Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010

Xương Thánh Don Bosco hành hương tới Hoa Kỳ

trạng: Vui vẻ

Xương Thánh Don Bosco hành hương tới Hoa Kỳ

Đăng ngày: 02:22 10-09-2010


Xương Thánh Don Bosco (còn gọi là Thánh Gioan Bosco) hành hương tới Hoa Kỳ

Xương Thánh Don Bosco hành hương tới Hoa Kỳ


BY: L.M. HOÀNG XUÂN VIỆN, SDB.

Thánh Don Bosco sinh tại làng Becchi, bắc nước Ý vào năm 1815 và qua đời năm 1888, đã hy sinh cả cuộc đời cho việc giáo dục giới trẻ nghèo, thất học, các em hè phố, mồ côi v.v. trở thành những Kitô hữu đạo đức, những công dân, những tay thợ lương thiện cho xã hội. Don Bosco đặc biệt có lòng tôn sùng Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể và tôn kính Mẹ Maria dưới tước hiệu Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu. Chính vì thế, ngay khi còn tại thế, ngài đã làm nhiều phép lạ: Bánh Thánh hóa ra nhiều để có thể cho một số đông được rước lễ; Hồng Y, Giám Mục và nhiều giáo dân được khỏi bệnh cách lạ thường; bé gái mù được trông thấy v.v. Nhân dịp kỷ niệm “200 Năm Sinh Nhật Thánh Don Bosco”, Hài Cốt của ngài được hành hương đi khắp năm châu và sẽ kết thúc vào năm 2015.

Khác với những cuộc hành hương thường được tổ chức, những đoàn thể cá nhân đi tới một trung tâm hay một đền để tôn kính vị thánh. Trái lại Xương Thánh Don Bosco được hành hương tới dân chúng. Hài Cốt Xương Thánh Don Bosco được gìn giữ trong một hòm kiếng, còn được gọi là Thánh Quan, trong đó chứa đựng “tượng thi thể” Don Bosco trong tư thế an nghỉ, đắp bằng fiberglass theo đúng hình dáng thi thể đích thực của Thánh Don Bosco còn ướp và lưu giữ tại Đền Thờ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu ở Tôrinô. Thế nhưng cánh tay mặt được lồng vào “tượng thi thể” này, thì thực sự là xương cánh tay mặt của Thánh Don Bosco, cánh tay mà Don Bosco đã làm nhiều phép lạ khi còn sống cũng như phép lành ngài đã từng ban cho dân chúng.

Cuộc hành hương Thánh Quan Don Bosco sẽ được cung nghinh tại 130 quốc gia, bắt đầu khởi hành từ Valdocco, Tôrinô ở bắc Ý ngày 31 tháng 1, 2009. Sau khi hành trình qua nhiều quốc gia, Thánh Quan sẽ vượt biên giới Mêxicô tới San Franciscô, California 12 giờ đêm ngày 11.9.2010 và sẽ được cung nghinh tại những địa danh của Dòng Salêdiêng ở tiểu bang California: Richmond, Berkeley, Watsonville, Los Angeles, Rosemead và Bellflower cho tới ngày 18.9.

Thánh Quan Don Bosco tiếp tục hành trình từ California tới thành phố Marrero và Harvey, tiểu bang Louisiana ngày 19.9.2010. Sau đó sẽ đưa đến một số thành phố ở các tiểu bang Florida: St Petersburg, Bell Glade, Miami; Washington DC; New York; Chicago; rồi vượt qua biên giới Canada tới Tôrôntô, Montreal và Surrey.

Nếu quý vị muốn cung nghinh Thánh Quan Don Bosco ở những tiểu bang này, xin vào www.donboscoamongus.org. Quý vị ở California xin vào www.donbosco2010.org rồi nhấn “download.doc” ở phần “updated schedule”, quý vị sẽ thấy tên các thành phố sẽ cung nghinh Thánh Quan và những chi tiết cần biết.

Cuộc hành hương Xương Thánh Don Bosco là một cơ hội cho chúng ta có dịp tìm hiểu, học hỏi cuộc đời và sứ mạng của ngài. Nhờ đó tín hữu sẽ khám phá ra những điều cần thiết để phát huy lòng mến và Đức Tin của mình đối với Thiên Chúa, đặc biệt là tình yêu của cha Thánh Bosco đối với giới trẻ nghèo và kém may mắn.

