Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

Ba cống hiến quan trọng của Công giáo


Ba cống hiến quan trọng của Công giáo

(Bài viết này là Ý kiến của một người ngoài Công giáo, ông Phan Thế Hải, chúng tôi xin chia sẻ để rộng đường dư luận)

Tôi là người ngoài Công giáo, nhưng rất tôn trọng các tín ngưỡng..

Những xung đột giữa cộng đồng Công giáo với nhà cầm quyền trong thời gian qua là điều không đáng có. Hơn thế, sau những xung đột đó, một số cán bộ có chức sắc đã có những đánh giá thiếu khách quan về vai trò của giáo dân với đất nước. Điều này không có ích cho khối đại đoàn kết dân tộc.
Để tạo được sự đồng thuận, không có cách nào khác là phải có cái nhìn khách quan về vai trò của các tôn giáo. Xin được điểm qua một vài cống hiến của bà con giáo dân với sự nghiệp chấn hưng nước nhà mà tôi có dịp chứng kiến suy ngẫm.

1- Chữ quốc ngữ và nền văn minh của nhân loại
Trước khi các nhà truyền giáo vào Việt Nam, hàng ngàn năm qua, người Việt vẫn dùng chữ Hán hoặc bằng chữ Nôm trong các giao dịch. Nhưng đa số người Việt Nam mù chữ và không thể đọc và viết được chữ Tàu, vì hệ thống chữ viết này quá phức tạp.
Từ thế kỷ XVI, cùng với các phát kiến hàng hải, các nhà truyền giáo theo các tàu buôn đến Việt Nam, họ là người tiên phong trong việc dùng mẫu tự La-tinh để viết lại âm giọng mà họ nghe được từ tiếng Việt. Đầu năm 1625, Linh Mục Alexandre de Rhodes đến Việt Nam , đã có một số phát âm tiếng Việt được viết bằng chữ La-tinh rồi.
Trên cơ sở đó, Alexandre de Rhodes (1591- 1660) tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cách diễn đạt này, để rồi năm 1651, lần đầu tiên ông cho xuất bản cuốn tự điển VIỆT-BỒ-LA tại Roma. Đây được coi là năm sinh chính thức của chữ Quốc Ngữ. Cuộc khai sinh diễn ra tại nhà in Vatican . Chính nơi nhà in Vatican mà Việt Nam nhận

được chữ viết của mình. Như vậy, chữ quốc ngữ từ chỗ là công cụ truyền giáo trong các nhà thờ, đã từng bước trở thành ngôn ngữ cho toàn dân Việt Nam .

Ngày nay, không ai có phủ nhận sự thuận tiện và văn minh của chữ Quốc ngữ, chính nó đã góp phần lớn đưa đất nước VN hội nhập với thế giới dễ dàng, đơn giản hơn nhiều ngôn ngữ khác. Những ngôn ngữ chính dùng trên thế giới như Tiếng Anh, Tiếng Pháp… sẽ trở nên ít phức tạp hơn cho người học biết chữ quốc ngữ, so với người dùng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Nhưng nguồn gốc và công lao của người sinh ra ít được người ta nhắc đến, đó là sự thiếu công bằng.

Cùng với sự xuất hiện chữ quốc ngữ, những nét văn minh phương Tây cũng dần dần được du nhập vào VN đi kèm với Công giáo. Những hủ tục mê tín, dị đoan như cúng tế, bói toán… khi có bệnh được thay vào đó là bệnh viện, nhà thương bố thí, trường học cho người nghèo… Trước đây, nơi nào có Nhà thờ, thì ở đó có thêm trường học, nhà thương cho những người không có khả năng chữa bệnh hoặc học hành.
Ngoài ra, nếp sống quan niệm về cuộc sống cũng dần dần được đưa vào một cách khoa học, thiết thực hơn bởi các sản phẩm văn minh phương Tây mà những người truyền giáo mang đến cho đất nước An Nam theo bước chân truyền đạo của họ.
Nền văn hóa làng xã, cục bộ địa phương “sau lũy tre làng” cũng dần dần được thay đổi với cách nhìn toàn diện và tổng thể hơn. Với người Công giáo, bất cứ chỗ nào có giáo dân cũng là anh em, với mọi người đều là con Thiên Chúa dù khác đạo. Điều này dễ chứng minh nếu nhìn thấy bà con công giáo khắp nơi đã đổ về Thái Hà, về Xã Đoài… khi có những biến cố mà về mặt xã hội thì không liên quan đến những người ở xa xôi.

