Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Thế nào là tử đạo

Thế nào là tử đạo


Thế nào là tử đạo

§ Lm Phaolô Nguyễn Văn Tùng

The_Christian_Martyrs_Last_Prayer.jpg

Một người được gọi là vị Tử Ðạo (Martyr) khi liều mạng sống của mình để minh chứng cho Chân Lý hoặc sự xác thực của Ðức Tin Kitô Giáo. Chữ tử đạo đã bắt nguồn từ chữ Hy Lạp “Martus”, có nghĩa là chứng nhân (Witness) và được Thánh Augustine diễn giải rằng: “Chính vì lý do tại sao, chứ không phải sự đau khổ đã làm nên việc tử đạo” (Martyrem non facit poena, sed causa) (Epist. 89.2).

Nhưng chỉ trong sự phát triển của các giáo huấn Kitô Giáo mà chữ CHỨNG NHÂN đã mang một ý nghĩa đặc biệt hơn. Theo thuyết Giu Dêu (Judaism), của dân Do Thái (Israel), thì tử đạo được coi như một việc đạo đức cá nhân đối kháng lại sự dữ, hoàn hảo hóa nạn nhân và được dùng như sự nêu gương đạo đức cho dân được Chúa chọn. Ðối với Epictetus, trong “Các hành động của những người Tử Ðạo dân ngoại và những cuộc độc thoại” (The Acts of the Pagan Martyrs and the Soliloquies), thì tử đạo mang ý nghĩa như tác động của một triết gia, không những ông đã giảng dạy bằng lời, nhưng còn xác định sự thật trong lời dạy của mình bằng hành động, đặc biệt nêu sự khác biệt đối với những hoạt động của đam mê, kinh nghiệm thế tục, và ngay cả sự chết.

Ðức Giáo Hoàng Clement I (khoảng năm 96 AD), trong một tông thư sau thời các thánh Tông Ðồ (Postapostolic Epistle), đã dùng chữ CHỨNG NHÂN để diễn tả sự chịu đựng của các Thánh Phêrô và Phaolô trong những đau khổ của các Ngài. “Phêrô đã chịu đau khổ vì việc bị ghen tương bất chính...và vì đã tự minh chứng nên đã được vào nơi vinh quang” (5.4); còn “Phaolô đã nêu ra gía đắt của sự chịu đựng...Ngài dạy sự công chính cho toàn thế giới, và minh chứng trước những nhà lãnh đạo...và đã đi từ thế giới này đến chốn linh thiêng” (5.5,7). Tương quan giữa hai sự kiện trên đã nhấn mạnh đến sự chịu đựng của các Thánh Tông Ðồ mạnh mẽ đến độ gần như mang ý nghĩa của sự lạnh cảm, không còn biết đau đớn là gì. Các ngài đã lãnh đạm với sự đau khổ là vì đức tin mạnh mẽ của các ngài, hơn là dấu hiệu của sự thật về lãnh đạm đó.

Ðối với Thánh Ignatius of Antioch (khoảng năm 116), ý nghĩa của Kitô giáo về sự Minh Chứng Ðức Tin vào Chúa Kitô là Thiên Chúa, đã được hiểu như là Ðổ Máu Mình Ra. Tuy nhiên Thánh Ignatius đã dùng hai chữ Người Mô Phỏng (Imitator) và Môn Ðệ (Disciple) thay vì Ðấng Tử Ðạo, vì ngài nghĩ rằng vị tử đạo là người đã bắt chước được Chúa Kitô cách hoàn mỹ trong sự đau khổ và cái chết của Ngài.

Trong cuộc tử đạo của Ðức Giám Mục Polycarp (khoảng 155), những chữ đấng tử đạo (martyr) và sự tử đạo (martyrdom) đã mang trọn vẹn ý nghĩa của việc minh chứng rằng sự sống và chết của Ðức Kitô là chính thực của Con Thiên Chúa. Những chữ đó dần dần đã được dùng để diễn tả những đau khổ và truyền thuyết về các đấng tử đạo. Những người đã minh chứng đức tin và chịu cực hình, nhưng không tử đạo, thì được gọi là vị tuyên xưng đức tin (confessor).