Cuộc hành hương Thánh Quan Don Bosco cũng là dịp mời gọi các tu sỹ và đại gia đình Salêdiêng Don Bosco hãy noi gương Thày Chí Thánh Giêsu sống đời thánh thiện, sống chứng tá phúc âm như cha Thánh Bosco. Chính vì thế ngày 8 tháng Năm, năm 2009, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ban hành một Sắc Chỉ, thuận ban ơn toàn xá cho những ai tham dự cuộc hành hương này để chiêm ngắm và cầu nguyện trước Thánh Quan Don Bosco.

Tôn kính Di Tích Thánh đã có từ ngàn xưa. Kinh Thánh Cựu Ước có ghi lại truyện Tiên Tri Êlisa: “Khi ông Êlisa chết, người ta đã chôn cất ông. Hằng năm có những toán quân du kích của Moab xâm nhập vào xứ. Xẩy ra là có những người đi chôn cất một người kia, khi thấy một trong những toán quân du kích ấy, họ đã vất xác người chết trên mộ của Êlisa rồi bỏ đi. Người chết vừa đụng phải hài cốt Êlisa thì đã hồi sinh và đứng dậy được.” (2Kings 13:20-21).

Một vài đoạn trong Tân Ước cũng nhấn mạnh đến việc tôn kính thi thể của một vị thánh. Chẳng hạn trường hợp khi Thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết, các môn đệ của ông đến cất tử thi và chôn cất vào một nơi an toàn để tôn kính. Cũng vậy, vào thế kỷ thứ II, khi Giám Mục Polycarp bị thiêu sống vì những tư tưởng đạo giáo của ngài, các đồ đệ đã tới thu nhặt những mảnh xương, đặt trong một ngôi mộ để hằng ngày dâng thánh lễ tại đó. Trong thời kỳ Kitô Giáo bị bách hại tại Rôma, thi thể các vị tử đạo được chôn cất trong các hang toại đạo để hằng ngày giáo hữu tới dâng lễ cầu nguyện. Như vậy các Di Tích Thánh nhắc nhở chúng ta đời sống thánh thiện của một thánh nhân và những sự việc Thiên Chúa đã được thực hiện nơi vị thánh đó. Những Di Tích Thánh còn khuyến khích chúng ta cầu xin Thiên Chúa và vị thánh đó giúp chúng ta sống và giữ vững Đức Tin trong cuộc sống hằng ngày.

L.M. Hoàng Xuân Viện, SDB.

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2010

Hạnh phúc là gì? Tự do là gì?

Hạnh phúc là gì? Tự do là gì?

Đăng ngày: 02:33 03-09-2010
Thư mục: Tổng hợp

Tấn phong Phó tế tại DCCT Sài Gòn: Bài chia sẻ của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh

28/08/10 7:39 PM
Tấn phong Phó tế tại DCCT Sài Gòn: Bài chia sẻ của Đức Cha Micae  Hoàng Đức Oanh

Ngày 28/8/2010, Thánh lễ phong chức Phó tế cho 6 tân phó tế tại Dòng Chúa cứu thế Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng do Đức Cha Micae tấn phong.

Cũng gần đây, khi phong chức linh mục tại đây, có hai vị không được nhà nước đồng ý, vì vậy có Đức cha đã ngại ngần không dám nhận phong chức dù đã nhận lời. Đức cha Micae đã phong chức cho các linh mục này. Sau đó, một số cuộc gặp gỡ của cán bộ với ngài và ngài đã có ý kiến.

Mời quý vị đọc và nghe bài chia sẻ của ĐC Micae trong lễ Tấn phong phó tế ngày 28/8/2010:

Cách đây hai tháng tôi phong chức cho 9 anh em linh mục ở đây, trong đó có hai anh em không được sự chấp thuận của ‘xã hội’. Sau đó chúng tôi có dịp gặp gỡ những vị liên hệ, hôm nay tôi cũng chia sẻ với cộng đoàn một chút không ngoài mục đích để mỗi người chúng ta ý thức rằng chúng ta có ơn gọi, có sứ mạng loan báo Tin Mừng. Khi tôi trình bày ở đây tôi trình bày với tư cách là một người công dân hết lòng với quê hương đất nước này và trong mỗi trường hợp tôi làm thì tôi đặt quyền lợi của quê hương đất nước trên tất cả. Nhưng mà tôi cũng xác tín rằng quyền lợi của quê hương đất nước cũng là quyền lợi của Giáo hội, cũng là quyền lợi của mỗi người chúng ta.