Những hoạt động của các Dòng tu trong Công giáo như Dòng Chúa Cứu Thế với linh hướng phục vụ người nghèo, Dòng Phanxicô theo linh hướng “Sống với tinh thần nghèo khó”… đã có những tác dụng thiết thực xoa dịu nỗi đau của những người nghèo khổ trong xã hội. Nhìn những cộng đồng tu hành phục vụ tại các trung tâm điều dưỡng, điều trị cho bệnh nhân AIDS, phục vụ những người đang vướng vào tệ nạn xã hội, nuôi dưỡng trẻ mồ côi… đã thể hiện rõ điều này và được xã hội công nhận.

2- Duy trì nền kinh tế nhiều thành phần
Thời bao cấp, do quan niệm thời kỳ quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế chỉ có hai thành phần chính là Kinh tế tập thể và Kinh tế quốc doanh. Mọi thành phần khác đều không được khuyến khích và chính thức thừa nhận.

Ruộng đất, các tư liệu sản xuất quan trọng khác và cả các loại hình dịch vụ đều phải tập trung vào hợp tác xã. Nhưng phong trào Hợp tác hóa nông nghiệp đã dần dần thể hiện rõ những bất cập của nó và sớm chết yểu bởi nó đi ngược với quy luật kinh tế và cách nghĩ truyền thống của nông dân Việt Nam . Chính vì thế có thể nói đó là một mô hình công xã ảo tưởng, nó đã tiêu diệt nền kinh tế nông nghiệp VN từ chỗ thừa gạo xuất khẩu đến một giai đoạn từ Trung ương đến địa phương, từ quan chức đến mỗi người dân đều chỉ lo… cái đói.

Tuy nhiên, nhiều nơi, đặc biệt là các vùng Công giáo vẫn có những gia đình, thậm chí là có những cơ sở không gia nhập Hợp tác xã nông nghiệp dù bị nhiều áp lực xã hội. Chẳng hạn theo tôi được biết, ở Thái Bình, Giám mục Đinh Đức Trụ là người đã công khai khuyến khích giáo dân không nên vào Hợp tác xã vì nó chỉ là ảo tưởng. Vì vậy bà con giáo dân vẫn kiên trì mô hình kinh tế hộ, và sau này vào thời kỳ đổi mới, đường lối đó được thực tế chứng minh là đúng đắn. Cả đất nước sau mấy chục năm Hợp tác hóa đã chấp nhận trở lại kinh tế cá thể.

Những hộ kinh tế cá thể không tham gia Hợp tác xã nông nghiệp, tự họ có thể nuôi sống mình mà không cần trợ giúp của nhà nước. Hơn thế, họ còn có nông sản dư thừa cung cấp cho thị trường đã là minh chứng sống cho việc khẳng định đường lối Hợp tác xã nông nghiệp là sai lầm. Điều này giúp cho các nhà hoạch định chính sách mạnh dạn khẳng định chủ trương chấp nhận nền kinh tế nhiều thành phần.

Thời kinh tế tập trung, mọi thứ hàng hóa đều do nhà nước quản lý và đều chịu sự phân phối từ trung ương xuống địa phương. Trong khi nhu cầu là sự đa dạng mà nhà nước thì không thể quán xuyến hết nên trong một thời gian thực thi chính sách này, nền kinh tế dần dần đi vào ngõ cụt, đời sống đói kém, hàng hóa khan hiếm nghiêm trọng. Thế nên dân gian mới có câu: “Cái cứt gì cũng phân mà phân thì… như cứt”.

Khi sự đói kém bao phủ toàn xã hội thì ở những làng công giáo, đời sống đỡ tệ hơn nhiều. Làng Vĩnh Hòa thuộc xã Hợp Thành, quê tôi là một làng như vậy. Vào thời điểm đó, trong cộng đồng bà con công giáo, nền kinh tế gia đình vẫn âm thầm phát triển, đặc biệt là các nghề truyền thống. Do bị phân biệt đối xử nên cộng đồng bà con công giáo vẫn ngầm “móc ngoặc” nhau sản xuất hàng hóa và tiêu thụ trong cộng đồng rồi tuồn ra bên ngoài. Sau này tìm hiểu được biết thêm, không chỉ ở làng Vĩnh Hòa quê tôi mà cả các khu vực khác đông đồng bào Công giáo như Phát Diệm, Bùi chu… các ngành nghề phụ vẫn âm ỉ hoạt động và cung ứng hàng hóa cho xã hội.

Nhờ sự linh hoạt đó, nên khu vực kinh tế tư nhân mà nhà cầm quyền quyết tâm tiêu diệt đã không chết. Đặc biệt là trong cộng đồng Công giáo. Để rồi, khi dỡ bỏ chính sách cấm đoán đó, thành phần kinh tế này được dịp trỗi dậy, làm sinh động của nền kinh tế.

Hiện tượng này vẫn được đảng ta gọi là: “Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo

3- Tiên phong hội nhập
So với các tôn giáo khác, Công giáo là cộng đồng dân cư đa sắc tộc, đa quốc nhất. Trải dài từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam , hơn 175 nước và vùng lãnh thổ có bà con Công giáo sinh sống, nhưng tập trung một tỷ lệ lớn nhất ở các nước phương Tây. Chính vì sợi dây liên lạc này, nên ngay cả khi cấm đoán đang ở vào thời điểm cao trào thì cộng đồng Công giáo vẫn duy trì liên lạc với các tín hữu của mình ở ngoài biên giới quốc gia.

Những công trình Công giáo nguy nga, rộng lớn dành cho việc thờ tự đã là một nét văn hóa không thể tách rời từ lâu của nền văn hóa Việt Nam . Việc xây dựng các công trình đó đã đem đến cho Việt Nam những quan niệm ban đầu về một lĩnh vực mới về kiến trúc và xây dựng hiện đại… thoát ra khỏi những quan niệm xây dựng tranh tre lá nứa hoặc vôi cát từ lâu đã in sâu đậm trong quan niệm người Việt.
Cùng với đó, những nhà truyền giáo ngoại quốc vào Việt Nam khiến nhu cầu học tập ngôn ngữ nước ngoài cũng đã dần dần xuất hiện và cổ vũ cho sự tìm hiểu thể giới bên ngoài bắt đầu từ những cá nhân trong chính Công giáo như Nguyễn Trường Tộ

Việc sinh hoạt cộng đồng đã từng bước thay đổi cách sinh hoạt truyền thống của người Việt. Cùng kiến trúc là âm nhạc, hội họa là những môn nghệ thuật mới tạo ra sự khác biệt trong sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Việt xưa. Thông qua những sinh hoạt như vậy, người Việt Nam vượt qua được chính những định kiến, những tư tưởng cục bộ địa phương… đó được coi là những mầm mống đầu tiên cho sự hội nhập của đất nước sau này.

Cũng cần nói thêm, cuộc di cư vĩ đại từ Bắc vào Nam năm 1954 hầu hết là bà con Công giáo. Sau năm 75, là cuộc di tản vĩ đại sang các nước không cộng sản, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là bà con Công giáo. Một tỷ lệ lớn người Việt ở Mỹ là bà con Công giáo. Họ là người có điều kiện tiếp cận với thể chế văn minh, dân chủ phát triển ở trình độ cao.

Khi nhà nước Việt Nam mở cửa, họ là những người đầu tiên về nước hoặc là gửi ngoại tệ về giúp thân nhân ở trong nước. Cùng với đó là hàng hóa, dịch vụ... Điều này giúp cho Việt Nam giảm căng thẳng về sự khan hiếm kéo dài trong những năm bao cấp. Hơn thế là cách thức tổ chức làm ăn, cách thức tổ chức đời sống và ý thức chấp hành pháp luật của một xã hội pháp quyền.
Có thể nói, cộng đồng công giáo là những người tiên phong hội nhập.

Trên đây là những cảm nhận được của riêng tôi, có thể các bạn có những phát hiện khác, xin mời có ý kiến tham gia!

Phan Thế Hải

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010

Chữ Công Giáo

Chữ Công Giáo


Kính thưa Quí Vị,
Kính thưa những ai quan tâm tranh luận về chữ "Công Giáo"

Kể ra cũng là một điều rất hay, xin cám ơn những ai đã vì bức xúc ý nghĩa của chữ "Công Giáo" mà đem ra bàn cãi, tranh luận bao nhiêu năm tháng nay.

Tại sao có tình trạng tranh luận mãi về chữ "Công Giáo". Ai cũng hiểu sở dĩ có sự tranh luận dai dẵng mãi là vì nhiều lý do:

1- Có người hiểu lầm chữ Công Giáo do TT Ngô Đình Diệm lợi dụng mình là tổng thống một quốc gia đem đạo của mình biến thành đạo của nước.

2- Có người hiểu lầm chữ công chỉ có nghĩa là thuộc về đất nước mà thôi.

3- Có người cho rằng đạo Công Giáo VN dành một mình trước các tôn giáo khác mà tôn cao đạo giáo mình lên trong đất nước Việt Nam hầu hạ thấp các tôn giáo khác xuống.

4- Cũng có người thấy chữ Công Giáo sao mà nó xinh đẹp hơn mấy chữ đạo Gia Tô, Da Tô, Thiên Chúa Giáo, nên sinh kình địch chống dối với hy vọng hảo là truất phế chữ "Công Giáo". Thật ra chữ Công Giáo không có ý nghĩa cao cả, vĩ đại như chữ Thiên Chúa Giáo đó chứ. Nhưng không thể dùng chữ Thiên Chúa giáo cho đạo Chúa Giêsu thuộc Giáo hội La Mã được, vì bị lẩn lộn với bao đạo khác cũng thuộc Thiên Chúa Giáo.

Nếu đạo Tin Lành đặt tên như vậy, có nghĩa là các phái khác là Tin dữ hay sao? Chính Thống Giáo đặt tên như vậy tỏ ra khinh các giáo phái khác là Bất chính hay sao?

Xin lỗi mà thưa rằng thật ra người hiểu lầm chữ CG là người hơi có óc thiển cận, tị hiềm, thiếu hiểu biết thôi chứ chẵng phải là cố đả kích gì đạo giáo CG. Vì Đạo Công Giáo không phải chỉ là đạo của một quốc gia. Đạo Công Giáo là Đạo của Đức Chúa Trời, Đạo Thiên Chúa. Vậy xin hỏi Trời với quốc gia cái nào trọng hơn.

Chính ra chữ Thiên Chúa Giáo rất là uy nghị đẹp đẽ, nhưng vì có rất nhiều đạo Thiên Chúa Giáo có trước đạo Công Giáo như đạo Do Thái, Đạo Mahomed của người Ả Rập, Đạo Trời của dân tộc Á Đông.... Tuy rằng Đạo Thờ Trời của Á Đông không có tổ chức thành một hiệp hội, cũng như đạo Ông Bà chúng ta cũng vậy, cá nhân và gia đình nào thì lo giữ Đạo Trời, Đạo Ông Bà cho bản thân và gia đình nấy.
Các vua chúa các nước Á Châu vì quá coi trọng Thượng Đế, nên chỉ dành việc thờ cúng Đạo Trời, tế trời cho mình, và chỉ coi vua là con Trời thôi, không cho phép dân được quyền xưng là Con Trời hay Thiên tử.

Chính vì trước Chúa Giêsu (công nguyên) đã có nhiều Đạo Thờ Trời như vậy nên đạo do Chúa Giêsu sáng lập đành phải chọn một tên khác. Người Âu Châu đặt tên là Catholicisme, các hệ phái ly khai mổi hệ tự do đặt một tên theo ý mình, ví dụ như Tin Lành, Chính Thống Giáo, Anh Giáo (tức quốc giáo đó), Đạo Thệ Phản vv....

Riêng các LM người Âu Châu khi qua Việt Nam, họ đã nghiên cứu về chữ nho, chữ hán, chữ nôm (là quốc ngữ của VN 3, 4 thế kỷ trước), nên họ rất giỏi về Hán học, Nôm học. Sự hiểu biết của họ có thua gì các học giả VN thời bấy giờ. Họ hiểu tường tận ý nghĩ từng chữ từ nguồn gốc sâu xa của nó và đã làm nên những quyển Tự điển đầu tiên rất xưa cho nền văn học của chúng ta. Ngày nay tìm cho được một Tự điển xưa là rất khó, và chúng trở thành rất quí báu.

Do sự thông thái về Hán họ, Nôm học của các nhà truyền giáo Âu Châu mà họ đã tìm ra một chữ có nghĩ là "chung cho cả hoàn vũ" là chữ "CÔNG".

Thưa quí vị, nếu có ai hiểu lầm chữ "Công" thuộc về quốc gia, thì đó là một việc sai lầm, và điều đó làm giảm giá trị chữ "CÔNG" trong ý nghĩ của chữ đạo Công Giáo. Vì sao tôi nói như vậy?

Thưa quí vị, nếu đạo Công Giáo mà chỉ là một đạo quốc giáo Việt Nam thì là một đạo giáo nhỏ nhoi quá, không đúng và không xứng đáng cho đạo Công Giáo của Chúa Giêsu là Thiên Chúa của chúng tôi lập ra.

Không, đạo Công giáo của chúng tôi là một đạo chẵng những là một tôn giáo của toàn thể thế giới, mà còn là một tôn giáo của Toàn Thể Vủ Trụ gồm cả Hoàn Vủ trên Trời và trên Trái Đất. Như vậy, vì đó là sự thật.

Vậy những ai có lòng ngại ngùng, hay sợ sệt, hoặc là có ý ganh tị chút nào (xin lỗi nếu tôi nói sai) về việc các LM Âu Châu từ trước và người CG hiện nay gọi là đạo Công Giáo làm cho họ sinh bực mình, ác cảm thì tôi xin thưa rằng : Đạo Công Giáo không hề bao giờ muốn hay cần là đạo của một quốc gia dầu lớn hay nhỏ. Vì đạo Công Giáo của chúng tôi là đạo của cả hoàn vũ, của cả Vũ trụ vô biên, đạo do Đức Chúa Trời lập ra, đạo từ trên Trời đi xuống, đổ xuống trần gian.

Tất cả đạo chúng tôi lấy ĐỨC TIN làm tiêu chuẩn trên hết. Ai không có ĐỨC TIN không vào đạo được. Và ai không có đức tin thì không thể tin đượ gì cả, suy luận với trí nhỏ bé hạn hữu của con người chỉ là vô ích. Đã không tin gì cả mà đem ra lý luận, tranh luận, bàn tán thì là chuyện mâu thuẩn. Vì càng tranh luận càng đi đến chổ sai lầm, đến làm cho chúng ta tự nghĩ mình chẵng biết tôn giáo là gì. Vì đạo Công giáo không phải chỉ thường tình con người như một bài toán đố cao cấp, cũng không phải tầm thường như một sự phát minh về khoa học....

Vì sao tôi nói như vậy? Xin thưa rằng dù toán học, khoa học, vũ trụ học, tâm lý học, thần học... cao cấp đến đâu cũng không thể giải thích được Đức Tin của đạo Công Giáo. Chỉ có một cách làm cho con người giải thích được đạo Công Giáo : Đó là sự MẶC KHẢI của đấng Thiên Chúa toàn năng, đó là sự LINH ỨNG THÁNH THIÊNG, đó là ƠN THÁNH SỦNG của đấng Thượng Đế ban cho mới có được.

Để kết luận tôi xin tóm gọn rằng chữ "CÔNG" trong chữ đạo "CÔNG GIÁO" có nghĩa là hoàn vũ vĩ đại, là vũ trụ vô biên. Chữ Công Giáo không hề nằm trong lãnh vực quốc gia với biên giới dù là nước Hoa Kỳ, Canada rộng lớn hay nước Việt Nam của chúng ta nhỏ bé. Vậy xin quí vị an tâm về chữ "CÔNG" hoàn vũ vượt bực trong tên gọi đạo Công Giáo của chúng tôi mà vì mặc cảm không gọi cho đúng nghĩa. Xin cám ơn.

Rất trân trọng,

BÁC SĨ NGUYỄN THỊ THANH
2010/9/8 Bac Si Nguyen Thi Thanh bacsi.nguyenthithanh@gmail.com

__________________________________________________
Đôi nét về
HỘI THÁNH CÔNG GIÁO



1. Danh xưng và ý nghĩa

Danh xưng Hội Thánh không có nghĩa là cac thành viên là thánh, mà vì Đấng sáng lập là THIÊN CHÚA, CHÚA GIÊSU KITÔ.



Công Giáo có nghĩa của mọi người, phổ quat, rộng mở, đại lượng, rộng lượng, khoan hồng, thuộc về Thiên Chúa. Công Giáo không phải là quôc giáo như một số người hiểu sai, và cũng không phải là thế giới giáo. Công Giáo vượt ra ngoài thế giới hữu hình.



Hội Thánh Công Giáo gồm: 1) Hội Thánh Khải Hoàn, là các thánh đang hưởng hạnh phúc trên thiên đàng với THIÊN CHÚA. 2) Hội Thánh Chiến Đấu, là những người Công giáo đang sống ở trần gian, phải chiến đấu với ma quỷ, xac thịt, thế gian. 3) Hội Thánh Thanh Luyện, là những linh hồn còn phải chịu thanh luyện trong Luyện ngục. Sau thời gian thanh luyện, những linh hồn này đuợc về thiên đàng.



Chúa Giêsu Kitô: “Cac con hãy đi khăp thế gian, rao giảng những gì Ta truyền cho cac con”.



Tình yêu của THIÊN CHÚA rộng ban cho muôn dân. Người Công Giáo có bổn phận sống yêu thuong, và mang yêu thương đến với mọi người không phân biệt họ là ai, kể cả với kẻ muốn hại mình, muốn giêt mình.



2. Nền tảng

Thiên thần Gabrien đến gặp Trinh nữ Maria và loan báo cho Maria biêt ý muốn của THIÊN CHÚA, thì Trinh nữ trả lời: “Tôi là tôi tớ của THIÊN CHÚA, tôi xin vâng lời THIÊN CHÚA như sứ thần truyền”. THIÊN CHÚA đã nhập thể, nhập thế qua cung lòng Trinh nữ Maria từ giây phut đó.



Năm 30 tuổi, Chúa Giêsu Kitô đi rao giảng chân lý, và chọn 12 môn đệ. Chúa Giêsu Kitô chọn một người trong nhóm 12 để trông nom Hội Thánh, và tiêp tục sứ mạng của Ngài ở trần thế. Ngài chọn Simon và gọi là Phêrô, có nghiã là tảng đá: “Phêrô, trên tảng đá này, Thầy xây Hội Thánh của Thầy mà quyền lực hỏa ngục không thắng nổi. Thầy trao cho con Chià Khóa Nươc Trời; dưới đât con cầm buộc, trên trời cũng cầm buộc; dưới đât con tháo gỡ, trên trời cũng tháo gỡ.” Mt16:18-19.



Phêrô là vị đại diện Hội Thánh của Chúa ở trần gian, và ngày nay chúng ta gọi là Giáo Hoàng. Vị đuong kim Giáo hoàng là Bênêđictô 16.



3. Bí Tích

Hội Thánh có 7 Bí Tich. Ở đây tôi đề cập đến 3 Bí tich quan trọng để được cứu rỗi.



3.1 Rửa Tội

Rửa Tội là Bí tich nhập môn, dành cho những ai muốn gia nhập Hội thánh. “Anh em hãy đi khăp thế gian rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Ai tin và chịu Phép Rửa sẽ được cứu độ; ai không tin sẽ bị án phạt” Mc16:15-16



3.2 Giải Tội

"Vào buổi chiều, nơi các tông đồ đang sống, các cửa đều đóng kín vì các ông sợ người Do Thái. Chúa Giêsu Kitô đến đứng giữa cac ông và nói: ‘Bình an cho anh em’. Nói xong Người cho cac ông xem tay và cạnh sườn Người. Các tông đồ vui mừng vì thấy Chúa đã sống lại. Chúa lại nói: ‘Bình an cho anh em, như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em.’ Nói xong, Chúa Giêsu Kitô thổi hơi vào các ông và bảo: ‘Anh em nhận lấy Chúa Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha. Anh em cầm buộc tội ai, thì tội người ấy bị cầm buộc.” John 20:19-23.



3.3 Thánh Thể

“Trong bữa ăn, Chúa Giêsu Kitô cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra trao cho cac môn đệ và nói: ‘Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy’. Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho cac môn đệ và nói: ‘Anh em hãy uống chén này, đây là máu Thầy, máu Giao Ươc đổ ra cho muôn dân được ơn tha tội” Mt26:26-28



4. Trinh nữ Maria

Nói đến Hội Thánh Công Giáo là phải nói đến Trinh nữ Maria, vì những đặc ân Thiên Chúa ban cho Trinh nữ:



4.1. “Kinh mừng Maria đầy ơn phuc, THIÊN CHÚA ở cùng Bà. Bà sẽ thụ thai và sinh một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả và được gọi là Con Đấng Chí Cao”. Lc1:28-32



4.2. “Bở đâu tôi được Thân Mẫu của Chúa tôi đến với tôi.” Lc1:43

(Lời của Bà Elizabeth, được ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần đã nói ra với Trinh nữ Maria)



4.3. “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay hêt mọi đời sẽ khen tôi diễm phuc, vì Đấng Toàn Năng đã ban cho tôi bao điều cao cả.” Lc1:48-49



4.4. Lời xin vâng của Trinh nữ Maria, khi nge thiên thần Garbrien nói lên ý muốn của Thiên Chúa, là Trinh nữ đã cộng tac với thượng trí của Thiên Chúa. Giả dụ Maria có chêt ngay giây phut sinh Chúa Giêsu, thì Trinh nữ cũng xứng đáng được xem là đã cộng tac với Thiên Chúa trong chương trình cứu chuộc nhân loại.



4.5. “Thấy thiếu rượu, Trinh nữ Maria nói với Người: ‘Họ không còn rượu uống.’ Chúa Giêsu đáp: ‘Điều đó có liên quan gì đến mẹ và con. Giờ con chưa tới". Giờ của Chúa chưa tới, thế mà vì yêu quý Mẹ Maria, Chúa Giêsu đã làm nươc hóa thành rượu...



Với tình yêu và đặc ân của THIÊN CHÚA dành cho Trinh nữ Maria, người Công giáo băt chươc Chúa Giêsu, dành cho Trinh nữ Maria sự tôn kính đặc biệt.



5. Cac giáo phái tôn thờ Chúa Giêsu Kitô

Cac giáo phái tôn thờ Chúa Giêsu Kitô, là do sự tách ra từ Hội Thánh Công Giáo. Nói cach khac, Hội Thánh Công Giáo có trươc, vì do chính Chúa Cứu Thế Giêsu Kitô sáng lập.



*
Ngày nay Hội Thánh Công Giáo có thần dân ở khăp nơi, có tổ chức quy củ, kỷ luật, và có ảnh hưởng khắp thế giới. Nhưng cũng chính vì sự lớn mạnh đó, Hội Thánh cũng có lắm kẻ gen get muốn triệt hạ. Những kẻ gen get muốn triệt hạ Hội Thánh là ma quỷ, cộng sản, và những kẻ gian ác; nhưng chúng sẽ phải tủi nhục, vì Đấng Toàn Năng đã nói:

"PHÊRÔ, TRÊN TẢNG ĐÁ NÀY, THẦY XÂY HỘI THÁNH CỦA THẦY MÀ QUYỀN LỰC HỎA NGỤC KHÔNG THẮNG NỔI"



NguyễnHyVọng

Edit post