Shepherd of Hermas thì nói rằng những người đã chịu “đau khổ vì danh Con Thiên Chúa thì được tôn vinh, và tất cả mọi tội lỗi của họ cũng được cất đi.” Tác giả của “Lá Thư gửi Diogetus” nhấn mạnh rằng sức can đảm phi thường của các đấng tử đạo và những hi sinh vĩ đại của họ chỉ có thể giải thích bằng việc biểu dương sức mạnh của Thiên chúa, đã hoạt động trong và qua các ngài. Các đấng tử đạo chắc chắn được hưởng Nhan Thánh Chúa, điều này đã được diễn đạt trong các bản văn của các Thánh Perpetua và Felicity (Passio), của Thánh Justin Martyr (Dial. Tryph. 110.4), cũng như của nhà thần học Tertullian (Apol. 50.13) và của Lactantius (Div. inst. 5.13.11).

Giáo Hội đã được hưởng nhờ công ơn các đấng tử đạo rất nhiều. Tuy nhiên sự tôn kính các ngài đã không được phát triển nhanh đủ. Các Kitô hữu thời sơ khai chỉ làm một nghi lễ đơn sơ và một nơi an táng riêng biệt cho các ngài. Thánh tử đạo, đã có xương thánh được tôn kính đầu tiên và hằng năm có lễ kính, là Thánh Polycarp of Smyrna. Các Thánh “Thần học gia” như Jerome, Augustine, Theodoret of Cyr và Cyril of Alexandria đều lên tiếng bênh đỡ việc tôn kính này.

Ông Tertullian đã cho việc tử đạo là một nghi thức rửa tội lần thứ hai (secunda intinctio), vì sự tử đạo đã tẩy sạch mọi tội lỗi và làm cho đấng tử đạo được hưởng triều thiên muôn đời. Thánh Origen (254) thì viết rằng sự tử đạo là một chứng cớ của Kitô giáo, không những chỉ vì các Kitô hữu đã chứng tỏ họ có thể chết vì Ðức Tin, nhưng bởi vì sự thách đố cái chết của người Kitô hữu đã là bằng chứng hiển nhiên của sự chiến thắng trên sức mạnh của sự dữ, và sự minh xác về cuộc sống lại đã làm cho họ vượt qua được những đau khổ. Vì vậy, đời sống của đấng tử đạo là một hoàn thành của việc cố gắng tiến tới hoàn hảo của người Kitô.

Ðối với Thánh Clement of Alexandria (213), việc chuẩn bị cho sự tử đạo cũng như sự tử đạo trong việc chịu đựng các đau khổ thì tương đương với việc đổ máu mình ra vì Chúa. Thánh Origen đã nhìn nhận rằng có biết bao nhiêu Kitô hữu đã chịu tử đạo hằng ngày trong thâm tâm bằng sự chấp nhận vác thánh gía theo sau Ðấng Cứu Ðộ (Hom. in Num.10.2).

Ðể đối phó với các lạm dụng trong việc tôn kính các Ðấng Tử Ðạo cách thái qúa, Thánh Augustine đã thay đổi sự nhấn mạnh đến những đau khổ và cực hình mà các ngài đã phải chịu bằng việc nghiên cứu thêm về vị tử đạo. Thánh Nhân cho rằng vị tử đạo cũng là người tuyên xưng đức tin trong Chúa Kitô bằng việc hoàn bị hóa các nhân đức và sống một đời sống hoàn toàn phù hợp với những giáo huấn tinh thần của Giáo Hội.

NHỮNG ÐIỀU KIỆN ÐỂ ÐƯỢC GỌI LÀ TỬ ÐẠO

Ðể được gọi là vị tử đạo, một Kitô hữu phải thực sự chịu đựng những đau khổ, đang chết dần hay bị xử tử, vì đã làm chứng nhân cho Ðức Giêsu Kitô.

Có ba điều kiện thiết yếu, thứ nhất, đời sống thể lý đang đi dần đến cái chết; thứ hai, kẻ làm cho người Kitô hữu phải chết, thực sự rất ghét đời sống Kitô Giáo và Chân Lý; cuối cùng, cái chết đã được người Kitô hữu chấp nhận một cách tình nguyện để minh chứng đức tin.