Vì thế trước và sau khi truyền chức tôi có dịp gặp gỡ và trình bày với các vị liên hệ rằng bí tích là của Hội Thánh và truyền chức Thánh cho các tiến chức bên Giáo hội Công giáo làm rất thận trọng. Sau nhiều ngày đào tạo, tìm hiểu, điều tra, tham khảo ý kiến cũng như lời cầu nguyện của không riêng một người mà của cả Hội Thánh. Vì thế khi tôi nói chuyện với cá vị liên hệ tôi cũng nói đây là điều mà cần phải tôn trọng lẫn nhau. Trong các tổ chức, có những phạm vi, lãnh vực mà chúng ta phải tôn trọng không có có giơ tay dài quá đụng đến nhau. Chúng ta cần phải nói để cho mọi người hiểu và giúp cho nhau mỗi ngày hiểu nhau hơn. Nhất là trong hoàn cảnh đặc biệt rất tế nhị, nhảy cảm của Việt Nam chúng ta. Tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta cần phải nói lên để giúp nhau ngày càng hiểu nhau và biết tôn trọng lẫn nhau có như thế thì mới có thể gọi là yêu nước, yêu đồng bào, xây dựng cách thiết thực.

Cụ thể mỗi khi gặp khó khăn tôi nhớ lại câu chuyện cổ tích mà tôi có nhiều dịp nói lên với quý vị ở trung ương cũng như địa phương trên văn bản cũng như là qua cuộc nói chuyện và qua giảng dạy. Hôm nay tôi xin chia sẻ với cộng đoàn, tôi nghĩ rằng đây là một cách để chúng ta cùng nhau suy nghĩ để làm sao để cho mọi người khi tiếp cận với chúng ta ngày càng sát gần nhau hơn để cùng xây dựng dất nước Việt Nam thân yêu chúng ta. Tôi nhớ câu chuyện cổ tích thế này: Một hôm môn đệ hỏi thầy: thưa thầy, hạnh phúc là gì? Tự do là gì? Ông thầy không trả lời. Mấy ngày sau nhà hiền sĩ gọi người đệ tử đi chơi, đến nhại mồ hôi rồi nhảy xuống khúc sông tắm. Khi đang tắm vui vẻ mát mẻ, nói chuyện trời đất mông lung. Thì ông thầy bất thình lình túm tóc của người học trò dí xuống, nó ngộp thở nó ngoi lên. Dí xuống lần thứ hai, nó ngộp thở nó ngoi lên. Ông thầy dí lần thứ ba nó gần chết, nó đạp ổng một cái. Ông thầy buông nó ra, nó ngoi lên, ông thầy hỏi: Con đã hiểu hạnh phúc là gì chưa? Tự do là gì chưa?

Và tôi nói, người có niềm tin tôn giáo cũng như anh đệ tử kia vậy. Người có niềm tin tôn giáo cũng tha thiết được sống với niềm tin của mình. Hệ ai mà ép buộc thì chịu không nổi. Ép lần thứ nhất ráng chịu. Ép lần thứ hai cũng ráng mà chịu. Ép lần thứ ba thì chúng tôi cũng phải đạp (tràng pháo tay dài). Mà khi đạp như thế thì xin đừng ai hiểu là chúng tôi phản động hay là âm mưu lật đổ chính quyền hay diễn tiến này nọ […] Không có đâu, chỉ có muốn thở (…) thôi (tràng pháo tay dài)…

Nhiều khi chúng ta không gặp gỡ nhau hay là nói xa nói gần dễ bị hiểu lầm nhau. Và khi gặp gỡ thì cứ nói thật, nói thẳng với nhau đi, nói một cách chân tình và bác ái. […] đây là một cách mình xây dựng quê hương đất nước một cách hữu hiệu, cụ thể nhất. Hôm nay tôi tới Hội dòng, tôi tới với tư cách là một người yêu đồng bào, yêu nước, yêu quê hương. Và tôi cũng cố gắng làm tất cả những gì để giúp cho mỗi người chúng ta hiểu nhau, gần gũi nhau để cùng xây dựng quê hương đất nước này. Chính vì thế, một lần nữa tôi xin cám ơn cha Giám Tỉnh, cám ơn anh chị em. Tôi tỏ bày một chút tâm với anh chị em hy vọng rằng với ơn Chúa Thánh Thần giúp đỡ, mỗi người chúng ta có thể chu toàn sứ mạng của mình một cách tốt đẹp nhất đó cũng là một cách phục vụ quê hương tốt đẹp nhất. Cám ơn anh chị em.

Video: Bài chia sẻ của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh cuối Thánh lễ phong chức Phó tế ngày 28/8/2010 tại Dòng Chúa cứu thế – Sài Gòn:

Một số hình ảnh Thánh lễ Tấn phong phó tế tại DCCT Sài Gòn: