhường thưa lại:

- Xin cha tha thứ và chỉ giáo cho con. Con chưa được biết rằng: việc từ thiện phải nhường bước cho sự phục tòng.

Trước câu trả lời hợp lý của thầy Martin, cha bề trên đổi thái độ dễ dãi hơn và cho phép thầy làm việc từ thiện trong tu viện Santo Rosario như trước. Đến đây, Thầy đã qua được một trở lực, Thầy hết sức sung sướng và càng thêm phấn khởi cứu nhân độ thế.

Ngoài những bệnh nhân ở tu viện và ở nhà chị ruột, thầy Martin còn trông coi nhiều bệnh nhân ở rải rác khắp nơi. Người ta không biết thầy xoay xở cách nào mà thầy làm hết công việc bổn phận thường xuyên lại còn săn sóc những người mà thầy muốn giúp đỡ! Ấy chưa kể đến công tác hàng ngày ở trại Limatambo cách tu viện hai cây số. Cứ mỗi lần trên đường về tu viện, thầy lại ghé thăm các bệnh nhân da đen ở lân cận, cho thuốc men và băng bó vết thương của họ. Khi nhận thấy những người này tỏ ra nỗi uất hận, muốn nổi lên chống bất công và áp bức của xã hội, thầy lại tìm hết lời an ủi làm dịu lại nỗi lòng căm tức ấy.

Khi gặp người da đen nào hấp hối chết, thầy Martin liền đi mời linh mục đến giúp họ về phần linh hồn. Khi họ qua đời mà không có bà con thân thuộc hoặc nghèo nàn, thầy tự đảm nhiệm việc an táng; có khi chính tay thầy phải liệm xác và chôn cất.

Tính ra hàng tháng thầy Martin đã trợ giúp cho 160 nạn nhân. Mỗi tuần thầy phải cần số tiền là 2000 mỹ kim, nhưng thầy lấy tiến ấy ở đâu? Thật ra Chúa Quan Phòng đã lo liệu. Trong đám người Tây Ban Nha đến Lima lập nghiệp, nhiều gia đình làm ăn phát đạt và trở nên giàu có. Họ thấy thầy rộng lòng xót thương dân nghèo, biết dùng tiền của để làm ích cho xã hội, nên sẵn sàng ủng hộ.

Sẵn có trí thông minh, thầy Martin tổ chức công cuộc cứu trợ rất chu đáo, nhưng không bao giờ tự kiêu, tự đại. Vì thương xót nhân loại đau khổ, thầy thành thực mở rộng lòng từ bi bác ái, cứu giúp họ, cải thiện đời sống họ.

Thầy không phân biệt nam phụ lão ấu, hoặc màu da, cứ hễ ai lâm nạn là đều được thầy mở rộng lòng từ bi bác ái.

Đối với những kẻ mồ côi, những kẻ bị xã hội bỏ rơi, Thầy Martin đã tỏ lòng thương yêu đặc biệt, để cứu vãn đời các em, thầy nhận thấy điều kiện tối cần là phải có cô nhi viện, có trường cho các em học tập để trở nên người lương thiện mai sau. Bởi vậy, thầy vận động và gõ cửa các nơi từ những nhà cầm quyền đến tư gia, thầy tha thiết kêu gọi sự cộng tác của mọi người. Nhờ ơn Chúa, thầy được nhiều người ủng hộ. Trong những nhà triệu phú đã giúp đỡ thầy có ông Mathicu Pastor bỏ của ra để cất ngôi trường rộng lớn cho các em mồ côi. Đó là trường Santa Cruz. Chỉ có Chúa mới biết những kết quả tốt đẹp, trường này thực hiện được trong lãnh vực xã hội, cũng như trong địa hạt tôn giáo, là đào tạo nên những thiếu nữ nết na, đức hạnh và những thanh niên ưu tú trong xã hội.

Đó là đặc ân của Chúa ban cho Thầy Martin, một người da đen có hai dòng máu khác nhau, xuất thân từ địa vị thấp hèn trong xã hội mà đã thực hiện được công cuộc xã hội to tát lưu danh muôn đời!

Bác ái có trật tự

Đức bác ái khởi điểm từ bản thân, đến những người gần rồi mới đến những người xa. Trật tự này rất tự nhiên hợp tình hợp lý.

Thật vậy, không ai có quyền chịu thiệt thòi về linh hồn mình để làm lợi cho người khác. Chúa đã phán: " Nếu được lời cả thế gian này mà thiệt linh hồn mình thì không ăn thua gì" (Math, XV, 26).

Và không ai có quyền bỏ cha mẹ, anh em thân thuộc đang cần giúp đỡ để cưu mang người xa lạ.

Xem đó ta không lấy làm lạ khi thấy thầy Martin đã cứu giúp những bà con họ hàng của thầy trước hết. Thầy đã giúp đỡ chị Juana, chẳng những về vật chất mà nhất là về tinh thần. Một lần vợ chồng chị gây lộn với nhau và định ly dị. Lúc ấy thầy Martin đang ở xa, được ơn Chúa soi sáng cho biết vợ chồng chị đang ẩu đả nhau kịck liệt, người láng giềng đến can thiệp không nổi. Thầy lật đật tới cách bất ngờ, tay xách một giỏ hoa quả, bánh mì và rượu.

Chợt trông thấy thầy, hai vợ chồng chị liền buông nhau ra cúi mặt im lặng. Không cần ai báo cáo, thầy cũng biết được nguyên nhân của cuộc gây lộn này rồi, thầy ôn tồn phân giải những thắc mắc, và với lời lẽ thiết tha, thầy khuyến khích vợ chồng làm hòa. Hai người như vừa qua cơn ác mộng, thức tỉnh cảm động và làm hòa với tất cả tấm lòng tha thứ.......Những người chứng kiến hôm đó, cũng chia vui với hai vợ chồng. Sẵn có giỏ thức ăn của thầy, họ chia nhau ăn vui vẻ.

Lima là nơi có nhiều vườn trồng cây ăn trái, nhưng hay mất trộm, vì lắm người túng đói quá.

Là một thanh niên có óc thực tế, thầy Martin nghĩ ra phương pháp tiểu trừ nạn trộm cắp. Nhận thấy Lima có một cái đồi hoang vu, đất không được tốt mấy, thầy nhất định khai thác cái đồi này. Trong những ngày ít công việc. Thầy đem cây trồng trọt, vun tưới... Ngày qua tháng lại, cả một khu đồi rộng lớn đã được mọi thứ trái cây ăn trái. Năm sau, cây cối mọc lên xinh tươi, khai hoa kết quả. Thầy cho những người đến hái trái cây ăn thừa cơ hội thầy khuyên họ bỏ trộm cắp. Quả nhiên phương pháp này được kết quả tốt đẹp. Nạn trộm cắp bớt đi nhiều, các chủ vườn ở Lima mới hiểu được ý nghĩa sâu xa công cuộc khai khẩn mà thầy Martin đã theo đuổi hết ngày này sang ngày khác trên ngọn đồi khô cằn ấy. Họ không ngớt khen ngợi lòng quảng đại hy sinh cũng như đầu óc thực tế sáng tạo của thầy.

Nói tóm lại: Thầy Martin đã tận tình giúp đỡ đồng bào của thầy. Ai đói thầy cho ăn, ai khát thầy cho uống, ai đau khổ thầy nâng đỡ, ai dốt nát thầy dạy dỗ, khuyên răn... bắt đầu từ những bà con thân thích cho đến những kẻ xa lạ, không một ai không được bàn tay tri ân của thầy giúp đỡ.

Thiên Chúa đã chọn thầy Martin để phân phát hồng ân của người cho nhân loại.

Bác ái đối với loài vật

Cũng như thánh Phanxicô khó khăn, thầy Martin cho rằng: hết thảy động vật, cả những con vật bé nhỏ, hèn hạ đều là những loài Chúa đã dựng lên vì mục đích, tối cao nào đó. Nên người ta không lấy làm lạ khi thấy thầy thương yêu vỗ về chúng.

Một hôm, trông thấy con chó bị vết thương đẫm máu, thầy liền chạy tới vừa vuốt ve con vật vừa lẩm bẩm:

- Khốn nạn cho mày, mày muốn cắn người ta nên bị người ta chém mày chứ gì!.. Thôi hãy theo ta về tu viện, ta sẽ chữa cho.

Con chó ngước mắt nhìn thầy, coi bộ thông cảm, rồi ngoan ngoãn theo về tu viện. Thầy đặt con chó nằm trên chiếc chiếu, rữa vết thương và băng bó cho nó. Sau hai hôm, con vật lành mạnh, thầy mới thả nó ra.

Thầy Fernando Aragonez thuật lại một chuyện sau đây: Cha quản lý tu viện Santo Rosario nuôi một con chó 18 năm. Khi nó đã già yếu, Ngài ra lệnh đập chết, nhưng thầy Martin can gián, và xin đem nó về phòng mình, đoạn trình cha quản lý với một giọng hơi trách móc: - Thưa cha, cha muốn giết con vật là bạn trung thành với cha cách tàn nhẫn như thế, thật là quá đáng, Dẫu nó có đau ốm, ghẻ lở đi nữa, cũng có thuốc chữa được. Nó là con vật thật đấy, nhưng đã giúp ích cho cha nhiều năm kia mà, con thiết tưởng cha nên cho nó một cái chết êm đẹp. Nói đoạn, Thầy Martin làm dấu thánh giá trên con vật, tức khắc nó khỏi bệnh, khỏe mạnh như thường. Con vật chạy tung tăng, chạy xuống bếp tìm ăn. Thầy Martin làm cho nó cái cũi gần phòng thầy và cấm nó không lại gần chủ cũ nữa. Con vật ngoan ngoãn tuân lời thầy như có trí khôn vậy.

Một hôm, thầy nghe tin con lừa của một người Ấn độ sa hố sâu, con vật hết sức vẫy vùng mà không sao lên được. Thầy chạy đến đứng trên miệng hố nói lớn tiếng: Lừa ơi! mày là con vật Chúa dựng nên, mày hãy lên đi...Thầy chưa nói dứt lời thì con vật từ dưới hố vượt lên một cách lanh lẹ!

Lần Khác, có con bò đực phát điên, chạy rong khắp đường phố làm dân chúng sợ hoảng hồn. Thấy vậy thầy Martin liền chạy đi đón đường con vật hung hăng, thầy giơ tay làm dấu thánh giá, con vật liền đứng yên ngay và trở nên hiền lành như trước.

Thầy Martin cũng thương xót những con vật hay làm hại. Ngày kia một đàn chuột lớn nhỏ không biết từ đâu kéo tới tu viện Santo Rosario, cắn quần áo. đồ đạc, làm thiệt hại rất nhiều. Các thầy Dòng tìm hết cách đối phó và bỏ thuốc độc để tiêu diệt chúng.

Thấy vậy, động tình thương, muốn giải thoát cho chúng, thầy gọi một chú chuột tới và bảo:

- Này đã đến lúc nguy khốn cho bay, vì các thầy Dòng đang sắm cạm bẩy để tiêu diệt bay. Mày hãy chạy đi kiếm các bạn đồng loại, tập trung ở cuối vườn, ta sẽ nuôi sống bay, nếu hứa không làm hại tu viện nữa.

Nghe tin ấy, chú chuột nhắt nhanh nhẹn chạy đi tìm đồng loại. Trong chốc lát, chuột lớn, nhỏ từng đàn theo sát chân tường bò về cuối vườn. Giữ lời hứa với chúng hằng, ngày thầy Martin đem cơm cho chúng ăn. Từ ấy, tu viện không còn bị nạn chuột phá hoại. Thấy thế, người ta khôi hài rằng: Thầy Martin là "ông bang trưởng loài chuột"

Có người còn cho thầy là "thợ sáo". Trong một bài thơ của thi sĩ Robert Browing có đoạn tả truyện một nhạc sĩ dùng sáo để điều khiển đàn chuột Hamelin Town. Nhạc sĩ thổi sáo rất hay, đàn chuột nghe say mê, cứ theo tiếng sáo mà tiến ra bờ sông như một đạo binh trật tự, rồi thích nhảy cả xuống sông chết. Ông thị trưởng thành phố hứa tặng nhạc sĩ một ngàn mỹ kim, nhưng thật sự ông ta không đưa tiền. Còn thầy Martin không giết hại chuột mà đã nuôi chúng và cấm chúng không được gây hại nữa.

Những trường hợp lạ lùng khác nữa tỏ ra nhân cách của thầy Martin: Không hiểu thầy đã làm phép gì mà khiến cho bọn chó, mèo chuột ăn chung ở chạ mà không va chạm cắn xé nhau.

Thật ra, những cảnh tượng lạ lùng ấy là tượng trưng cho lòng nhân từ hiền hậu vô biên của một tu sĩ người da đen.

Cuộc đời khổ hạnh

Thầy Martin quan niệm những khổ hạnh là điều cần thiết cho việc tu hành, bởi thế, suốt đời thầy đã đem hết nghị lực và lợi dụng mọi cơ hội để sửa trị xác thịt.

Các tu sĩ cũng như nhân dân trong thành đều biết nhân đức của thầy, nhưng thầy vẫn khiêm tốn coi đời khổ hạnh của thầy và các đặc ân của Chúa ban như không có gì đáng lưu tâm. Thầy không muốn phô công cuộc từ thiện bác ái của mình.

Lòng từ bi và kham khổ của thầy phát sinh bởi lòng kính mến Thiên Chúa đến tột bậc!

Cha Gaspart de Soldagna, tu viện trưởng thấy mình có bổn phận phải công bố đời khổ hạnh của thầy, ngõ hầu làm gương cho hậu thế , Ngài truyền cho thầy phải trình bày tất cả những việc làm khốn xác thịt hằng ngày mà bấy lâu nay thầy vẫn giấu giếm. Cha hỏi:

- Có thật thầy đã áp dụng lối hành xác của Thánh Đa Minh đêm nào cũng phải phạt xác 3 lần đến chảy máu ra.?

Thầy Martin ngại ngùng không muốn trả lời ngay, cha phải hỏi thêm một lần nữa, thầy mới thành thật đáp:

- Vâng thưa cha, khi nào Chúa muốn, Người sẽ cho biết riêng, con chỉ xin thú thật rằng: Con đã noi gương Đấng sáng lập Dòng Đa Minh, mỗi đêm hành khổ xác thịt ba lần..

Và thầy hạ thấp giọng tha thiết:

- Con đã trình bày bấy nhiêu xin Cha Bề Trên đừng hỏi con nữa.

Cha Bề Trên cảm động không dám hỏi thêm.

Những người thân thích biết đời tư thầy Martin có thuật lại rằng: sự hành khổ xác thân của thầy không phải bắt đầu từ ngày đi tu đâu, trước đây thầy đã có thói quen hành khổ xác nhiều thế, nhiều cách rất nghiêm khắc và lâu dài. Nhưng thầy đã cố giấu kín không cho ai biết. Vì thế bề ngoài người ta chỉ thấy thầy là một tín đồ nhiệt tình thờ Chúa và tận tụy an ủi, giúp đỡ những nguời đau khổ mà thôi.

Đối với thầy sự đau khổ rất có giá trị để mua chuộc lòng yêu thương của Chúa, một người bạn hỏi sao thầy hành khổ xác như thế. Thầy trả lời:

- Vì tôi nhiều tội lỗi, cần phải đầy đọa thân tôi để phạt tạ, ngõ hầu được ăn mày ơn tha thứ.

Thầy Martin chỉ ăn uống vừa đủ cho khỏi chết thôi. Cũng như các người con ngoan ngoãn của cha Thánh Đa Minh, thầy Martin thường ăn chay lâu ngày. Trong tuần Thánh, thầy chỉ dùng bánh mì và nước lã. Còn từ thứ năm đến Chúa nhật Phục sinh, thầy không ăn uống gì.

Trong tu viện các ngày Chúa nhật và ngày lễ trọng được phép ăn uống như thường, nhưng thầy Martin thường chỉ ăn rau cỏ và rễ cây. Tuy ăn uống cực khổ mà thầy Martin vẫn làm việc gấp ba người lực sĩ.

Vì vâng lời, Martin phải cho cha bề trên biết mỗi đêm thầy đánh tội ba lần, cái roi mà thầy dùng làm khí cụ là một dây thừng quấn nút, hoặc cái xích sắt có mấu nhọn, thầy đánh lên vai cho đến khi máu chảy, đoạn lấy muối và dấm mà xát lên cho đau đớn thêm.

Hành khổ xác như thế chưa đủ, thầy lại còn qua phòng hội tu viện, quỳ trước tượng thánh giá, suy ngẫm sự thương khó Chúa Cứu Thế, rồi đọc kinh sửa soạn đánh đập xác một lần nữa. Quần áo thầy đã dính chặt vào các vết thương đẫm máu, thầy cởi áo ra làm cho các vết thương lại tóe máu. Lúc ấy thầy lại đánh xác thêm một lần nữa. Ôi! đau đớn dường nào, nhưng thầy Martin đã nhận nại chịu đựng và cho rằng: sự đau đớn của thầy chưa thấm vào đâu, nếu đem so sánh với những cực hình mà Chúa Cứu Thế phải chịu xưa kia.

Sau khi đã kiệt sức vì hành khổ thân xác, Thầy Martin mới ngã lưng lên cái chõng hoặc gục vào tường của một góc nhà và nghỉ ngơi cho đến rạng đông. Vừa thức dậy thầy lặng lẽ đi xuống một cái hầm, nơi đây đã có một người da đen lực lưỡng mà thầy đã mướn riêng, đợi thầy để hành hình lần thứ ba.

Thầy Martin cởi áo ra, giơ lưng và truyền người ấy phải hành động. Người cầm một cây to giơ lên cao rồi đập thật mạnh vào lưng, đập liên hồi cho đến lúc thầy Martin té xỉu mới thôi.

Đêm nào Martin cũng hành khổ xác như vậy, nhưng ban ngày thầy vẫn bình tĩnh vui vẻ, làm việc mau mắn như thường lệ.

Ngoài ra không ai ngờ rằng: người thanh niên bật thiệp, vui tươi như Martin lại mang trong mình một dây sắt, thắt ngang lưng, và trên vai một mảnh vải gai làm gỉ máu.

Bao nhiêu việc hãm mình hành xác ấy, thầy Martin đã hết sức giấu kín. Nhưng Chúa khôn ngoan vô cùng, không muốn để đèn sáng, vùi sâu dưới đất. Người muốn cho hậu thế biết đời khổ hạnh của Martin để coi đó suy nghĩ mà noi gương. Vì thế có người được mục kích những việc khổ hạnh của thầy, họ truyền tụng lại cho kẻ khác biết và thi đua kính phục thầy như thánh sống.

Tài xã giao và tâm sự

Có nhiều người lầm tưởng rằng: Đạo đức là phải có gương mặt nghiêm nghị, thờ thẩn, ủ rũ và yếu thế...

Nhưng không, cũng hồn nhiên vui vẻ, trong cuộc giao tiếp với nhân quần xã hội, người đạo đức vẫn thành thật nhưng không phần lịch thiệp.

Thầy Martin đã cho ta thấy gương mẫu đạo đức ấy, Thầy giao tiếp với mọi giai cấp từ những nhà quyền quí đến thứ dân. Ai cũng có dịp truyện trò với thầy đều sinh lòng quí mến.

Thầy hay tới thăm các bạn tu sĩ, không nói thì ai cũng hiểu rằng: Trong cuộc gặp gỡ này, câu chuyện của thầy không ngoài vấn đề đạo đức, an ủi nhau, khuyến khích thi đua trên con đường, trọn lành thánh thiện để chiếm lấy nước thiên đàng.

Trong các bạn hữu có thầy Juan Massias thuộc tu viên Santa Madalena là thân với thầy hơn cả.

Bạn thầy nhỏ tuổi hơn, xuất thân từ một gia đình Tây Ban Nha bị phá sản, trở nên nghèo nàn, khi còn ở quê hương, Juan Massias phải làm thuê mướn độ nhật, sao được ơn Chúa soi sáng, cậu theo đoàn tàu vượt biển sang Tân Thế Giới.

Lên đất Mỹ Châu, Juan lần mò xuống miền nam. Khi tới Lima, cậu xung phong làm việc từ thiện, tiếng tăm lừng lẫy nên nhiều người ủng hộ tiền bạc để cậu bố thí cho dân nghèo.

Trong công cuộc từ thiện, Juan đã gặp thầy Martin. Vì cùng chung một chí hướng nên hai người mới gặp là thân nhau ngay.

Sau đó ít lâu, Juan xin vào tu Dòng Đa Minh tại tu viện Santa Madalena. Thế là thấy Juan cũng như thầy Martin đồng tu trong một Dòng, cùng theo đuổi một lý tưởng là giúp đỡ dân nghèo.

Cũng như thầy Martin, thầy Juan suốt ngày tận tụy với đám dân đói khổ đến bỏ ăn bỏ ngủ. Ngoài ra thầy còn an ủi những linh hồn lo âu sầu khổ. Trong cuộc động đất dữ dội tại Lima, khi thấy các tu sĩ hoảng sợ chạy ra vườn trú ẩn, thầy Juan liền tụ họp họ lại bảo đừng sợ hãi, cứ theo thầy đến nhà nguyện, thầy bảo đảm sẽ không có một tai nạn nào xẩy ra. Từ ấy mỗi lần động đất, các tu sĩ chạy vào nhà nguyện và quả nhiên không bao giờ bị tai nạn.

Những người nghèo rất thích nghe thầy Juan giải thích giáo lý. Người ta mộ mến thầy vì tư cách thầy giản dị, lời lẽ thành thật dễ thu phục nhân tâm. Khi thuyết trình đạo lý, thầy Juan không căn cứ cào sách vở cho bằng dựa vào đức tin.

Khi thầy Martin và thầy Juan đàm đạo với nhau xong rồi thì thường đưa nhau đến một góc vườn vắng vẻ để cầu nguyện. Ôi! Lời cầu nguyện của 2 tâm hồn thánh thiện này sốt sắng dường nào! Hai người khác nhau về dòng dõi và màu da: Một người quý phái da trắng, một hèn hạ da đen, nhưng đã kết nghĩa tri âm trong tình yêu trong sạch.

Thiên Chúa ban nhiều ơn phước và đầy đủ phương tiện để hai thầy thực hiện lòng từ bi bác ái, lại ban quyền phép lạ để cứu nhân độ thế. Sau này, cả hai cùng được giáo hội phong lên bậc Chân Phước.

Một lúc ở 2 nơi

Trong những truyện thần thoại hay trong những cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp. Người ta thường thấy nói đến "Đằng vân Độn thổ" : Người đang ở nơi này thoáng cái ở nơi kia...Nhưng đấy chỉ là những chuyện khôi hài do óc tưởng tượng của tác giả bày ra, chứ trên thực tế không có gì.

Song đối với Thiên Chúa, Đấng toàn năng, thì phép đằng vân độn thổ không có gì khó khăn. Người ban cho ai thì người ấy có thể đột nhập qua tường nhà, qua cửa đóng kín hoặc vượt trùng dương trong nháy mắt. Thầy Martin đã được Thiên Chúa ban cho phép đằng vân đột thổ mà hàng ngàn người đã chứng kiến.

Tu viện Santo Rosario lúc bệnh thời khí phát xuất, nhiều tu sĩ mắc bệnh. Trong số đó có 60 tu sĩ đau nặng hơn, phải nằm la liệt khắp đó đây trong nhà.

Giữ trách nhiệm y tá, một mình thầy Martin phải trông coi tất cả bịnh nhân. Vậy mà lạ lùng thay! Bất kỳ một bệnh nhân nào cần phải cấp cứu tức khắc thầy đã đứng bên cạnh và đem thuốc men sẵn sàng

Trong một đêm khuya vắng, một thầy bi đau nặng, nằm liệt giường trong một trường học, cửa đã đóng kín. Bỗng nhiên bệnh nhân lên cơn dữ dội, có thể chết nếu không được cấp cứu. Tức thời thầy Martin lù lù hiện ra bên giường bệnh nhân.

Một đêm khác thầy Francis Velasco đau liệt nằm một mình trong phòng tối tăm, thầy dở chứng nguy kịch mà không ai đến cấp cứu. Thầy hoảng sợ và tin chắc mình chết ngay. Bỗng thầy Martin hiện ra trong phòng, mang theo thuốc chữa cho bệnh nhân.

Ngạc nhiên thầy Francis hỏi:

- Thầy Martin ơi! Tại sao không có ai báo tin mà thầy biết tôi đau nặng?

Mỉm cười. Martin trả lời:

- Thôi, thầy yên trí không cần hỏi han vô ích, thầy không chết đâu mà sợ!

Cùng lúc ấy thầy Francis khỏi bịnh và khỏe mạnh như bình thường. Cách mấy năm sau. Thầy mới thuật lại chuyện lạ này, trong số tu sĩ nghe chuyện hôm ấy, có thầy thủ môn tu viện lấy làm ngạc nhiên, và hỏi:

- Có thể nào xẩy ra như vậy. Tôi nhớ hôm ấy chính tay tôi khóa các cửa rất cẩn thận và giữ hết các chìa khóa...

Thầy lộ vẻ hoài nghi và từ ấy để ý rình mò xem Martin ra vào phòng bệnh nhân như thế nào!

Một đêm vào lúc 10 giờ, sau khi đã đóng hết cửa rồi, bỗng nhiên thầy lại trông thấy Martin trong phòng bệnh nhân. Thầy tự hỏi:

- Lạ lùng! Martin vào lối nào?

Không chịu thua, thầy nhất định theo dõi để khám phá hành động của Martin. Thầy nép mình vào góc tường, đợi xem Martin di động cách nào. Mắt mở như dán vào phòng bịnh nhân, thầy đợi hoài không thấy ai ra, muốn chắc chắn, thầy xem lại các cửa thì thấy vẫn đóng cẩn thận.

Lúc này thầy mới hiểu...và quỳ gối tạ ơn Chúa đã ban cho thầy Martin quyền phép lạ lùng đó.

Theo những lời người am hiểu thuật lại thì đêm nào thầy Martin cũng xuất hiện trong các phòng bệnh nhân, đem theo thuốc men hoặc trái cây cần dùng cho mỗi người.

Ông Rodrigo Molendez, sưng nhọt độc ở chân. Tối đến ông khóa cửa nằm một mình trong phòng, một đêm ông đau đớn quá kêu lên như điên:

- Trời ơi! Tôi đau nhức thế này chịu sao nổi? một thân một mình biết kêu ai giúp đỡ cho lúc này!

Ông vừa dứt lời, thì thầy Martin ở đâu xuất hiện, mang nước nóng đến rữa chân cho bệnh nhân. Ông Rodrigo tưởng đâu mình chiêm bao.

Sự lạ này, cha Juan Molendez, con trai ông Rodrigo đã làm chứng trong bản án tuyên phong Chân Phước cho thầy Martin.

Ông Rodrigo còn kể lại một sự lạ nữa ông được mục kích khi tới thăm cha Juan de Salinas đau dạ dày nằm tại bệnh viện. Cha thổ huyết, nên khát nước và tỏ ý muốn uống một ly nước. Trong lúc đó, thầy Martin hiện ra trước mặt cha, bưng một ly nước đường cho uống.

Ông Rodrigo vô cùng ngạc nhiên vì thấy cửa phòng lúc ấy khóa cẩn thận.

Vượt trùng dương trong nháy mắt

Từ lúc thiếu thời, thầy Martin rất ước ao được sang Viễn Đông truyền giáo. Chính vì mục đích ấy, thầy đã vào tu dòng Đa Minh lòng mong ước đó đã được hoàn toàn toại nguyện. Thầy không sang phương xa xứ lạ theo lối thường của các vị truyền giáo, nhưng đã được Chúa ban phép xuất hiện phi thường.

Thật vậy, suốt đời thầy tu trong nhà dòng Santo Rosario tại Lima. Vậy mà có nhiều nhân chứng đã trông thấy thầy ở Mễ Tây Cơ, Pháp, Alger, Phi Luật Tân và Trung Hoa!

Ông Francis de Montoya có quen biết thầy Martin, sau ông bị đem sang an trí tại Phi Châu. Trong thời gian ở đây, ông và các bạn đồng lao được một vị tu hành đến giúp đỡ trong lúc hoạn nạn.

Mặn dù vì hoàn cảnh đặc biệt, ông không được phép hỏi quí danh vị tu hành nhưng xem vào nét mặt khả ái, ông không hồ nghi vị đó chính là thầy Martin.

Khi mãn hạn, ông trở về và việc thứ nhất phải làm là tìm đến gặp thầy Martin, sau khi được tay bắt mặt mừng, ông không còn hồ nghi gì về sự có mặt của thầy tại Phi Châu.

Ông cứ tưởng bề trên đã cho phép thầy sang đó để giúp đỡ ông cũng như các bạn tù, nhưng khi hỏi ra mới biết thầy vẫn ở nhà dòng. Để khỏi thắc mắc, ông đánh bạo hỏi thầy nhưng thầy cứ mỉm cười và nói lãng đi đàng khác không muốn trực tiếp trả lời. Một người lái buôn ở Lima thuật lại rằng: Trước khi sang buôn bán tại Mễ Tây Cơ, ông có tới thăm Martin xin thầy cầu nguyện cho mình gặp nhiều may mắn, vì ông tin tưởng lời cầu nguyện của thầy rất đắc lực. Chẳng may, khi vừa tới Mễ Tây Cơ ông lâm bệnh trầm trọng, trong cơn mê sảng, ông kêu lên: "Lạy Chúa sao thầy Martin không tới cứu chữa tôi ?"

Ông vừa dứt lời, thầy Martin ở đâu bước vào, gương mặt tươi vui, ông vui mừng vội hỏi:

- Thầy tới đây lúc nào?

- Tôi vừa đến. Thầy Martin đáp.

Rồi không cho bệnh nhân hỏi thêm, Thầy mau lẹ pha thuốc vừa đưa cho bịnh nhân uống vừa nói:

- Ông chịu khó uống thuốc này, chắc chắn sẽ khỏi.

Nói đoạn thầy biến đi trong nháy mắt. Bệnh nhân uống thuốc và được khỏe mạnh như thường. Ông đến tu viện Đa Minh tại Mễ Tây Cơ để tạ ơn thầy, nhưng ông không biết rằng: Lúc ấy thầy Martin đang ở thủ đô Lima, chứ có ở Mễ Tây Cơ đâu mà tìm!

Chúa còn ban cho thầy quyền thiên biến vạn hóa tài tình, có khi đang làm việc trước mặt mọi người, hoặc đang đứng giữa đám đông bỗng nhiên thầy biến đi nơi khác nhanh như chớp! Với quyền thiên biến vạn hóa ấy, thầy Martin chẳng những làm cho mình ra vô hình mà còn có thể che dấu kẻ khác cho khỏi con mắt người đời nhìn thấy. Lần kia một tội phạm lẫn trốn trong tu viện, cảnh sát đuổi theo lùng bắt, thầy liền dùng quyền biến hóa khiến cho tội nhân này thành một người vô hình, do đó tội nhân thoát khỏi tay nhà cầm quyền!

Theo lời chứng của nhiều tu sĩ, có lần thầy Martin đi với hai thiên thần đến phòng ngủ để cầu nguyện; Lần khác thầy có bốn thiên thần cầm nến sáng rước thầy cùng đi chung quanh hè tu viện!

Cha Barragan đau nặng, cần được cấp cứu, bỗng chốc thấy thầy Martin bay trên không như hình một trái cầu lửa, đến tận phòng để chữa cho mình.

Người ta quả quyết rằng: Thầy Martin chẳng những có tài bay biến mà còn truyền tài sang cho nhiều người khác. Một hôm thầy dẫn 30 học sinh đi cắm trại. Thầy trò vui đùa chạy nhảy đến quên cả ngày giờ. Khi mặt trời đã lặn, màn đêm bao trùm vạn vật, các học sinh lo lắng, làm thế nào để về kịp giờ vì đường còn xa. Lúc ấy thầy Martin ngửa mặt lên trời cầu nguyện. Bỗng nhiên gương mặt Thầy trở nên sáng láng! Thầy quay lại bảo các chú bé: "Các em hãy theo tôi" Rồi Thầy đi trước học sinh theo sau, chỉ trong khoảnh khắc, Thầy trò đã về tới nhà đúng vào giờ đã định.

Nhà tiên tri kỳ tài

Năm 1634, một thiên tai thủy lạo có thể đẩy dân chúng vào cảnh lầm than do nước sông Rimac dâng lên. Dân chúng lo ngại cho tương lai đen tối! Thầy Martin cũng có mặt tại nơi chứng kiến sự lo ngại đó. Hình như được ơn soi sáng, thầy chạy ra bờ sông lấy ba hòn đá kính Chúa Ba Ngôi, rồi lần lượt ném xuống chổ nước xoáy mạnh nhất, đoạn quì xuống cầu nguyện sốt sắng trước mặt toàn dân đang chứng kiến, khi thầy vừa cầu nguyện xong, nước sông đã rút xuống tới mức bình thường. Đứng trước hiện tượng phi thường mới xẩy ra cứu thoát nạn thủy lạo đang đe dọa, toàn dân sung sướng hoan hô thầy. Ngay lúc đó họ đề nghi xây ngay một ngôi thánh đường để kỷ niệm và tạ ơn Chúa, nhưng Thầy Martin không đồng ý vì gần đó đã có sẵn nhà thờ Đức Bà; để yên lòng dân, Thầy quả quyết với họ từ đó về sau nạn lụt tại vùng Rimac sẽ không còn nữa. Thời gian đã chứng thực lời quả quyết của một nhà tiên tri kỳ tài.

Trong một cuộc gặp gỡ người thanh niên xa lạ tên là Juan Ferrer, thầy Martin chào hỏi vui vẽ lịch thiệp và nói một câu đột ngột:

- "Thưa thầy, bao giờ chúng tôi được hân hạnh thấy thầy đội nón Hồng Y?". Trước mặt những người sơ ý, câu nói đó có thể là một câu khách sáo xã giao, nhưng lịch sử chứng nhân rằng: Sở dĩ Martin nói câu nói đó là vì thầy đã nhìn thấy trước địa vị cao quý của người thanh niên đang đứng trước mặt thầy lúc này.

Quả thật, Juan Ferrer sau này đã vào tu Dòng Đa Minh, chịu chức linh mục, đến sau được thăng chức làm giám mục và Hồng Y, đúng như trước thầy Martin đã nói trước.

Một năm kia, thành Lima bị sa vào cảnh tang thương do một thứ bịnh dịch mới phát sinh. Nhà dòng Santo Rosario chật ních những bệnh nhân nằm la liệt, thấy thế một tu sĩ xin hồi tục vì sợ chết...sau khi lấy hết lời khuyên lơn răn bảo cũng không được. Cha bề trên phải chấp thuận việc hồi tục của thầy. Trước khi rời khỏi nhà dòng, tu sĩ đích thân đến từ giã thầy Martin. Thầy tỏ ý lo ngại cho thanh niên thiếu ý chí can trường, khi anh ta ra đi, thầy nói tiên tri rằng: Thôi anh đi thì đi, nhưng nên biết rằng: Thiên Chúa đang đón chờ anh ở nhà quê anh đó! Chàng về nhà được mấy hôm lăn ra chết một cách rất thương tâm! Lời tiên tri của Martin đã ứng nghiệm.

Theo lời cha Cypriano de Medina thuật thì một ngày kia, trong lúc thầy Martin đi vắng, lũ học trò vào phòng ăn và phòng ngủ của thầy lục lọi, chúng lấy trái cây, bánh mì mà ăn nhưng có đứa táo bạo hơn đã lấy tiền của thầy dành cho người nghèo khó...Khi về, thầy đã thận trọng trách móc chúng đã ăn trộm. Thầy sẵn sàng tha thứ cho những đứa đã ăn vụng hoa quả bánh trái, nhưng thầy buộc phải trả lại số tiền, vì tiền đó là của kẻ khó khăn... Chẳng may, chính đứa đã ăn cắp đã gân cổ lên cãi cho bằng được, thấy thế thầy Martin nói rõ cho chúng biết những trường hợp, những phương pháp chính nó đã áp dụng để biển thủ tiền đó và hiện còn giấu giếm ở chổ nào. Nghe đến đây chúng chỉ còn cách thú tội và đem trả lại cho thầy, để ngày mai thầy có tiền làm phúc cho kẻ khó đói.

Những tích mới thuật lại trên đây cũng như muôn vàn tích khác, chứng tỏ thầy Martin là một tiên tri kỳ tài. Nhưng thầy đã áp dụng tài tiên tri đó để mưu ích cho những ai?

Thầy Martin dùng tài tiên tri để cứu nhân độ thế

Với tài tiên tri Thiên Chúa đã ban cho, Thầy Martin đã đem áp dụng để cứu vãn nhiều nạn nhân xấu số.

Khi nghe một tội nhân bị kết án xử tử và sắp phải điệu ra pháp trường, thầy Martin vội vã vào khám đường an ủi, vỗ về và lo cho hắn được chịu các phép Bí tích sau hết. Sau hơn một tiếng đồng hồ lấy hết lời khuyên lơn, khuyến khích, thầy mới làm cho hắn mềm lòng lo việc làm hòa với Thiên Chúa trước khi điệu ra pháp trường. Thầy trở về nhà dòng với tất cả sung sướng vì đã thi ân cho một nạn nhân xấu số.

Sau đó, Chúa cho thầy biết vì lời thầy cầu nguyện, tội nhân sẽ được ân xá và trả lại tự do. thầy vội vàng đưa tin đó cho nạn nhân, Anh hết sức vui mừng, chờ ngày được trở về với bà con họ hàng làng nước. Nhưng ngày một ngày hai, anh không tin tức gì khả dĩ chứng minh lời thầy Martin đã nói, trái lại một bữa kia, anh thấy lý hình điệu mình ra pháp trường!.. Tất cả thất vọng chua cay tràn ngập qua tâm hồn anh, khi anh bị điệu qua các đường phố để đến chỗ đền tội xứng đáng. Nhưng vừa khi tới pháp trường nhà cầm quyền mới nhận được tin ân xá cho tội nhân. Ai nấy quay về, khi được dọc đường, một thanh niên trao cho tội nhân mới được ân xá một số tiền do thầy Martin gởi để anh gây dựng lại cơ nghiệp sau khi được trả lại tự do! Đó là đặc ân Thiên Chúa ban cho anh vì công nghiệp thầy Martin, một tu sĩ khó khăn hèn hạ.

Một bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện Lima đã lâu ngày. Ai cũng cho anh là người công giáo khô khan, ít khi nghĩ tới tương lai để cải thiện cuộc sống. Một đêm kia anh giở chứng có mòi lâm nguy. Tuy không ai báo cho thầy Martin đang ở nhà dòng, nhưng tự nhiên thầy cũng biết tình hình nguy ngập của bịnh nhân; thầy vộ vã thân đến bịnh viện, báo cáo với nhân viên thường trực về bệnh tình tầm trọng của nạn nhân mà chính nhân viên này cũng không biết tới. Hơn nữa thầy còn cho nhân biết bệnh nhân tiếng là người công giáo, nhưng thật ra hắn chưa chịu phép Rửa tội. Sau đó chính thầy đích thân đến giường bệnh nhân, ân cần săn sóc hỏi han nhiều điều và cho hắnbiết tình trạng nguy ngập của mình. Thầy cũng không quên cho hắn biết việc cần phải dọn mình chịu phép Rửa tội cấp tốc. Nghe đến đây, hắn hết sức ngạc nhiên vì thấy thầy Martin biết rõ bí mật của mình mà hắn nghĩ chỉ có mình biết. Do đó hắn thú tội lãnh đạm, khô khan với việc đạo và dọn mình chịu các phép cần trước khi tắt thở, vì theo lời thầy Martin báo trước nhất định hắn phải chết trong đêm đó...

Thế là nhờ có sự can thiệp lạ lùng của thầy Martin, một linh hồn đã được cứu rỗi.

Thầy Martin có một người bạn tâm phúc tên là Ferdinando. Một hôm trong câu chuyện thân mật, thầy nhìn thẳng vào con mắt bạn, nói lên một câu nói đột ngột quá, làm cho người bạn mất vẻ tự nhiên. Thầy nói: Bạn Ferdinando, tôi hiểu anh rồi! Anh đanh buồn phiền vì một ý nghĩ sâu xa mà anh đang mong đợi! Nhưng xin anh hãy vui lên và chờ đợi: 14 năm nữa anh sẽ được toại nguyện đấy.

Nghe đến đây, Ferdinando cố làm ra vẻ tự nhiên đáp lại: Buồn phiền và mong đợi! Ở đời có lắm cái buồn, cũng như lắm cái mong! Ai tránh được những cái đó? Chỉ có chết mới hết buồn, hết mong thôi anh ạ.

Với một nụ cười hóm hỉnh giữa đôi bạn, Martin nói tiếp: Không, đối với anh cái chết cũng không hết buồn, hết mong! Chỉ khi nào anh đặng thụ phong linh mục, lúc ấy anh mới vui ! Bị đánh trúng tâm lý, Ferdinando sửng sốt, nhìn thẳng vào người bạn tâm phúc, không nói được nửa lời... Nhưng Martin thản nhiên nói với bạn: Ferdinando, tôi nói thật với anh, anh sẽ được toại nguyện: anh sẽ trở thành linh mục. Nhưng khi làm linh mục rồi anh có trở lại thành này cũng không còn gặp tôi nữa. Quả thật, 14 năm sau, Ferdinando được lãnh chức linh mục trong những hoàn cảnh bất ngờ ở Santiago thuộc nước Chilê. Khi trở về Lima, cha rất buồn vì không được phước gặp lại người bạn tâm phúc ở đời này nữa, đúng như lời thầy Martin đã nói.

Một tích khác sau đây chứng tỏ lời tiên tri của thầy Martin có bảo đảm đến mức nào?

Don Juan de Figuerra, đô trưởng Lima, đang nóng lòng chờ đợi lệnh của triều đình Tây Ban Nha quyết định về số phận của mình. Trong lúc đó, thầy Martin đích thân đến thăm sức khỏe và cho ông biết rằng: Mấy hôm nữa là ông nhận được giấy tờ chính thức, nhưng thầy thêm rằng phó vương Peru sẽ mưu sát ông! Nhưng ông sẽ khỏi nạn và được thăng chức thống đốc ngân hàng quốc gia. Tuy nhiên trong chức vụ đó ông bị nhiều tai bay vạ gió, nếu can đảm chịu đựng ông sẽ lập được nhiều công trạng.

Thời gian đã làm chứng lời tiên tri đó ứng nghiệm đến mức nào: Don Juan, tân thống đốc ngân hàng quốc gia bị mất một mẻ trộm 10 vạn mỹ kim, đâm ra buồn phiền như điên dại. Hơn nữa còn bị vu khống nhiều điều, khiến ông héo hắt đi chỉ chực chết!

Trong trường hợp này, ông mới nhớ lại lời tiên tri Martin, và đích thân đến tìm thầy mong được một lời an ủi vỗ về. Sau cùng ông tỏ ý muốn chết không thiết sống nữa! Nhưng thầy Martin mỉm cười cho ông biết rằng: Thầy sẽ chết trước ông, và sau này phần mộ của ông sẽ ở bên phần mộ thầy tại nhà dòng. Thời gian đã bảo đảm sự ứng nghiệm của các lời tiên tri tỉ mỉ đó... Ngày nay khách du lịch còn gặp thấy phần mộ của thánh Martin de Porres! Phần mộ đã nói lên rất nhiều với khách thập phương qua các thế hệ!

Lời tiên tri cuối cùng

Năm 1639, trong một cuộc kinh lý qua thành Lima, Đứcc cha Feliciano de Vega, Tổng Giám Mục Mễ Tây Cơ bị bịnh sưng phổi rất đau đớn các bác sĩ đều thất vọng trước căn bịnh nguy hiểm ấy!

Thấy không còn hy vọng ở khoa học loài người, Đức cha mới nhớ đến Thầy Martin, một nhân nổi tiếng là hay cứu nhân độ thế. Ngài sai cha Cipriano de Vega, là cháu ngài thân đến tu viện Santo Rosario, yêu cầu cha Bề trên sai Thầy Martin đến giúp đỡ mình tronglúc lâm nguy.

Vâng lời Bề trên, thầy Martin vội vã thân đến hầu Đức Tổng Giám Mục, Ngài xin thầy để tay lên ngực mình với một ý nghĩ là có bàn tay thánh ấy, nhất định ngài sẽ cứu thoát! Nhưng lòng khiêm nhường, thầy hết sức xin cáo thoái. Theo ý thầy không bao giờ dám làm như thế, tuy nhiên đứng trước sự khẩn khoản như truyền khiến của Đức Giám Mục, thầy phải nhắm mắt vâng lời để tay lên ngực ngài, cùng lúc đó căn bệnh biến đi đâu mất, Đức Giám Mục bình phục, Ngài cảm thầy trong mình dễ chịu, vui vẻ khoan khoái như vô sự!

Đứng trước phép lạ hiển nhiên, ai nấy đền rầm rộ khen ngợi thầy Martin, coi ngài mhư thánh sống !

Trên đường trở về địa phận, Đức Tổng Giám Mục xin bề trên cho phép thầy đi hộ tống. Nhưng với cử chỉ khiêm nhu, thầy xin cáo từ về nhà dòng vì thầy đã biết một việc quan trọng trong đời thầy sắp xẩy ra...

Toàn thể nhà dòng rất ngạc nhiên khi thấy lần đầu tiên, thầy Martin mặc bộ áo mới! Có người thắc mắc về cái thái độ hiếm thấy ấy. Thầy nói như nửa đùa nửa thật rằng: Đây là bộ áo mới mà lần đầu tiên cũng như lần cuối cùng tôi mặc để người ta liệm xác tôi đem chôn cho tiện việc! Câu nói đó, ai ngờ có ngụ một sự thật rất phũ phàng!

Ngày hôm sau thầy bị sốt rét nặng, phải nằm liệt giường liệt chiếu. Cả nhà dòng tuôn đến bên giường thầy, tìm phương cấp cứu. Nhưng thầy bình tĩnh nói cho các anh em biết rằng: Đời sống của thầy đến đây chấm dứt, bất cứ thuốc nào cũng không cứu sống thầy trong lúc này! Khi thấy anh em nhà tận lực giúp đỡ mình về mọi phương diện, thầy rất cảm động, ngỏ lời thành thật cám ơn bề trên và toàn thể anh em trong nhà, đồng thời xin tha thứ những lỗi lầm mà thầy phạm trong cả cuộc đời tại tu viện, lời lẻ khiêm nhường và chân thật, ai nghe cũng phải cảm động chảy nước mắt ra, và tỏ ý lo ngại buồn tiếc vì sắp phải vĩnh biệt một đấng thánh...

Sau cùng, thầy dọn mình chịu các phép sau hết cách sốt sắng để dọn mình chiến đấu với hỏa ngục một lần sau hết vì thầy biết rằng: Bọn Satan đã đem toàn lực ra để cho thầy ngã lòng mất nhân đức tin cậy trong phút cuối cùng của cuộc đời thầy...Nhưng với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, của Mẹ Maria mà trọn cuộc đời thầy đã trìu mến, của Thánh Phụ Đa Minh, của thánh Vicentè Ferrer, của thánh Catarine Alexandrina, Martin nhất định lao thân vào mặt trận chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng !

Ngoài ra, ma quỉ còn làm cho Ngài đau đớn hơn về phần xác do bệnh tật gây ra, nhưng ngài đã cam lòng chịu hết để kết hợp với những đau khổ Chúa Giêsu trên thánh giá.

Giờ hấp hối đã đến, các thầy trong nhà quì xung quanh giường đọc kinh bảo đàng...

Thầy Martin sốt sắng ôm tượng chịu nạn trên ngực, ứa nước mắt ra, từ giã tất cả anh em nhà lần sau hết. Khi các thầy đọc tới câu: "Chốc ấy ngôi thứ hai xuống thế làm người, và ở cùng chúng tôi" thì thầy Martin thở hơi cuối cùng, để lại một tang chung cho cả nhà dòng và nhân dân Lima.. Thầy tắt thở hồi 9 giờ tối ngày 3 tháng một dl 1639. thọ 60 tuổi, tu được 39 năm.

Tiếng chuông sầu báo hiệu cái chết của một đấng thánh suốt đời đã tận tụy hy sinh cho người đồng loại nói chung và cho những nạn nhân xấu số nói riêng, khi nghe tin thầy Martin chết tại tu việm Santo Rosario, toàn thể nhân dân Lima tuốn đến kinh viếng thi thể ngài, họ ngậm ngùi thương tiếc vì từ nay mà đi, Lima sẽ có một đấng thánh bầu cử cho dân thành trước ngai thiêng !

Thế là thầy Martin đã chết đúng như lời thầy đã nói trước. Đó là lời tiên tri cuối cùng của thầy!

Thầy Martin chết, nhưng không hết hoạt động !

Suốt cuộc đời, thầy Martin đã vui lòng hy sinh cho nhân loại ! Lòng bác ái của Ngài bao la như biển cả.

Nhiều người lầm tưởng rằng: chết đi thầy Martin sẽ không còn liên lạc được với thế giới hữu hình, đầy gian lao đau khổ này nữa! Nhưng sự thực khác hẳn !

Việc lạ lùng trước hết Chúa làm nơi xác thầy là một hiện tượng xẩy ra trước mắt mọi người chứng kiến tại chỗ: Sau mấy giờ thầy Martin tắt thở, xác Ngài cứng ra như gỗ đá. Đứng trước một hiện tượng thường xuyên đó, Cha Cipriano de Medina muốn thầy làm một phép lạ trên xác thầy ngay lập tức. Với tất cả lòng thành thực kính mến, cha nói với thầy như nói với kẻ còn sống rằng: Hỡi thầy Martin, sao thầy để xác mình cứng đơ ra như thế này, giờ đây bao nhiêu người có mặt bên xung quanh thầy đều thiết tha mong đợi cho xác Thầy trở lại mềm mại như trước, để họ nhận biết quyền phép thầy mới nhận được trước ngai thiêng! Thầy hãy làm phép lạ ngay đi để theo lòng mong ước của mọi người.

Thật là cầu được ước thấy ! Cha nói chưa dứt lời thì, xác thầy Martin trở nên mềm mại, tốt lành như khi còn sống, đồng thời bởi xác thầy xông ra mùi hương thơm ngào ngạt bát ngát, thứ hương thơm không thể tìm thấy ở thế gian này. Tiếng phép lạ truyền ra khắp nơi nhanh như chớp, thu hút một số rất đông dân chúng tuốn đến như nước chảy. Tu viện chật ních những người! Họ thi đua đụng đến xác thầy hoặc lấy những vật thầy đã dùng lúc sinh thời.

Trước sự náo nhiệt của dân chúng các nơi đổ xô đến, tang lễ phải hoãn lại nhiều ngày, nhưng xác Thầy vẫn tươi tỉnh, và xông ra mùi hương thơm phức, làm cho ai nấy đều nức lòng sùng bái mãi không thôi.