Như vậy, trường hợp thứ nhất, những người hăng say muốn chết cho Ðức Kitô hoặc chọn lựa và chấp nhận một đời sống đau khổ vì Ngài, thì, một cách chuyên môn, chưa phải là tử đạo. Kế đến, những người chết vì truyền nhiễm, hoặc do hậu quả chấp nhận sự sống nguy hiểm vì Chúa, hoặc vì hy sinh cho khoa học, cho quốc gia, hoặc vì những động lực khác, vì nhầm lẫn hay tự tử đều không được kể là tử đạo. Sau hết, những người chưa đến tuổi trưởng thành để có thể lý luận được, hoặc bị giết ngoài ý muốn, cũng không được kể là tử đạo.

Ðó là giáo huấn tổng quát của các nhà thần học, mặc dù sự tranh luận vẫn chưa đi quá quyết định rằng cần phải có sự ý thức của lương tâm trong việc chọn lựa kỹ lưỡng, (điều kiện thứ ba).

Nhà thần học Cajetan, một cách riêng biệt, đã chấp thuận rằng một người có thể tử đạo trong khi đang ngủ, và cũng trong cùng một lý luận, ông thêm rằng những trẻ em chưa được rửa tội cũng được cứu rỗi vì đức tin của cha mẹ chúng. Ðiều đó minh chứng việc Giáo Hội tôn kính các Thánh Anh Hài như những Ðấng Tử Ðạo mà không đòi hỏi những phép lạ, đồng thời phù hợp với giáo huấn rằng việc đổ máu đã thay thế cho nước tuôn ra từ Phép Thánh Tẩy.

Có những Ðấng Tử Ðạo đã chết trong sự trực tiếp minh chứng cho các chân lý của Ðức tin (in odium fidei). Nhưng cũng có những Ðấng khác, như các Thánh Gioan Baotixita (John the Baptist) và Maria Goretti, đã hiến dâng đời của họ để bảo vệ nhân đức Kitô Giáo. Hoặc cũng có những vị chấp nhận cái chết để bảo vệ huấn lệnh và kỷ luật của giáo Hội, như các Thánh Thomas of Canterbury và John of Nepomuc. Trong các trường hợp này, các nhà thần học đã theo hai phương pháp để quyết định rằng những Ðấng đó đã chịu tử đạo. Thứ nhất, phương pháp thông thường của Giáo Hội với các nguyên tắc và điều kiện đã nêu ở trên. Thứ hai, theo Thánh Ambrose thì tất cả những sự thật (dù là sự thật gì và do ai thực hiện) trong Chúa Thánh Thần, đều sẽ được nhận ra nhanh chóng là những chứng nhân anh hùng, qua cái chết như những Kitô hữu tử đạo.

Những người đã chết vì bất trung, hoặc theo bè rối (heresy), hoặc theo ly giáo (schism), dù là họ rất được kính trọng vẫn không được kể là tử đạo. Ngay cả những nhà truyền giáo ngoài Công Giáo (non-Catholic) đã chết vì rao giảng Lời Chúa vẫn không được kể là tử đạo Công Giáo.

Sự tử đạo đã được các nhà thần học luân lý chấp nhận như một hành động chính yếu của nhân đức can đảm chịu đựng (Fortitude). Sự bao hàm của việc minh chứng căn bản và cuối cùng của tình yêu đối với Ðức Kitô dưới danh nghĩa nhân đức luân lý, có thể phần nào giải thích được những lý do phương thức. Nhưng hành động anh hùng đã được khám phá từ cơ quan tình cảm của con người, và cũng từ đó mà những đau khổ và kinh sợ được chế ngự bằng những nhân đức chính yếu như tôn giáo, đức tin và nhất là, đức ái. Chính nhờ những giáo huấn liên tục của Giáo Hội mà tình yêu cao độ của người Kitô đã được biểu lộ để minh giải cho sự tội lỗi (dù đã được rửa tội hay chưa) cũng như tha thứ tất cả mọi lỗi lầm, đồng thời ân xá tất cả những hình phạt tạm, để rồi được hưởng triều thiên và hào quang vinh hiển muôn đời.

(Theo New Catholic Encyclopedia)

Lm Phaolô Nguyễn Văn Tùng

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Những thần đồng gốc Việt lừng danh trên thế giới






Tin Đa Chiều - Đăng ngày: 12:31 PM - 22/06/2011


Bên cạnh các nhà khoa học vĩ đại thì chính những “cậu nhóc, cô nhí” này đang tô điểm cho tài năng và trí tuệ của người Việt trên trường quốc tế.

Description:   Description: J.H.Nguyễn hiện đang rất thành đạt tại nước Mỹ
J.H.Nguyễn hiện đang rất thành đạt tại nước Mỹ

Đến từ Canada, Mỹ, Đức những nơi khác xa nhau về mặt địa lý, ngôn ngữ…. Thế nhưng, có một điều chắc chắn là họ cùng mang trong mình dòng máu Việt Nam, đó chính là người con của đất nước hình chữ S. Điều đặc biệt, mỗi người con xa xứ ấy, là một kỳ tài hiếm thấy, những hiện tượng trên thế giới và là những thần đồng trong mắt bạn bè, người thân.
Bây giờ, chúng ta cùng điểm danh những cái tên đang làm rạng rỡ cho quê hương, đất nước này nhé!

James H. Nguyễn – Chàng trai tốt nghiệp cao đẳng hạng danh dự năm 14 tuổi
James H. Nguyễn, hiện nay đã 28 tuổi, đang là bác sĩ chuyên khoa tim tại bệnh viện University Medical Center (UMC). Anh sẽ được khắc tên vào Bảng Vàng Danh dự Đại Học Santa Ana năm 2011.
H. Nguyễn đã tốt nghiệp hạng danh dự với bằng cao đẳng môn sinh vật học năm 1998 khi chỉ mới 14 tuổi. James H. Nguyễn lên đại học University of California, Irvine năm 14 tuổi, và mỗi học kỳ, anh đều lọt vào danh sách sinh viên xuất sắc. Từ năm 2000 đến 2002 và cho đến khi được nhận vào trường y St. George’s University, anh làm phụ giáo môn sinh lý học tại ĐH Santa Ana.
Năm 2009, bác sỹ gốc Việt này vượt qua 420 thuyết trình viên đến từ những bệnh viện hàng đầu của Mỹ như Mayo Clinic và Walter Reed Army Medical Center, giành quán quân (National American College of Physicians Champion), với nghiên cứu so sánh phương pháp chụp quang tuyến đa chiều, và với phương pháp thử nghiệm gắng sức trên bệnh nhân đau ngực ở mức nguy hiểm thấp.


Nguyễn Tường Khang – cậu bé được mời thỉnh giảng tại trường đại học ở tuổi 12
Nguyễn Tường Khang sinh ngày 31/2/1999, là một học sinh lớp 6 của trường tiểu học Hunters Woods ở Fairfax. Năm lên 8 tuổi, cậu bé được bố ghi danh cho học về diễn thuyết trước công chúng, tại Câu lạc bộ những diễn giả trẻ (YSC).
Tại cuộc thi tài năng diễn thuyết tổ chức vào năm 2010, với chủ đề giáo dục dành cho lứa tuổi từ 11 đến 19, do Hiệp Hội Thăng Tiến cho Người Da Màu bảo trợ và được tổ chức tại thành phố Suffolk (Virginia). Nguyễn Tường Khang đã lọt vào top 4 trong vòng chung kết và xuất sắc trở thành người chiến thắng, với bài thuyết trình “Hòa bình có ý nghĩa thế nào với tôi”. Tuy nhiên, cậu bé lại nổi danh nhất với bài hùng biện về giáo dục. Những ý tưởng của Tường Khang được coi là đánh giá bổ sung vào bài phát biểu về giáo dục của Tổng thống Obama, đồng thời truyền đạt cho các bậc phụ huynh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục.

Description: Description: 2011062
Tường Khang cùng các thí sinh trong cuộc thi hùng biện

Cậu bé gốc Việt Nguyễn Tường Khang, 12 tuổi, vừa được trường đại học ở bang Virginia mời làm giáo viên thỉnh giảng, thuyết giảng môn thuyết trình mỗi tuần 4 giờ.
Thông tin về thần đồng nhí gốc Việt này đang được lan truyền với tốc độ cực nhanh trên trang chia sẻ Youtube trong những ngày gần đây. Được biết, với mỗi giờ thuyết giảng, Khang được trả 250 USD (khoảng 5 triệu VNĐ).
Bên cạnh việc học hùng biện, thần đồng 12 tuổi này còn biết chơi đàn violon, cờ vua và đặc biệt rất giỏi võ, sắp lên đai đen Thái cực đạo và đai xanh của Wushu. Năm 7 tuổi, Khang từng dự thi bơi lội Swim-a-thon để gây quỹ. Cậu bé cũng đang theo học tiếng Việt tại trường Việt ngữ Thăng Long.


Nam Nguyễn – 12 tuổi và danh hiệu vô địch trượt băng nghệ thuật Canada
Nam Nguyễn được Canada ca tụng là thần đồng và là niềm hy vọng đoạt huy chương ở Thế vận hội mùa Đông 2018 của làng trượt băng nghệ thuật nam Canada.
Nam Nguyễn đã đoạt danh hiệu vô địch Canada đầu tiên dành cho lứa tuổi nhi đồng vào năm 2007, khi mới 8 tuổi. Hai năm sau đó, Nam Nguyễn ẵm tiếp hai giải dành cho lứa tuổi lớn hơn, trong khuôn khổ giải vô địch trượt băng nghệ thuật Canada là Pre-Novice, rồi Novice. Đây là vận động viên nam trẻ tuổi nhất ở Canada giành được danh hiệu vô địch ba năm liên tiếp.

Description: Description: 201106201
Đất nước Canada đang bị cuốn hút theo từng vũ điệu của đôi chân Nam Nguyễn

Nam Nguyễn sinh ngày 20/5/1998 tại Ottawa, Canada, cao 1m50 – nặng 35 kg.
Ngày 20/1/2011 tại Giải vô địch trẻ quốc gia Canada tổ chức tại Victoria, British Columbia, Nam Nguyễn đã trở thành nam vận động viên Canada trẻ nhất từ trước đến nay đoạt danh hiệu vô địch ở tuổi 12.
Cùng với những thành tích ở các giải đấu, Nam còn được mệnh danh là nghệ sĩ biểu diễn trượt băng nghệ thuật chỉ 35 kg, nhưng dạn dĩ và thu hút nhất trên sân băng. Nam Nguyễn đã từng biểu diễn chung với những vận động viên tầm cỡ thế giới như: Even Lysacek – Vận động viên Mỹ đạt huy chương vàng Olympic 2010, vô địch thế giới 2009; Patrick Chan – Vận động viên 3 lần vô địch Canada.


Đinh Đình Hải Hoàng – Huy chương vàng Karate quốc tế lứa tuổi 13
Sinh năm 1995, cậu bé Đinh Đình Hải Hoàng ở bang Mecklenburg, Đức, đã giành được huy chương vàng karate quốc gia, khi mới 8 tuổi. Năm 2007, Hoàng giành huy chương vàng karate thế giới dành cho lứa tuổi U13. Năm 2009, cậu giành huy chương bạc karate thế giới U15.

Description: Description: 201106202
Chàng trai vàng của thể thao nước Đức

Sau nhiều lần kiểm tra sát hạch, Hải Hoàng được cấp chứng chỉ đai đen khi tròn 13 tuổi. Hải Hoàng được công nhận là huấn luyện viên karate trẻ nhất Đức.
Thành tích của Hải Hoàng khiến cậu được nhiều báo Đức đưa tin. Hình ảnh của cậu cũng được in trong danh sách các võ sĩ trẻ tài năng và có nhiều triển vọng. Hoàng đang học lớp 9 và là thành viên của đội tuyển quốc gia Đức.


Wendy Võ – thần đồng âm nhạc thông thạo 11 ngôn ngữ
Bé Wendy Võ được mọi người gọi là thần đồng, bởi bé đã biết tự soạn nhạc cho riêng mình từ năm lên 6 tuổi. Tới nay, bé đã soạn được hơn 40 bản nhạc. Bé cũng đã được mời làm hội viên danh dự trẻ tuổi nhất của hội nhạc sĩ, tác giả và xuất bản nhạc của Hoa Kỳ vào năm 2007.
Bé Wendy Võ tên tiếng Việt là Võ Thị Ngọc Diễm, bé sinh năm 1999 tại Charlotte, bang North Carolina.

Description: Description: 201106203
Wendy Võ là một kiểu mẫu toàn diện của thiếu niên thế giới

Ngoài năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc, bé Wendy rất thích học ngoại ngữ và có thể nói lưu loát được 11 ngôn ngữ khác nhau như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, Bồ Đào Nha, tiếng Nga…
Bé Wendy được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 10 thiếu niên kiểu mẫu vào năm 2008. Theo Forbes, những thiếu niên được chọn trong danh sách các nhân vật kiểu mẫu của họ ở độ tuổi từ 8 đến 18. Đó là những cá nhân chăm chỉ, có tính cống hiến, và không chỉ làm điều gì đó chỉ để thu hút sự quan tâm của báo chí hay tìm kiếm danh lợi mà họ được thôi thúc bởi những động lực mạnh mẽ hơn.


Jacquelyn Ngô – họa sĩ thiên tài tí hon của châu Úc
Ông Stven Alderton, giám đốc Trung Tâm Mỹ Thuật Casula Powerhouse nói: "Tôi nghĩ là các bức tranh nhỏ có thể bán với giá hàng trăm USD, trong khi các bức tranh lớn có thể bán với giá hàng ngàn đô la". Đó chính là những lời đánh giá cho tài năng của Jacquelyn, một cô bé người Úc gốc Việt.

Description: Description: 201106204
Jacquelyn Ngô và tác phẩm của “cô nhóc” đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều chuyên gia hội họa.
Jacquelyn đã từng đoạt giải thưởng Hội họa dành cho nhi đồng của thành phố Liverpool. Các tác phẩm của thần đồng này sẽ được trưng bày tại phòng triển lãm của hội đồng thành phố Liverpool cùng các tác phẩm sơn dầu của 29 họa sĩ nhí nổi tiếng khác.
Các chuyên gia tin rằng, Jacquelyn sẽ có một tương lai hứa hẹn và có thể đoạt các giải thưởng hội họa lớn Archibald hay Moran của Úc.

Theo KÊNH 14

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

10 phát minh hữu ích nhất năm 2011




10 phát minh hữu ích nhất năm 2011



Trong vòng 5 năm trở lại đây, thời báo Popular Science, một cơ quan ngôn luận về Khoa học uy tín của Mỹ đã tổ chức trao 10 giải thưởng phát minh khoa học hàng năm cho các phát minh trên toàn thế giới. Vừa qua, 10 giải thưởng cho những cống hiến khoa học nhân loại 2011 đã được công bố, tất cả không chỉ tỏ ra hữu ích mà còn đầy thú vị.

1. Tay giả Stark Hand

Được sáng tạo bởi nhà sáng chế kĩ thuật Mark Stark, chiếc tay giả Stark Hand là một liệu pháp y học mới mẻ sáng giá, thay thế cho chiếc móc nhân tạo mà những người khuyết tật cụt tay vốn vẫn dùng trước nay. Được phát triển trong 7 năm liền, chiếc tay có thể thực hiện nhiều cử động linh hoạt và phức tạp như bắt bóng hay cầm một cốc rượu.
2. Găng tay bọc thép chuyên dụng cho cảnh sát

Đối với cảnh sát và các nhân viên an ninh, ngoài việc bắt sống tội phạm nhanh chóng, giữ an toàn cho bản thân cũng là điều quan trọng tương đương. Được trang bị một núm đấm chứa dòng điện gây choáng cao thế, một máy camera quan sát, một kim bắn tia la-ze và một đèn flash, chiếc găng tay bọc thép the Body Guard được thiết kế chuyên dụng cho cảnh sát dùng trong những tình huống đụng độ vũ lực như vậy. Phát minh này được thiết kế bởi David Brown, nhà quay phim, dựng phim kiêm sản xuất phim người Mỹ.
3. Máy in mini cầm tay Print Brush

Chỉ nặng chưa đầy nửa kg, chiếc máy in cầm tay có tên PrintBrush (Chổi in) của nhà thiết kế người Thụy điển Alex Breton có thể đựng được trong một túi xách tay và giúp in chữ hoặc hình ảnh kĩ thuật số lên trên các mặt phẳng như gỗ, vải và nhựa. Thiết bị này hoạt động giống một con chuột vi tính hơn là một chiếc máy in. Để thực hành, người dùng chỉ cần lướt Chổi in qua mẩu giấy cần in, thiết bị sẽ chỉ mất 10 giây để in mực lên trang giấy. Phát minh đã được phát triển trong vòng 11 năm liền.
4. Ván trượt tuyết đáp đất an toàn

Hai nhà phát minh trẻ tuổi người Anh Aaron Coret và Stephen Slen đã sáng tạo ra tấm ván trượt tuyết đáp đất an toàn có tên Katal Landing Pad 6 năm về trước sau khi Aaron bị chấn thương do một tai nạn trượt tuyết. Tấm ván từng được dùng trong Thế vận hội Olympic mùa đông 2010 này được trang bị một tấm đệm lót khổng lồ giúp cho việc đáp đất của các vận động viên trượt tuyết bớt nguy hiểm hơn nhiều.
5. Kính râm mắt kính động lực học (Dynamic Eye Sunglasses)

Khác với các kính râm thông thường, kính râm của tiến sĩ người Mỹ Chris Mullin được trang bị một miếng dán điện tử bằng thấu kính pha lê tinh thể lỏng giúp ngăn chặn các tia sáng tức thì và làm “mát” ở cả những nơi ánh mặt trời chiếu sáng trực diện gay gắt nhất. Công trình 8 năm này của ông phần lớn được tài trợ bởi Lực lượng hàng không Hoa Kỳ. Cơ quan này dự kiến sẽ sản xuất hàng hoạt kính râm mắt kính động lực học để trang bị các phi công và binh lính quân đội của họ.
6. Mũi dò rệp tí hon

Loài rệp đã trở thành một loại côn trùng tai tiếng trong các căn hộ ở Mỹ từ 10 năm trở lại đây. Định vị được vị trí ẩn nấp của con rệp là một thử thách khó khăn vì chúng có thể lẩn trốn rất kín kẽ trong mọi khe hở. Mũi dò rệp tí hon do kỹ sư Chris Goggin thuộc bang California Hoa Kỳ là giải pháp hữu hiệu cho điều này. Hoạt động như một chiếc mũi loài chó, mũi dò rệp có thể đánh hơi ra chính xác vị trí những con rệp một cách nhanh chóng. Chris Goggin dự định sáng tạo ra những mũi có thể dò được các loài gây hại khác như chuột và gián.
7. Bút thông minh nhận diện các bệnh tiền sinh nở

Hàng năm có khoảng 6,3 triệu phụ nữ và trẻ sơ sinh tử vong vì các vấn đề liên quan đến mang thai hoặc sinh nở. 99,9% trong số các trường hợp tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển nơi phụ nữ không được chăm sóc y tế đầy đủ khi mang thai. Vì vậy Monagle, một sinh viên Đại học cùng các bạn bè của mình đã thiết kế bút thông minh nhận diện các căn bệnh tiền sinh nở một cách chính xác và chi phí thấp hơn nhiều.
8. Máy lọc nước thải thành nước sạch

Có tên là máy Zero Liquit Discharge (ZLD), máy lọc nước thải thành nước sạch của nhà phát minh Namon Nassef giúp lọc các nước thải từ toa-lét của các tàu biển và máy bay bằng cách chưng cất ở nhiệt độ cao, để cuối cùng cho ra một lượng nước sạch hoàn hảo. Máy ZLD đã được cấp bằng sáng chế bởi Lực lượng phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ.
9. Thuyền lướt sóng thể thao siêu nhẹ Kymera

Chiếc thuyền lướt sóng thể thao nhẹ nhất trên thị trường hiện nay nặng khoảng 270kg, trong khi phát minh mới nhất của Jason Wood có tên tàu lướt sóng Kymera chỉ nặng 15,8kg. Thuyền tí hon tiên tiến này giúp các “đại gia” lướt sóng bằng thuyền cá nhân có thể mang vác tiện lợi đến bất kì bãi biển nào. Tốc độ phiên bản cập nhật nhất của Kymera lên tới khoảng 40km/h.
10. Gương đo nhịp tim

Không phải là chiếc gương trong nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, song chiếc gương thần có tên Medical Mirror (Gương y tế) của sinh viên y khoa kỹ thuật Ming-Zher Po thuộc viện công nghệ Massachusetts, Mỹ có thể giúp các bác sĩ đo nhịp tim của bạn mà không dùng đến các thiết bị đo đạc phức tạp khác. Một webcam gắn sau chiếc gương sẽ chụp hình những biến thể khác nhau khuôn mặt người cần đo và thông qua các tính toán toán học sẽ chỉ ra nhịp tim của bạn.

Theo Popsi, Vietnamnet