Đến ngày đã định, tang lễ được cử hành rất long trọng: Chính Đức Tổng Giám Mục De Cruzco, Bá tước De Chichon, Phó vương xứ Peru và cụ Juan de Cennafield, đại diện hoàng gia khiêng linh cửu đi trước, theo sau là các nhà đại diện chính quyền và giáo quyền, nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ các dòng nam nữ cùng một số đông giáo dân tiễn đưa thầy đến nơi an nghỉ ngàn thu. Trước những nô nức khôn tả, đám tang biến thành cuộc cung nghinh linh đình trọng thể chưa từng thấy tại thủ đô Lima. Ai ngờ con người hèn hạ như Martin, mà ngày nay được toàn thể nhân dân tôn trọng. Giờ đây, người ta thấy thầy đã hoàn toàn thực hiện lời Chúa phán: " Ai hạ mình xuống sẽ được cất lên cao". Trót đời thầy Martin muốn tự hạ xuống dưới chân mọi người, sống cho mọi người, không sống cho mình, do đó giờ đây, ai nấy hướng về thầy như đấng thánh đáng tôn trọng mến yêu; Đó là phép lạ vĩnh viễn thầy đã làm trong trót đời.

Từ ngày thầy thác đi, những phép lạ nhãn tiền liên tiếp xảy ra: Bà Catarina de Goazález bất toại đã 15 năm trời, khi đụng đến quan tài của thầy thì được lành mạnh ngay trong chốc lát!

Bà Elisabeth de Astorage đang lên cơn sốt rét nặng, thế mà sau khi đụng đến áo thầy đã dùng khi còn sống, bệng sốt rét biến đi ngay, không để lại dấu vết nào.

Bà Alisabeth Ortez de Torrez, trước đã mang ân thầy nhiều lắm; Giờ đây, bà muốn xin thầy cho một đặc ân nữa là chữa bà khỏi bệnh đau màng óc. Vừa kêu cầu khấn vái xong, bà cảm thấy nhẹ nhàng dễ chịu; Từ ấy cho đến chết, không thấy bệnh đó táu diễn nữa.

Một nạn nhân da đen chỉ uống một ly nước có pha chút đất lấy trên nấm mộ thầy Martin, liền được khỏi bệnh sốt rét rừng đã từng bao nhiêu năm giày vò hắn.

Bác sĩ Diego de Cevallos bị bệnh yết hầu, không thuốc nào chữa khỏi, ông ngã lòng và chỉ nằm chờ chết. May ra một người bạn đưa đến cho bác sĩ chút di tích của thầy Martin, ông vui mừng để di tích đó trên cổ và ngủ một giấc ngon lành; Sáng hôm sau, khi thức dậy, bác sĩ không thấy dấu vết gì của căn bệnh nữa. Ông buộc lòng công nhận hiện tượng đó là phép lạ hiển nhiên, khoa học không thể nào giải thích được.

Tin tức về những phéo lạ đồn thổi ra khắp nơi nhanh như chớp, thiên hạ tuốn đến tu viện Santo Rosario kính viếng không ngừng. Để việc đạo đức có thể thực hiện dễ dàng hơn, các nhà cầm quyền đạo đời đồng thanh yêu cầu cha bề trên nên dời xác thầy sang một nhà nguyện rộng rãi, ai nấy thỏa thuận xây cất ngôi mộ thầy ngay trong phòng thầy ở lúc sinh thời, gần cửa tu viện, để cho giáo dân tiện việc đến kính viếng.

Lễ dời thi thể thầy Martin được cử hành rất long trọng vào một ngày trong tháng Ba năm 1664, nhằm kỷ niệm 25 năm Thầy tạ thế.

Trong hàng quan khách đến dự lễ hôm ấy, người ta nhận thấy Bá Tước S. Esteban, Phó vương xứ Peru, các quan trong triều và hoang gia, các Đức Giám Mục cùng nhiều giáo sĩ, giáo dân khắp nơi tuôn đến. Khi mở quan tài ra để khám nghiệm theo nghi thức thường lệ, người ta rất ngạc nhiên khi thấy thi thể thầy Martin in còn nguyên vẹn, mặt mũi tươi tỉnh như người còn sống. Ngoài ra, còn xông mùi hương thơm bát ngát làm mát lòng người chứng kiến.

Để thí nghiệm, nhiều nhà bác học lấy kim chích vào thịt thánh nhân, liền có máu tươi chảy ra như thường. Đứng trước hiện tượng phi thường đó, họ không thể cầm mình được. Một sung sướng hiện ra trên mặt mọi người, lòng tôn sùng kính mến của họ đối với người quá cố vì thế thêm lên đến nhiệt độ cao nhất, họ rất mong mỏi một ngày kia sẽ thấy thầy được đặt lên bàn thờ để đón nhận lòng tôn sùng kính mến của toàn thể nhân loại.

Lúc này dân chúng Lima hãnh diện vì có thầy Martin, một người con yêu của xứ sở ở với mình.

Chân phước Martin

Martin, một người da đen hèn hạ, lúc sinh thời đã theo đuổi lý tưởng duy nhất: Xả kỷ hy sinh, tận tình bác ái; Khi thác đi ngài vẫn tiếp tục thi hành sứ mạng thiêng liêng đối với nhân dân đang quằn quại trong đau khổ! Do đó cả thế giới công giáo không thể không quan tâm, đem lòng khâm sùng quí mến Ngài.

Phong Chân phước cho Martin !

Đó là nguyện vọng thiết tha nhất của giáo dân, nhất là những ai được hân hạnh biết thanh danh, sự nghiệp của Ngài. Nhưng ngót 200 năm sau, lòng mong ước đó mới được toại nguyện. Dù phải chờ lâu đến đâu, cũng không phải là chuyện đáng tiếc ! vì việc phong thánh không phải là chuyện dễ dàng như có người lầm tưởng.

Sau bao nhiêu năm điều tra cặn kẽ, người ta mới khám phá ra cả một kho tàng quí báu chung quanh vị anh hùng của thời đại, đại khái toàn là những việc bác ái liên miên. Ngài đã thực hiện để xoa dịu vết thương lòng của những người lâm phải cảnh tai bay vạ gió, khó lòng gỡ mình cho khỏi nếu không có sự can thiệp của thầy Martin ở bên kia thế giới

Trong việc yêu cầu phong chân phước cho Martin, người ta thấy có nhiều bậc vị vong trong hai xã hội đạo đời, như nhà vua Philipê IV, vua này đệ lên Đức Giáo Hoàng Alexandro VII một lá đơn thỉnh cầu Ngài lấy quyền Thiên Chúa, để tuyên dương công đức vị ân nhân của nhân loại. Ngoài ra, để thực hiện lòng mong ước đó cách chóng vánh, nhà vua trao sứ mạng cho vị đặc sứ Tây Ban Nha tại Rôma vận động đắc lực. Năm 1661 và 1664; Vua còn đệ sang Tòa Thánh hai đơn thỉnh cầu việc nói trên.

Đừng kể vua Philipê IV, còn có rất nhiều danh nhân khác thuộc nước Peru, nhất là Đức Giáo Chủ Lima và cha bề trên dòng Đa Minh đã thiết tha đệ đơn thỉnh cầu Tòa Thánh xét bản án sự nghiệp, công đức thầy Martin để chính thức suy tôn Ngài lên bậc Chân Phước.

Sau khi nhận được bao nhiêu đơn thỉnh cầu, Tòa Thánh mở cuộc điều tra cặn kẽ theo giáo luật, chẳng may chiếc tàu chở công văn Tòa Thánh bị đắm tại Địa Trung Hải, phải mất bao nhiêu thời giờ mới trục lên được, khi xem đến các giấy tờ, người ta nhận thấy đã mục nát hầu hết, chỉ trừ công văn Tòa Thánh có liên quan đến vụ án Martin là không việc gì.

Cha Francis Blao được cử làm trưởng lý thâu nhận tất cả tài liệu liên quan đến vụ án quan trọng này. Đang khi thi hành công việc gấp rút, chẳng may cha bị ung thư,, bệnh tình trầm trọng. Công việc phải đình lại.. Đứng trước sự lo ngại cho tương lai, cha đặt hết tin tưởng và hy vọng vào thầy Martin, xin thầy ra tay cứu vớt mình trong lúc lâm nguy ! Thật là cầu được ước thấy: sau một đêm ngủ ngon lành, sáng hôm sau khi tỉnh dậy, cha thấy ung thư đã biến mất từ lúc nào rồi !

Trong việc tài liệu liên can đến cuộc phong Chân Phước cho Martin, người ta phải đặc biệt quan tâm đến Juan Vasquez, người thanh niên ngày nào kia đã được hân hạnh sống bên cạnh thánh nhân trong vòng 4 năm trời.

Trước khi Thầy Martin qua đời, Juan đã xin phép trở về Tây Ban Nha; khi thầy trò từ biệt nhau, Martin có nói một câu ngụ đầy thâm ý có vẻ tiên tri lắm: " Này anh Juan, thầy trò ta sẽ không còn gặp mặt nhau ở thế gian này nữa. Nếy có gặp anh cũng không muốn nhìn nhận tôi !"

Để bổ quyết phần quan trong bản án, vị trưởng lý thấy cần phải gặp mặt tên Juan này. Sau bao nhiêu vất vã đòi hỏi, Juan mới chịu ra mặt theo tư cách nhân chứng đã được mắt thấy tai nghe bao công việc xảy ra chung quanh vị anh hùng của chúng ta. Nhưng trong cuộc thẩm vấn, nhà cầm quyền có vẽ bất mãn vì thái độ dè dặt, kín đáo, thiếu thành thật của nhân chứng.

Sau cuộc thẩm vấn đầu tiên, Juan trở về nhà sửa soạn đọc kinh tối tại gia, thì thấy có tiếng gọi ngoài cửa, anh vội vã ra xem có ai đến thăm mình. Khi dòm qua cửa sổ, anh thấy bóng dáng 2 vị tu hành lướt qua; thấy không có chuyện gì quan trọng, anh trở lại nhà và tiếp tục đọc kinh như trước. Nhưng lần này nghe tiếng gọi ngoài đường cái, anh phải bỏ giở việc mà ra, khi ấy thấy hai thầy dòng tiến lại, và trong nháy mắt anh đã thấy hai thầy đứng trước mặt mình, một trong hai thầy dòng đó chính là Martin ! với một giọng nghiêm nghị. Thầy trách móc Juan cách thân trọng "Juan Vasquez ! anh không nhận ra tôi à?" Lúc này Juan đứng lặng người đi, tóc gáy dựng đứng lên, một bối rối thấm nhập tâm hồn, anh đang tưởng như mình trong cảnh chiêm bao, thì lại nghe thấy thầy Martin nói tiếp: " Anh Juan, vì sao anh lại có thái độ dè dặt khi phải thuật lại đời sống dĩ vãng của tôi? Ở trong thế không thành thật, không tốt đâu. Anh hãy mạnh dạng khai hết những điều mắt thấy tai nghe, đừng sợ ! "

Nói đến đây, cả hai vị khách biết đi đâu mất trong nháy mắt ! Ở lại một mình Juan mới nhớ lời Martin nói khi thầy trò từ giã nhau lần sau hết, và anh bắt đầu hiểu đầu đuôi câu chuyện.

Nhưng không hiểu tại sao Juan lại không tự ý thành thực khai. Sự thực, chính anh là một trong những nhân chứng quan trọng trong việc này, nếu vì một lý do nào anh không khai ra, thì công việc còn bị xếp lại lâu ngày...Hiểu như thế, Cha Bernado de Medina, nhân viên trong ủy ban, thân hành đến tìm Juan để điều tra bổ túc. Nhưng đứng trước sự rụt rè, e lệ của anh, cha không thu thập thêm được tài liệu mới. Sau bao nhiêu cố gắng, Ngài mới làm cho anh khai rõ ràng, những điều mắt thấy tai nghe trong còng 4 năm anh sống cạnh thầy Martin. Và đây là sử liệu quý hóa, có giá trị pháp lý.

Đến năm 1671, hồ sơ bản án đầu tiên này mới được đưa lên Bộ Lễ Tòa Thánh. Mặc dầu hồ sơ này là kết quả của bao hy sinh, nhưng khi xét lại, Tòa Thánh vẫn còn thấy thiếu sót, nhất là phía anh Juan. Thật ra anh chưa cung khai tất cả những chi tiết cần thiết. Do đó, một ngày kia anh cảm thấy như có tiềm lực thúc bách anh phải đi cung khai cho hết. Anh mạnh dạn bước chân ra đi, nhưng một nghi ngờ, ái ngại thấm nhập tâm hồn anh, khiến anh ngần ngại không biết tiến hay thoái... Bỗng nhiên anh thấy một thầy dòng đứng trước mặt, nhìn với vẻ mặt nghiệm nghị trách móc, anh nhận ra là thầy Martin. Lần này thầy nói với anh: "Anh Juan, sao anh không nghe tôi? Giờ đây anh phải đi cung khai cho hết đi". Nói đoạn thầy Martin biến đi ngay. Đây là lần thứ hai Ngài đích thân thiện đến thúc giục anh làm tròn bổn phận thiêng liêng đối với thầy, để mưu công ích cho nhân loại.

Bấy giờ, anh mới hiểu vai trò quan trọng của mình trong việc vận động phong Chân Phước cho thầy, người bạn thân thiết của mình, vì vậy, anh vui vẻ, cương quyết làm tròn bổn phận ấy...

Sở dĩ, ngày nay người ta biết được nhiều điều tỉ mỉ trong tiểu sử Thánh Martin, là nhờ có cha Bernado căn cứ vào tài liệu xác đáng, chiếu một ánh sáng cho nhân loại thấy sự nghiệp cao cả của Martin de Porres đã thực hiện lúc sinh thời.

Ngày 29 tháng tư 1763, Đức Clemetè XIII (1759-1769) công bố đạo dụ xác nhận sự thánh thiện của thầy Martin, đồng thời tặng Ngài tước hiệu Đấng Đáng Kính ! Tước hiệu dành riêng cho những tôi tá Chúa.

Đến đời Đức Gregorio XVI (1831-1846), tòa thánh mới ký sắc phong Chân Phước cho Thầy Martin. Nhưng trước khi tuyên bố, còn xét lại một lần nữa và ngày 10 tháng chín 1837, Đấng Đáng Kính Martin được suy tôn Chân Phước tại đền thờ Vatican trước mặt muôn vàn người tứ phương tuôn đến chào mừng vị tân Chân Phước, trót đời đã hy sinh cho người đồng loại, sự vui mừng của bao tâm hồn lúc này không tài nào tả cho xiết, viết cho cùng !

Trong dịp hiếm có này, người ta lại thấy Chân Phước Martin làm nhiều phép lạ tại nhiều nước khác nhau như Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Mễ Tây Cơ, Peru, Phi Luật Tân, Tây Ban Nha, Phi Châu... và đâu đâu cũng thấy giáo dân thi nhau dâng lên Vị Tân Chân Phước lời hoan hô nhiệt liệt ! ! !

Trên đài vinh quang

Lòng kính mến tôn sùng của giáo dân thập phương đối với vị Tân Chân Phước Martin chưa được hoàn toàn thỏa mãn, cho đến khi thấy tính danh Ngài được nghi vào sổ các Đấng hiển thánh trong giáo hội...

Kể từ năm 1837 cho năm 1962 nghĩa là trong vòng 125 năm trường, người ta vẫn cố gắng vận động, khi công khai, lúc ngấm ngầm để cuộc suy tôn cho hiển thánh cho Chân Phước Martin được thực hiện; nhất là dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện thiết tha xin vì công nghiệp Chân Phước Martin, mà Thiên Chúa làm những phép lạ hiển nhiên chứng thực sự thánh thiện của Người theo sự đòi hỏi của Giáo hội, để thực hiện lòng mong ước của các giới xa gần....

Và Thiên Chúa đã nhậm lời cầu nguyện khiêm nhường sốt sắng ấy...Nhiều phép lạ được thực hiện vì công nghiệp Chân Phước Martin, trong đó có hai phép lạ được tòa thánh đặc biệt nghiên cứu và công nhận. Sau khi chuẩn bị mọi sự sẵn sàng theo giáo luật, ngày 12-4-1962 trong phiên họp đặc biệt, Đức Thánh Cha Gioan XXIII ấn định Chúa nhật 6-5-1962 để thi hành các nghi lễ cổ truyền tại Vương Cung Thánh Đường Vatican và biên tên Chân Phước Martin de Porres vào danh sách các đấng hiển thánh trong giáo hội..

Thế là sự mong ước của các giới được toại nguyện, mọi người chỉ còn phải chờ ngày lịch sử đó mà thôi. Và ngày đó đã đến với tất cả huy hoàng của nó.

Ngày 6-5-1962, từ buổi sáng tinh sương, trên các nẻo đường dẫn tới Vương Cung Thánh Đường Vatican, đoàn hành hương thuộc nhiều quốc tịch, nhất là giáo dân ba nước Peru, Panama và Tây Ban Nha, thi đua tuôn vào Vatican. Theo các quan sát viên thì có tới 70.000 người tham dự cuộc lễ hôm ấy. Đến 8g.30, đại thánh đường Vatican đã chật ních khách hành hương, người ta trông đợi từng dây phút để được chiêm ngưỡng tôn nhan Đức Giáo Hoàng XXIII tự điện Vatican ngự giá tuyên dương công trạng tân hiển thánh tiên khởi người da đen.

Khi đã đến giờ hành lễ, Đứcc Giáo Hoàng Gioan uy nghi ngự trên xe giá tiến vào đền thờ thánh Phêrô giữa muôn vàn tiếng hoan hô long trời dậy đất, ban tây nhạc cử bài chào mừng " Tu es Petrus " đèn điện sáng trưng, khiến người ta tưởng mình đang ở trên thiên đàng giữa ánh vinh quang của các thánh. Sau khi Đức Giáo Hoàng an ngự trên ngai. Đức Hồng Y Arcadio Larraona, tổng trưởng bộ lễ, tiến lên nhân danh giáo hội, thỉnh cầu Đức Thánh Cha dùng quyền tối cao tuyên dương công trạng và ghi tính danh Chân Phước Martin de Porres, trợ sĩ Dòng Đa Minh vào danh sách các Đấng Hiển Thánh...

Trước khi quyết định việc tối quan trọng này, Đức Giáo Hoàng khẩn khoản yêu cầu các người hiện diện hợp ý với ngài hát kinh Veni Creator cầu xin Chúa thánh thần, đoạn Ngài trịnh trọng tuyên bố:

" Để vinh danh Thiên Chúa Ba Ngôi, để cao rao đức tin Công giáo, và để phổ cập Công giáo khắp nơi, ta dùng quyền tối cao của Chúa Giêsu, Chúa chúng ta, quyền hai thánh Phêrô, Phaolô tông đồ và quyền riêng ta...quyết định và tuyên bố Chân Phước Martin de Porres là Hiển Thánh, và bởi đó, ta hân hạnh ghi tính danh Người vào sổ các đấng Hiển Thánh và ra lệnh hàng năm phải làm lễ kính Người cách sốt sắng ngày kỷ niệm Người qua đời, tức là mồng ba tháng một dl. Nhân danh cha và con và Thánh Thần Amen" Lúc ấy đồng hồ đổ 9 tiếng.

Lời tuyên bố này được đọc trước sự hiện diện của 39 Đức Hồng Y, nhiều thượng phụ, tổng giám mục, giám mục, linh mục, tu sĩ; ngoại giao đoàn, các bậc vị vọng khác và non 70.000 giáo dân trong đoàn hành hương bởi tứ phương tuốn đến trong dịp hiếm có này, để tỏ lòng tôn sùng, mến yêu vị thánh tiên khởi của người da đen, suốt đời đã hiến toàn thân cho người đồng loại...

Sau các lễ nghi phong thánh cổ truyền, Đức Giáo Hoàng cử hành lễ Đại Triều tại bàn thờ riêng trên mồ Thánh Phêrô Tông đồ. Trong thánh lễ, ngái có giảng một bài hùng hồn tuyên dương công đức, sự nghiệp của vị Tân Hiển Thánh. Để khỏi thiếu sót tài liệu quí hóa trong lễ nghi phong thánh, chúng tôi xin phụng dịch nguyên văn cống hiến quí đọc giả:

" Lúc này ta cũng như những người tin thờ Chúa Kitô đều đặc biệt quan tâm hướng về biến cố trọng đại mà đại hội nghị Vatican II. Tất cả nguyện vọng cải tiến Nhiệm Thể Chúa Kitô bằng sinh lực dồi dào đều được đặt vào đó. Giờ phút này, bao nhiêu hoạt động công tác mà đấng cứu thế nhân loại đã phó thác cho ta... đều tập trung vào công cuộc đại sự này, vì vậy, những nghi lễ đặt biệt long trọng cử hành tại Vương Cung Thánh Đường Vatican hôm nay cũng hướng về mục tiêu nói trên. Thực ra, khi ghi tính danh một nhân vật lỗi lạc đầy công đức vào sổ các thánh trên thiên đàng, ta có ý cho thiên hạ biết rằng không thể hy vọng ở đại hội nghị điều chi khác hơn là sinh lực mới mẻ để tất cả con cái giáo hội được tân tiến lên trong trường hoạt động.

" Thánh Martin đã lấy lời nói, việc làm dạy cho chúng ta biết rằng con đường phần rỗi và thánh thiện do Chúa Kitô đã khai quang có thể thực hiện được. Nếu tin vào, chúng ta kính mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn. hết trí khôn, và thương yêu kẻ khác bằng mình (Mt. XXII. 36-38)

" Từ niên thiếu, Martin đã kính mến Thiên Chúa như cha nhân hậu của nhân loại, và Người đã thi hành việc ấy cách chân thành, ngay thẳng, làm cho Thiên Chúa rất hài lòng" .
"Sau khi gia nhập dòng Đa Minh, người càng thêm lòng sốt sắng kính mến, đến nỗi trong khi cầu nguyện, nhiều lúc tâm trí Người siêu thoát thế sự, và hình như chỉ để ý đến sự trên trời, vì Người đã in sâu vào tâm khảm lời bà thánh Catarine de Siena nói: "yêu kẻ yêu mình, đó là lẽ đương nhiên. Ai lấy tình yêu để đáp lại tình yêu thì có thể coi như dâng cho Thiên Chúa một ly nước". Khi suy rằng Chúa Kitô đã chịu đau khổ vì chúng ta, đã chịu căng thây trên cây thập giá vì tội lỗi chúng ta, (I Pet. II, 21-24) thánh nhân sinh lòng kinh mến Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Và suy gẫm sự thương khó của Người, thánh nhân không thể cầm mình được, người khóc như mưa. Ngoài ra thánh nhân còn có lòng kính mến Chúa Giêsu Thánh Thể, Người hay cầu nguyện chầu Thánh Thể lâu giờ và chỉ biết sống bằng sự sống Thánh Thể. Người cũng có lòng kính mến mẹ Maria cách riêng và coi như mẹ rất yêu dấu của mình, sau cùng thánh Martin đã tuân theo lời Chúa mà thương yêu kẻ khác bằng tình thương phát sinh bởi đúc tin mạnh mẽ và bởi trái tim vô tư. Ngài thương yêu kẻ khác vì coi họ cùnglà anh em một nhà, con cái một cha, ngài còn thương yêu kẻ khác hơn mình vì ngài coi họ hơn mình về mọi phương diện. Người thương yêu kẻ khác với tinh thần từ bi bác ái như những vị anh hùng cái thế của đức tin công giáo.

" Ngài hay chữa lỗi lầm của kẻ khác, và sẵn sàng tha thứ cho kẻ đã xúc phạm đến Ngài bởi Ngài tin tưởng mình còn đáng khinh dễ hơn nữa vì những tội Ngài đã phạm, Ngài làm hết sức để dẫn kẻ lạc đường trở lại chính lộ; tận tâm giúp đỡ săn sóc bệnh nhân; phân phát của ăn, áo mặc, thuốc thang cho những kẻ túng thiếu, Ngài tận dụng thế lực của mình để bênh đỡ những người quê mùa, dân bản xứ và những người lại phải làm công việc nặng nhọc, vì vậy dân chúng đồng ý gọi Ngài là Martin bác ái. Nên biết rằng: đối với thời kỳ sơ khai đó, Ngài đã vạch ra con đường mới mẻ và làm tiên phong cho những công cuộc bác ái đời ta bây giờ. Bởi đó, Đức Tiên Giáo Hoàng Piô XII đã suy tôn Thánh Martin de Porres làm bổn mạng các tổ chức xã hội trong cả nước Cộng Hòa Peru (Văn thư ngày 10-6-1945).

" Ngài đã cương quyết theo chân Chúa trên con đường thánh thiện và đã tới đỉnh trọn lành. Ngài tự hiến thân làm của lễ hy sinh đền tội cho kẻ khác, để được liên kết mật thiết với Chúa trong sự trọn lành thánh thiện, Ngài đã theo ơn Chúa kêu gọi dâng mình trong tu viện, Sau khi đã khấn hứa trong Dòng, thánh nhân không lấy sự giữ lời khấn theo mức thường làm đủ. Ngài đã thực hiện ba đức khó khăn, sạch sẽ và vâng lời tới mức cao nhất khiến cho bề trên cũng như anh em trong nhà đều coi Ngài như gương mẫu sự trọn lành thánh thiện.

" Đức tính nhu mì hiền hậu, lịch thiệp của Thánh Martin đã thu phục được nhân tâm không phân biệt màu da, chủng tộc. Bởi vậy thiết tưởng có thể so sánh Người với Trinh Nữ Catarine de Siena, một ngôi sao sáng của gia đình Đa Minh và đã được suy tôn trên bàn thờ 5 thế kỷ nay. Trinh Nữ Catarine đã được lừng danh khắp nơi vì có đạo lý dồi dào sáng sủa và chí khí anh hùng còn Thánh Martin lại được nổi tiếng vì trót đời Ngài đã biết sinh hoạt đúng với tinh thần Công Giáo.

"Hỡi Chư Huynh đang kính và các con yêu dấu ! Ta đã nhắc đến ngay đầu bài giảng rằng năm nay sẽ có Đaị Hội Nghị Vatican II, nên ta thiết tưởng rất hợp thời ghi tính danh Martin vào sổ các Thánh, bởi vì con đường thánh thiện mà Ngài đã theo dõi, cũng như những nhân đức sáng chói của đời Ngài có thể coi như thành quả tốt đẹp của Đại Hội Nghị mà ta mong ước thiết tha đem lại cho Giáo Hội cũng như cho toàn thể nhân loại.

" Do đời sống thánh thiện và nên gương, Martin đã khuyến khích được nhiều người trở lại chính giáo. Và ngày nay sau 3 thế kỷ, Ngài còn khuyến khích chúng ta đem trí suy đến những sự vật vĩnh viễn trên thiên đàng.

" Nhưng chẳng may không phải cũng biết đến giá trị của những báu vật ấy; không phải ai cũng biết quý trọng những báu vật ấy, vì hiện còn có nhiều người chỉ biết sống trong đống tội lỗi, không thiết tha mà còn khinh chê những báu vật ấy là khác. Chớ chi gương lành Thánh Martin dạy cho họ biết hạnh phúc thật ở tại tuân theo luật Chúa Kitô và dõi theo vết chân người đã đi.
" Hỡi Chư Huynh đáng kính và các con yêu dấu ! các con đã nghe ta phác họa đại cương chân dung của thánh nhân, các con hãy chiêm ngưỡng chân dung ấy, đồng thời cố gắng bắt chước các nhân đức người trong đời sống của các con. Nhất là ta kêu gọi những thanh niên đầy nhựa sống lúc này đang bị những chước mốc quỉ quyệt bao vây quấy quất. Đặc biệt hơn nữa, ta khuyến khích dân tộc Peru yêu quí hãy thi đua duy trì thành tích vẻ vang của đạo công giáo trên đất nước mình, và nhờ sự can thiệp đắc lực của thánh Martin de Porres, dân tộc Peru sẽ sản xuất được nhiều nhân vật làm nở mặt thơm danh cho xứ sở bằng đời sống đạo đức và thánh thiện. Amen".

Sau khi thánh lễ bế mạc, ai nấy ra về với một niềm vui vô tận vì đã được mục kích những lễ nghi tôn nghiêm sốt sắng và không ngớt lời khen ngợi ca tụng Thiên Chúa đã làm cho người hèn hạ trước mặt thế gian được vinh hiển trước mặt Thiên Chúa và nhân loại.

****

Để tỏ lòng tôn trọng và kính mến của mình đối với vị Tân Hiển Thánh, các Linh Mục, các thầy trợ sĩ dòng Đa Minh ở các nơi thi đua tuôn đến Roma tham gia cuộc lễ tưng bừng hiếm có ấy. Theo tin các báo tại Roma, đừng kể một số rất đông linh mục còn có ngót 300 thầy Trợ sĩ dòng Đa Minh có mặt trong tại Roma trong dịp này. Họ hết sức hãnh diện vì có người anh cả trong đoàn làm Thánh và ngày nay được chính Đấng Đại Diện Chúa ở dưới đất long trọng tuyên dương công đức trước mặt muôn vàn người chứng kiến. Thật là một biến cố phi thường đáng ghi vào sử xanh Giáo Hội nói chung và dòng Đa Minh nói riêng.

Sau khi dự lễ phong thánh tại Vương Cung Thánh Đường Vatican, dòng Đa Minh đã tổ chức 4 ngày đại lễ kính vị Tân Hiển Thánh tại Vương Cung Thánh Đường Minerva.

Ngày nào cũng có lễ Đại Triều do 4 Đức Hồng Y có tên sau đây chủ sự:
1) Đức Hồng Y Micheal Browne, O.P, nguyên bề trên cả Dòng Đa Minh.
2) Đức Hồng Y Juannn Landázuci, Giáo Chủ Peru.
3) Đức Hồng Y Ruffino Santos, Giáo Chủ Phi Luật Tân và Đức Hồng Y Laureano Rugambwa, người Phi Châu cũng một màu da như vị Tân Hiển Thánh của chúng ta.

Nhân dịp này cha quyền bề trên cả có mở một cuộc tiếp tân dành riêng cho các thầy Trợ sĩ hiện diện tại Roma để mừng các thầy vì có người Anh Cả được suy tôn hiển thánh.

Ngài khuyến khích các thầy cầu xin thánh Martin soi sáng cho nhiều thanh niên dâng mình giúp việc Chúa trong bậc trợ sĩ để có dịp noi gương nhân đức và thánh thiện Người xưa để lại.

Lạy Thánh Martin de Porres - Xin cầu cho chúng tôi

Viết đến đây, Chúng tôi nhận được tuần báo Ecclesia xuất bản tại Madrid, ngày 7-7-1962 đưa tin Đức Cha Hugh Boyle, Giám mục địa phận Johannesburg ( Nam Phi ) đã làm lễ cung hiến Đền thờ đầu tiên dâng kính Thánh Martin...

Sự kiện này hàm súc ý nghĩa quan trọng đặc biệt, vì hiện giờ tại Nam Phi người ta còn công khai thi hành chính sách kỳ thị chủng tộc.

Trong khi đó, Giáo hội Roma suy tôn một người da đen hèn hạ lên đài vinh quang các Thánh, và tại Nam Phi, Giáo quyền đã long trọng cung hiến đền thờ đầu tiên kính Thánh Martin, con người cùng chung một màu da, sắc thái như nhân dân địa phương.

Kinh kính thánh Martin de Porres

Lạy Thánh Martin rất khiêm nhường, lòng thương yêu nồng nhiệt của Người chẳng những che chở các anh em túng nghèo mà lại cả những thú vật ngoài đồng, thật là gương huy hoàng của đức bác ái. Chúng tôi kính mừng và cầu khẩn người, từ tòa cao người ngự, xin đoái thương nhận lời anh em túng nghèo kêu xin, để chúng tôi được bắt chước nhân đức người mà yêu vui trong địa vị Chúa đã đặt, và được mạnh mẽ, can đảm vác thánh giá theo chân Chúa Cứu Thế và Mẹ sầu bi, sau hết được về nước Thiên Đàng: Vì công nghiệp Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng tôi. Amen.

( Ấn xá 100 ngày, mỗi ngày một lần )

Kinh Khấn Thánh Martino

Chúng tôi nguyện xin Thánh Martino
Người là gương sáng soi của lòng nhân ái
Thuở bình sinh với lòng thương sót vô bờ
Người đã giang tay ôm ấp muôn người khổ đau
Thì ngày nay trên trời vinh hiển cao sang
Người hãy thương nghe muôn tiếng chúng tôi khẩn cầu

******

Chúng tôi nguyện xin Thánh Martino
Người là cha những kẻ khó nghèo đau yếu
Lấy tình thương xoa dịu nỗi u buồn
Và hãy ban ơn cho hết muôn người kêu xin
Được mạnh sức đêm ngày vui đón hy sinh
Và luôn noi theo gương sáng các nhân đức người

Tuần Cửu nhật kính Thánh Martin de Porres, O. P.

Lời giới thiệu: Đọc hạnh Thánh Martin de Porres, người ta nhận thấy thuở bình sinh và sau khi đã tạ thế, Thánh nhân vẫn một lòng mong ước thi ân cho nhân loại, không một giai cấp địa vị nào không được thừa hưởng ơn phần hồn, ơn phần xác Ngài ban cho, để giúp những người muốn cậy nhờ công nghiệp Thánh nhân, cầu xin Thiên Chúa ban cho mình, những cần thiết, Đức Hồng Y Spellman, tổng giám mục Nữu Ước, đã ban phép xuất bản Tuần Cửu Nhật Kính Thánh Martin.

Nhiều giáo hữu Âu Mỹ, làm tuần chín ngày để cầu xin Thánh nhân ban cho mình và gia nhân đồng thuộc những ơn lành hồn xác. Họ rất sung sướng khi thấy Thánh nhân đáp lại lòng tin tưởng của họ bằng những hồng ân quý giá, để giúp giáo hữu Việt Nam có phương tiện thi thố lòng tin tưởng vào vị đại ân nhân của nhân loại, Chúng tôi vui lòng dịch "Tuần Cửu Nhật" ra tiếng Việt Nam, hy vọng những người dùng bản này để cầu xin cùng Thánh Martin, cũng sẽ được hưởng nhờ ơn dư dật Người ban cho.

Sau đây là cách thực hành Tuần Cửu Nhật Kính Thánh Martin.

1. Dấu thánh giá
2. Kinh Đức Chúa Thánh Thần
3.Ba Kinh Tin, Cậy, Mến - Kinh ăn năn tội
4.Nếu có nhiều người tham dự thì một người đọc to tiếng tuyên dương công đức sự nghiệp của Thánh Nhân tùy theo từng ngày như đã chép trong Tuần Cửu Nhật.
5. Đoạn tất cả đọc chung " Lời Nguyện" riêng từng ngày.
6. Sau đó chia bè mà đọc một kinh "Lạy Cha"
7. 10 kinh "Kính Mừng", một kinh "Sáng Danh". Nếu có thì giờ thì nên đọc một triệt hạnh Thánh Martin trong sách "Tấm Lòng Vàng" để ai nấy tìm hiểu và tiêm nhiễm tinh thần xả kỷ hy sinh bác ái tầy trời bể của Thánh Nhân.
8. Kinh ông Thánh Martin de Porres
9. Kinh Cám Ơn, kinh Trông Cậy

Kinh Đức Chúa Thánh Thần

Chúng con lạy ơn Chúa Thánh Thần Thiêng Liêng Sáng Láng vô cùng, chúng con xin đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng con là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con, chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống sửa lại mọi việc trong ngoài chúng con.

Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dạy dỗ các Thánh tông đồ, thì rày chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Thánh Thần lại xuống an ủi dạy dỗ chúng con làn những việc lành; Vì công nghiệp vô Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.

Kinh Tin

Lạy Chúa con, con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng. Con lại tin thật Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, mà Ngôi Thứ Hai đả xuống thế làm người chịu nạn chịu chết mà chuộc tội cho thiên hạ. Bấy nhiêu điều ấy cùng các điều Hội Thánh dạy thì con tin vững vàng, vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng, đã phán truyền cho Hội Thánh Amen.

Kinh Cậy

Lạy Chúa con, con trông cậy vững vàng vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu thì Chúa sẽ ban ơn cho con giữ đạo nên ở đời này, cho ngày sau được lên thiên đàng xem thấy mặt Đức Chúa Trời hưởng phúc đời đời, vì Chúa là đấng phép tắc và lòng lành vô cùng đã phán hứa sự ấy chẳng có lẽ nào sai được. Amen.

Kinh Kính Mến

Lạy Chúa con, con kính mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự, vì Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng; lại vì Chúa thì con thương yêu người ta như mình con vậy. Amen

Kinh Ăn Năn Tội

Lạy Chúa con, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng ! Chúa đã dựng nên con, và cho con Chúa ra đời, chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự; Con dốc lòng chừa cãi, và nhờ ơn Chúa thì con sẽ lánh xa dịp tội, cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.

Kinh Cám Ơn

Con cám ơn đức Chúa Trời là Chúa lòng lành vô cùng chẳng bỏ con, chẳng để con không đời đời mà lại sinh ra con cho con được làm người, cùng hằng giữ gìn con, hằng che chở con, lại cho Ngôi Hai xuống thế làm người chịu nạn, chịu chết trên cây thánh giá vì con, lại cho con được đạo Thánh Đức Chúa Trời cùng chịu nhiều ơn nhiều phép Hội Thánh nữa và đã cho phần xác con ngày hôm nay được mọi sự lành lại cứu lấy con kẻo phải chết tươi ăn năn tội chẳng kịp, vậy các Thánh ở trên nước thiên đàng cám ơn Đức Chúa Trời thế nào thì con cũng hợp cùng các Thánh mà dâng cho Chúa con cùng cám ơn như vậy. Amen.

Kinh Trông Cậy

Chúng con trông cậy rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời xin chớ chê, chớ bỏ lời chúng con nguyện trong cơn gian nan thiếu thốn Đức Nữ Đồng Trinh hiển vinh sáng láng, hằng chữa chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.

NGÀY THỨ NHẤT : Đức Khiêm Nhường Của Thánh Martin

Thánh Martin đã noi gương Chúa Giêsu, Đấng " hiền lành và khiêm nhường trong lòng". Tâm hồn Người không kiêu căng tự phụ. Người thâm hiểu Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành, còn chúng ta là loại thụ tạo. Chúa thương yêu chúng ta như cha thương con, và mong ước cho chúng ta được hạnh phúc. Vì thế người hoàn toàn phó thác theo thánh ý Chúa. Chúng ta hãy noi gương Thánh Martin ăn ở khiêm nhường, vâng lời theo thánh ý Thiên Chúa trong mọi sự.

LỜI NGUYỆN

Lạy Thánh Martin, xin cầu cùng Thiên Chúa và Đức Mẹ ban cho chúng tôi được lòng khiêm nhường chân chính, đừng ăn ở ngang tàng mất nết; Trái lại, biết an tâm với số phận, tùy theo ơn Chúa ban cho. Xin cho chúng tôi được ánh sáng Chúa Thần soi dẫn để thâm hiểu rằng kiêu căng là mưu chước ma quỉ; Trái lại, Vâng theo thánh ý Thiên Chúa là đường đưa đến hạnh phúc trường sinh, vì Chúa Kitô là Chúa chúng tôi. Amen.

NGÀY THỨ HAI: Đức Tin Mạnh Mẽ Của Thánh Martin

Thánh Martin có một đức tin sống động, mạnh mẽ đối với các tín điều trong Giáo hội, vì người biết Giáo hội, do chính Chúa Giêsu sáng lập. Lời Chúa phán không thể sai lầm. Để ban thưởng cho Martin vì những đức tin mạnh mẽ đó, Thiên Chúa ban cho người biết nhiều điều mầu nhiệm trong thánh giáo. Chúng ta hãy cầu xin Chúa vì công nghiệp Thánh Martin, ban cho chúng ta được đức tin vững vàng như sắt đá, hầu đứng vững trong mọi cơn gian nan xảy ra đến trên đường đời.

LỜI NGUYỆN

Lạy Thánh Martin, chúng tôi còn có một lòng tin chắc chắn như sắt đá. Nhất là ngày nay, lúc nhiều người sấp cật phản bội Thánh giáo. Xin cho anh em ngoại giáo hiểu biết, yêu mến giáo hội như chính lộ đưa đến phần rỗi. Xin cầu cùng Thiên Chúa và Đức Mẹ ban cho chúng tôi trở nên chiến sĩ trung thành của Chúa Giêsu trong mọi trường hợp may rủi ở đời, vì Chúa Kitô là Chúa chúng tôi. Amen.

NGÀY THỨ BA: Đức Cậy Vững Vàng Của Thánh Martin

Thánh Martin hoàn toàn đặt hy vọng duy nhất của Người vào Thiên Chúa từ bi, và lời Chúa phán hứa. Nhờ có lòng trông cậy vững vàng đó, Người tin chắc chắn sẽ lãnh được phần thưởng bội hậu trên thiên đàng, nhờ đức trông cậy đó, Người đã thực hiện được nhiều việc vĩ đại. Chúng ta hãy noi gương Thánh nhân hoàn toàn đặt hy vọng vào lòng nhân từ Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ tiền khiên, và cho chúng ta hưởng phúc thiên đàng, nếu chúng ta cương quyết cẩn thủ giới răn Thiên Chúa truyền dậy hoặc ngăn cấm.

LỜI NGUYỆN

Lạy Thánh Martin, xin cầu cho chúng tôi được lòng trông cậy vững vàng nơi Thiên Chúa toàn năng. Xin cho chúng tôi thâm hiểu Chúa là người bạn trung thành không bỏ rơi kẻ trông cậy Người. Xin đừng để cho chúng tôi phạm vào một trong hai khuyết điểm thái quá hay là bất cập trong sự tin cậy quyền phép và lòng nhân hậu Chúa. Xin cầu cùng Chúa Hài Đồng và Mẹ Maria thông cho tâm hồn chúng tôi lòng tin, lòng cậy, và lòng mến Chúa trên mọi tạo vật, vì Chúa Kitô là Chúa chúng tôi Amen.

NGÀY THỨ TƯ: Đức Kính Mến Của Thánh Martin

Tâm hồn của Thánh Martin lúc nào cũng cháy nóng trong lửa kính mến Thiên Chúa; Người biết Chúa Cha vì yêu nhân loại, đã sai con một mình sinh xuống thế gian chịu tử nạn trên cây giá để chuộc tội thiên hạ. Hồn người rung cảm một tình yêu say sưa Chúa Cứu Thế. Trót đời người là một ca khúc cảm tạ Chúa. Chớ chi chúng ta cũng noi gương Thánh nhân trong sự kính mến Thiên Chúa, và biếu dương lòng kính mến ấy ra bên ngoài bằng lời nói, việc làm !

LỜI NGUYỆN

Lạy Thánh Martin, tại sao khi nghĩ đến ơn giáng sinh và ơn cứu chuộc, tâm hồn chúng tôi còn lạnh như đồng ? Tại sao chúng tôi không tận tâm kính mến Đấng đã thương yêu đến nỗi bỏ mình vì nhân loại ? Xin Người yêu cầu cùng Thiên Chúa và Đức Mẹ sầu bi cho chúng tôi thâm hiểu rằng : Lòng kính mến và tôn sùng Thiên Chúa là con đường duy nhất đưa đến hạnh phúc trường sinh, vì Chúa Kitô là Chúa chúng tôi. Amen.

NGÀY THỨ NĂM: Đức Bác Ái Của Thánh Martin

Những người đồng thời thường tặng cho Thánh Martin là "Cha kẻ khó khăn". Thật vậy, Thánh nhân đã tận tụy thường giúp nhiều nạn nhân, bất phân biệt nam phụ lão ấu màu da, tiếng nói. Người coi họ như những con cưng của Thiên Chúa và của Người. Đức bác ái cao cả đã thúc bách Người tìm ra trăm phương nghìn kế để xoa dịu vết thương lòng của những người xấu số : Như học nghề y tá để chữa bệnh cho người đau ốm; Xây cất viện dục anh, nhà tế bần để đón nhận và dưỡng nuôi trẻ mồi côi hoặc những ông già bà lão, người tàn tật nan trị. Đó là những việc đáng cho chúng ta bắt chước ít nhất là một phần nào, để đáng Thiên Chúa chúc phúc lành cho chúng ta, như đã chúc phúc lành cho chúng ta, như đã chúc phúc Thánh Martin.

LỜI NGUYỆN

Lạy Thánh Martin, xin dạy dỗ chúng tôi biết xử dụng cách quảng đại những hồng ân Thiên Chúa ban, xin khêu gợi trong chúng tôi lòng từ bi bác ái đối với những nạn nhân xấu số. Xin cầu cùng Thiên Chúa và Đức Mẹ ban cho cúng tôi thoát ly tội lỗi, tiêu diệt tính ích kỷ, thực hiện đức bác ái và lòng quảng đại đối với người đồng loại, vì họ cũng là con một nhà, tôi một Chúa, vì Chúa Kitô là Chúa chúng tôi. Amen.

NGÀY THỨ SÁU: Tinh Thần cầu Nguyện Của Thánh Martin

Lúc bình sinh, Thánh Martin luôn luôn đem trí tưởng đến Thiên Chúa. Đấng tác thành thiên địa vạn vật, Người luôn hướng về Thiên Chúa như hoa quì hướng về thái dương, dâng lời cảm tạ, cao rao, cầu xin. Để ban thưởng lòng nhiệt thành thiết tha ấy, Thiên Chúa đã khứng ban cho Người bao nhiêu đặc ân. Nếu muốn sống thân mật với Thiên Chúa, chúng ta phải noi gương Thánh Martin đem lòng luôn tưởng nhớ Thiên Chúa, tận hiến cho Người bản thân ta và các việc ta làm hàng ngày.

LỜI NGUYỆN

Lạy Thánh Martin, xin giúp chúng tôi hiểu được ý nghĩa lời Chúa phán. Ai xin thì sẽ được, tìm thì sẽ thấy. Xin cho chúng tôi được tinh thần cầu nguyện sốt sắng trong khi tham dự thánh lễ Misa và các phụng vụ khác trong thánh đường. Xin dạy dỗ chúng tôi biết phương pháp cầu nguyện hằng ngày, nhất là thâm hiểu những mầu nhiệm ngụ trong phép lần hạt mân côi, vì Chúa Kitô là Chúa chúng tôi. Amen.

NGÀY THỨ BẢY: Tinh Thần Hy Sinh Của Thánh Martin

Thánh Martin là con người can trường, không quản ngại sự khó nhọc vất vả. Người không biết viện lý do khó nhọc, hoặc yếu đuối để thoái thác phận sự như chúng ta đâu. Sau khi làm việc vất vả, Người tìm đủ những lý do để hãm mình, ăn chay, đánh tội, cầu nguyện cho mình, hy sinh cho kẻ khác. Nếu một Đấng Thánh lừng danh như thế, còn sẵn sàng hy sinh để đền tội mình, thì chúng ta nghĩ sao ? Chúng ta đã phạm bao nhiêu tội tầy trời xúc phạm đến Thiên Chúa, nhưng chúng ta đã làm gì để đền tội đó ?

LỜI NGUYỆN

Lạy Thánh Martin, nhìn vào đời hy sinh của Người, chúng tôi tự xấu hổ, đời Người đầy gian nan, đau khổ và hy sinh, đang khi đó chúng tôi tránh lánh sự chịu khó hãm mình và những gì phạm đến thân xác chúng tôi, nhưng từ nay sắp đi, chúng tôi quyết tâm noi gương Người trong sự hãm mình, bỏ ý riêng, chiến đấu với tình dục, tránh những nơi, người hoặc sự gì có hại cho linh hồn. Xin cầu cùng Chúa Giêsu chịu đóng đanh, và Mẹ Maria sầu bi, cho chúng tôi được can đảm lăn mình vào mặt trận chiến đấu với ma quỉ, xác thịt và thế gian cho đến thắng lợi cuối cùng, vì Chúa Kitô là Chúa chúng tôi. Amen.

NGÀY THỨ TÁM: Phần thưởng Trọng Hậu Thánh Martin : Được Hưởng Trên Thiên Đàng

Sau cuộc đời sự nghiệp vĩ đại đã thực hiện trong âm thầm, Thánh Martin đã thở hơi cuối cùng cách êm ái như người ngủ vậy. Suốt đời Người đã ở bậc hèn hạ khó khăn, nhưng sau khi tạ thế, thiên Chúa đã đề cao Người truớc con mắt muôn dân, để thực hiện lời Chúa phán trong phúc âm: " Ai hạ mình xuống sẽ được cất lên". Thật ra, Chúa đã ban cho Người làm nhiều phép lạ và thiên hạ nô nức đến kính viếng xác người, coi Người như Đấng Thánh, sau khi điều tra kỹ lưỡng các nhân đức cả thể, các phép lạ nhãn tiền Martin đã làm, năm 1837, Đức Thánh Cha Gregoriô XVI đã dùng quyền tối cao suy tôn Người lên bậc Chân Phước. Và ngày 6 tháng năm, 1962, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, đã long trọng ghi tính danh Người vào sổ các Thánh trước mặt muôn vàn người thập phương tuốn đến Roma trong dịp này, đồng thời treo tấm gương hy sinh bác ái của Thánh nhân cho mọi người được soi và bắt chước. Chúng ta hãy vui mừng vì Giáo hội đã thêm một đấng thánh mới và gia đình Đa Minh hãnh diện vì phần tử ưu tú của mình !

LỜI NGUYỆN

Lạy Thánh Martin, Thiên Chúa đã tôn Người lên bậc cao sang trước mặt các Thiên Thần và nhân loại, bởi vì khi còn sống, Người hạ mình xuống như không. Chúng tôi nhìn lên Người như vị lãnh đạo chỉ giáo cho chúng tôi biết lối lên thiên đàng bằng cách thờ phượng Thiên Chúa, ăn ở khiêm nhường, nhịn nhục, hy sinh bác ái như Ngài đã thực hiện lúc sinh thời. Xin Người cầu cùng Thiên Chúa cho chúng tôi được can đảm cương quyết thực hiện sứ mạng đang khi còn sống ở đời này, hầu cho chúng tôi đáng được hưởng phước vinh quang với Người trên thiên đàng, vì Chúa Kitô là Chúa chúng tôi. Amen.

NGÀY THỨ CHÍN: Các Phép Lạ Thánh Martin đã làm

Thuở bình sinh, cũng như sau khi tạ thế, thánh Martin đã làm nhiều phép lạ thường, giúp người ta hồn xác, không những kẻ ở gần, mà người ở xa, thường cũng được bàn tay thi ân của Người xoa dịu vết thương lòng. Chúng ta hãy đặt hết hy vọng vào thần thế Người đã có trước tòa Thiên Chúa cao sang; Trong mọi cơn gian nan khốn khó, hãy chạy đến với Người, xin Người thương yêu, an ủi, vỗ về, cứu giúp chúng ta thoát khỏi mọi sự nguy hiểm. Với lòng tin tưởng vô biên vào quyền phép của Người chắc chắn chúng ta sẽ thâu lượm được kết quả như ý muốn.

LỜI NGUYỆN

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã lấy lửa bác ái cao siêu thiêu đốt tâm hồn Thánh Martin, khiến cho Người sẵn sàng xả kỷ hy sinh vì tình đồng loại, làm nhiều phép lạ để xoa dịu vết thương lòng của mọi giai cấp xã hội trong bất cứ trường hợp nào. Đồng thời lại ban cho Người đức khiêm nhu tự hạ, coi mình như không, và vâng lời theo thánh ý Chúa trong mọi sự; xin ban cho chúng tôi được bắt chước đời sống và các nhân đức của Thánh Martin, nhất là đức mến Chúa yêu người, để khi còn sống chúng tôi được nên giống Người; và sau khi đã chết, chúng tôi cũng được hưởng vĩnh phước trên thiên đàng, vì Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị đời đời. Amen.