Thứ Ba, 27 tháng 4, 2010

Ảo Gíac


Các bạn nhìn kĩ hình rồi cho mình ý kiến....:









Còn tấm này,bạn nhìn vào tâm dấu + 1 lát, bạn sẽ thấy cái chớp chớp sẽ chuyển sanh màu xanh lam!!!



Bạn hãy nhìn vào 4 dấu chấm ở chính giữa hình khoảng 10 giây gòy nhìn lên tường sẽ có 1 cái hình hiện ra, đó là hình chúa Jesus...



Tiếp này..









Hình này có mấy cái chấm màu đen?(Nhìn kĩ nhá):






Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

Thông Điệp Đức Mẹ Fatima

trạng: Vui vẻ

Thông Điệp Đức Mẹ Fatima

Đăng ngày: 23:37 25-04-2010
Thư mục: Tổng hợp



Xin hãy cố gắng đọc kỹ, dù bạn không muốn.

Điều chắc chắn là Giáo hội Công Giáo lúc bấy giờ có hứa sẽ chỉ mạc khải bí mật thứ ba này, sau khi những biến cố đã xảy ra (ít nhất là những biến cố đề cập sau đây).

Lời tiên báo thứ 3 – Bí mật Fatima .Và 91 năm đã trôi qua kể từ khi Đức Mẹ hiện ra ở Fatima .
1/ Sau Đức Piô VI, có 12 vị Giáo Hoàng hoàn tất được triều đại của mình.
Đức Gioan Phaolô II là vị thứ mười hai.

2/ Vị tiền nhiệm của ngài (vị thứ 11) có một triều đại rất ngắn : Đức Gioan Phaolô I đã băng hà sau một tháng được bầu lên chức Giáo Hoàng.

3/ Vị Giáo Hoàng thứ 12 có một triều đại dài : Đức Gioan Phaolô II đã trị vì 27 năm, từ 1978 - 2005. Đó là một triều đại Giáo Hoàng dài thứ ba trong lịch sử.

4/ Vị kế tiếp Đức Gioan Phaolô II, theo lời tiên báo, sẽ gây một cuộc cách mạng trong chính Giáo hội Công Giáo ?

Giáo hội cho phép mạc khải bí mật thứ ba của Fatima .

Giáo hội đã cho phép mạc khải cho tín hữu một phần bí mật Fatima . Đức Maria Mẹ Chúa Giêsu đã hiện ra với 3 trẻ nhỏ năm 1917, và cuộc hiện ra này đã được xác định bởi những biểu hiện phi thường, mà hàng chục ngàn người đã chứng kiến. Một trong 3 trẻ còn sống đến những ngày gần đây tên là Lucia (soeur Lucie), nữ tu thuộc Dòng Kín ở Âu Châu. Lúc đầu, chị Lucia đã loan báo thông điệp này cho Đức Piô XII. Khi đọc xong, Đức Thánh Cha đã run và giữ lại bí mật, không phổ biến. Đến Đức Gioan XXIII cũng đã đọc và không phổ biến. Các Ngài đã làm như thế vì các Ngài biết rằng nếu phổ biến bí mật thì sẽ gây hoảng loạn, tuyệt vọng trên toàn thế giới.
Đây là phần khác của mạc khải. Không phải để gây sợ hãi, nhưng chúng ta phải biết để chuẩn bị.

Đức Mẹ đã nói với chị Lucia : “Con xem, Mẹ đã chỉ cho thế giới biết những gì sẽ xảy ra từ năm 1950 đến 2001, nhưng người ta vẫn không quyết tâm thực thi Mười điều răn mà Cha chúng ta đã ban. Satan dẫn dắt thế giới, gieo rắc hận thù và bất hòa khắp nơi, người ta đã làm nên những vũ khí giết người, và trong vòng vài phút có thể huỷ diệt thế giới, một nửa nhân loại sẽ bị huỷ diệt cách khủng khiếp, chiến tranh sẽ bắt đầu. Sẽ có những chống đối giữa các dòng tu với Rôma. Thiên Chúa cho tất cả các hiện tượng tự nhiên như khói, mưa đá, băng giá, nước, lửa, lụt lội, động đất, thời tiết khắc nghiệt, những thiên tai khủng khiếp, những mùa đông cực lạnh dần dần kết thúc địa cầu ; những hiện tượng này sẽ xảy đến chung quanh thập niên 2000. Những người nào không muốn tin thì đây là cơ hội để tin.

Mẹ Chí Thánh của nhân loại đang nói với họ đây :

Hãy thực thi bác ái với người anh em đang cần giúp đỡ. Những kẻ không yêu thương nhau như chính Con Mẹ đã yêu thương chúng, một số kẻ này có thể sống sót, nhưng chúng lại muốn chết, hàng triệu những người này sẽ mất mạng trong vòng vài giây. Loại hình phạt trước mắt chúng ta không thể tưởng tượng được, và chúng sẽ thấy, không ngờ. Chúa chúng ta sẽ phạt một cách khắt khe những kẻ không tin Người, những kẻ chối bỏ Người, những kẻ không dành thời giờ cho Người. Mẹ kêu gọi tất cả những ai đến cùng Con Mẹ ; Thiên Chúa là Đấng cứu giúp thế giới, nhưng tất cả những gì không làm chứng cho lòng trung thành và ngay thẳng sẽ bị huỷ diệt cách khủng khiếp.”

Cha Augustin sống tại Fatima , đã được Đức Phaolô VI cho phép đến thăm chị Lucia, lúc đó đã là nữ tu dòng Kín, không được ra ngoài và tiếp khách. Cha Augustin nói là chị Lucia đã tiếp cha với một trái tim tan nát, chị nói : “Cha ơi, Đức Mẹ rất buồn vì hầu như không ai lưu tâm đến lời tiên báo của Mẹ vào năm 1917 ; những người tốt phải đi vào con đường hẹp, những người xấu sẽ đi vào con đường rộng dẫn đến diệt vong ; xin Cha tin con, sự trừng phạt sẽ sớm đến, có nhiều linh hồn sẽ hư mất, và nhiều quốc gia sẽ biến khỏi mặt đất. Nhưng dầu vậy nếu loài người biết suy nghĩ, và cầu nguyện để trở lại làm việc lành thì thế giới có thể được cứu vãn. Còn ngược lại họ cứ ở trong tình trạng bệnh tật thì thế giới sẽ hư mất vĩnh viễn.”

Đã đến lúc phải truyền đạt thông điệp của Đức Mẹ cho mọi người quen biết, cho bạn hữu, cho bạn của họ và cho cả thế giới biết. Hãy bắt đầu cầu nguyện, nâng tâm hồn lên, hãy ăn năn sám hối, hy sinh hãm mình. Chúng ta đang đến rất gần thời gian cuối cùng và tai hoạ cũng đang đi tới. Chính vì thế, có rất nhiều kẻ đang ở xa sẽ trở về trong vòng tay của Giáo Hội Chúa Kitô. Những nước như Anh, Nga, Trung Quốc tất cả những người chân tu, người Tin lành, đạo sĩ, người Hồi giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, sẽ trở lại và tin vào Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô và trong Mẹ Thánh của Ngài.

Nhưng chúng ta sẽ phải chờ đợi điều gì ? Ở khắp nơi người ta đang nói đến hoà bình và yên ổn, nhưng hình phạt sẽ đến.

MỘT NHÂN VẬT RẤT CAO CẤP SẼ BỊ ÁM SÁT VÀ ĐIỀU ĐÓ SẼ GÂY RA CHIẾN TRANH .(Obama ?)

MỘT ĐẠO BINH HÙNG MẠNH SẼ ĐI NGANG KHẮP ÂU CHÂU VÀ CHIẾN TRANH HẠT NHÂN SẼ BẮT ĐẦU.

Trận chiến tranh này sẽ huỷ diệt tất cả, bóng tối sẽ bao trùm trái đất trong vòng 72 tiếng đồng hồ (3 ngày). Gần 1/3 nhân loại còn sống sót sau 72 giờ đen tối và kinh hoàng này, và những ai bắt đầu sống trong giai đoạn mới sẽ là người tốt. Vào một đêm rất lạnh, 10 phút trước nửa đêm, MỘT TRẬN ĐỘNG ĐẤT LỚN sẽ làm rung chuyển trái đất trong vòng 8 tiếng đồng hồ. Đó là dấu hiệu thứ ba của Thiên Chúa, Đấng cai quản trái đất.

Những người tốt lành, những kẻ loan báo thông điệp, lời tiên tri của Đức Trinh nữ Maria ở Fatima , KHÔNG ĐƯỢC RUN, KHÔNG ĐƯỢC SỢ HÃI, VÀ PHẢI LÀM GÌ ? Hãy quỳ xuống và xin lỗi Chúa. Đừng ra khỏi nhà và không để ai lạ vào nhà, bởi vì chỉ những người tốt lành mới không bị sự dữ thống trị và sẽ được sống sót sau cơn tai hoạ này.

Để cho các con có thể chuẩn bị và còn sống sót như những người con của Mẹ, Mẹ sẽ cho các con những dấu hiệu sau đây :
ĐÊM ĐÓ SẼ LÀ ĐÊM CỰC KỲ LẠNH, CÓ NHỮNG CƠN GIÓ RẤT MẠNH THỔI ĐẾN ; SẼ CÓ NHIỀU LO ÂU VÀ TRONG CHỐC LÁT TRẬN ĐỘNG ĐẤT LỚN BẮT ĐẦU, TOÀN TRÁI ĐẤT RUNG CHUYỂN.

Trong nhà, con hãy đóng hết các cửa ra vào và cửa sổ, không nói chuyện với bất cứ người nào chưa vào trong nhà. Không được nhìn ra ngoài, đừng tò mò, bởi vì đó là cơn giận của Đức Chúa.

Hãy đốt những cây nến đã làm phép, bởi vì trong ba ngày đó không có ánh sáng nào khác.

Sự rung chuyển của trái đất mạnh đến nỗi trục của trái đất sẽ di chuyển từ 20 - 23º, sau đó sẽ trở về vị trí cũ.

Bấy giờ sự tối tăm hoàn toàn bao trùm cả trái đất. Tất cả thần dữ sẽ được thả tự do, chúng gây nhiều điều dữ cho các linh hồn không muốn nghe thông điệp này

Các linh hồn Kitô giáo được chúc phúc nhớ thắp đèn cầy đã được làm phép, hãy chuẩn bị một bàn thờ có Thánh giá để liên lạc với Thiên Chúa và Con của Người, và để van nài lòng thương xót vô biên của Người. Tất cả đều tối đen. Bấy giờ, một cây Thánh Giá huyền nhiệm sẽ xuất hiện trên nền trời nhắc lại giá châu báu mà Con Thiên Chúa đã trả vì yêu thương và cứu rỗi chúng ta.

Trong nhà con, vật duy nhất có thể đem ánh sáng là những cây nến đã được làm phép, mà một khi đã được thắp lên rồi thì không gì có thể dập tắt cho tới khi ba ngày tối tăm chấm dứt. Tất cả phải có NƯỚC THÁNH trong nhà để rảy lên các cửa sổ và cửa ra vào. Chúa sẽ che chở sở hữu của những kẻ Ngài đã chọn.

Hãy quỳ xuống trước Thánh Giá đầy quyền uy của Đức Kitô mà cầu nguyện sốt sắng và hãy nói :

“Lạy Chúa, xin tha thứ tội lỗi chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hoả ngục. Xin dẫn đến bên Chúa tất cả các linh hồn, nhất là những linh hồn nào cần đến lòng thương xót Chúa hơn.”

Ôi Mẹ Maria dịu hiền, xin cầu cho chúng con, chúng con yêu Mẹ, xin cứu thế giới chúng con

Trong khi thời gian còn cho phép, người nào làm thinh sẽ chịu trách nhiệm về nhiều linh hồn bị hư mất do thiếu thông tin. Khi trận động đất ngừng, những người không tin vào Thiên Chúa sẽ chết cách khủng khiếp. Gió sẽ mang hơi độc gieo rắc khắp nơi, không cho mặt trời lộ diện. Có thể chúng con sẽ sống sót sau cuộc đại hoạ này. Đừng quên rằng cơn giận dữ của Thiên Chúa là Thánh, và khi đã bắt đầu, các con không được nhìn ra ngoài vì bất cứ lý do nào, vì Thiên Chúa không muốn cho con cái Người thấy khi Người trừng trị những kẻ tội lỗi cố chấp.

Những người công chính không được run sợ về bất cứ điều gì vào Ngày của Thiên Chúa.

Các con phải hiểu rằng Thiên Chúa sẽ cho phép tất cả điều này xảy ra. Đức Thánh Cha và các Giám mục chờ một thông điệp khác nói về sự thống hối và cầu nguyện.

Hãy luôn nhớ rằng Lời của Thiên Chúa không phải là đe dọa mà là Tin Mừng”.

Xin vui lòng chép lại tin này, và gởi cho tất cả những người bạn quen biết để mọi người có cơ hội thống hối và được sống sót. Chúng ta không biết những người nhận được thông điệp này sẽ tin hay không, nhưng hãy nghĩ rằng nếu Thiên Chúa cho phép thì nó sẽ xảy ra, bởi vì Người muốn điều đó, và dù người đó theo đạo nào. Nếu bạn không tin vào thông điệp này, hãy gởi cho những người khác, điều đó không làm bạn tốn kém chi, và như thế những kẻ tin sẽ có cơ hội để tự quyết định.

Bạn hãy nhớ rằng tất cả điều đó có thể được tránh nếu chúng ta thực hành 10 giới răn mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Đó là 10 điều rất đỗi đơn giản mà nếu chúng ta có thể thực hành được thì chúng ta sẽ đón nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa.

Chị Lucia đã mất ngày 13.02.2005. Từ thập niên hai mươi, người ta đã tiên đoán rằng những lời tiên tri này sẽ được thực hiện… sau khi chị Lucia qua đời.

Sưu Tầm Đ

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2010

Linh Hồn Luyện Ngục Trả Ơn

trạng: Vui vẻ

Linh Hồn Luyện Ngục Trả Ơn

Đăng ngày: 01:37 23-04-2010
Thư mục: Tổng hợp


Chúa Giêsu đã phán: "Hãy dùng tiền của vô nghĩa mà mua chuộc bạn bè, để khi ngươi hết của, họ sẽ đón ngươi vào nơi ở muôn đời" (Lc 16,9).

* Thánh Anphongsô cũng dạy: "Ai cứu giúp các linh hồn Luyện ngục là những con cái rất thân thương của Chúa, người ấy có thể tin tưởng rằng mình sẽ được cứu rõi, bởi nếu một linh hồn được giải thoát nhờ lời cầu nguyện và các việc lành của ai, linh hồn được cứu sẽ cầu nguyện không ngừng cho người đã cứu mình, và Chúa sẽ không từ chối lời cầu xin của bạn thân thiết Người".

1. Các linh hồn cầu bầu cho các ân nhân trước mặt Chúa.
2. Các linh hồn giúp đỡ các ân nhân trong công việc làm ăn đời này.
3. Các linh hồn biết ơn các ân nhân bằng cách giúp phần rõi đời đời.
4. Các linh hồn giúp đỡ các ân nhân khi họ qua đời và trước tòa Chúa phán xét.

Các nhà thần học như Gregoriô, Valencia, Berlaminô, Suarez, Sylviô, và nhiều vị khác đồng ý rằng các linh hồn Luyện ngục cầu bầu cho các tín hữu cách chung, nhưng cầu bầu cho những ân nhân và thân nhân mình còn sống trên trần gian cách riêng.

* Thánh nữ Magarita thành Cortona có lòng thương các linh hồn Luyện ngục lắm. Trong truyện đời thánh nữ, người ta kể rằng: Sau khi qua đời, thánh nữ đã thấy vô số linh hồn mà người đã cứu khỏi Luyện ngục đã mặc hình người đón linh hồn thánh nữ vào thiên quốc.

* Thánh Philip Nêri cũng được nhiều linh hồn con thiêng liêng người hiện ra với người sau khi họ qua đời, hoặc để xin người cầu nguyện, hoặc để cảm ơn người đã cứu giúp. Khi thánh nhân qua đời, một linh mục dòng người được thấy vô số linh hồn đến vây quanh và đưa người vào Thiên đàng.

* Cha Lacordaire, một Linh mục nổi tiếng nước Pháp kể truyện sau đây trong cuốn sách Các Bài giảng về linh hồn bất tử: Một hoàng tử vô thần người Ba lan đã viết xong một quyển sách chống vấn đề linh hồn bất tử . Hoàng tử sắp cho in ra. Ngày kia, ông đang đi bộ trong công viên, một phụ nữ chạy tới qùi xuống chân ông khóc lóc: "Lạy hoàng tử, chồng tôi chết mấy ngày nay, có lễ linh hồn ông ta đang ở dưới Luyện ngục đau khổ, nhưng tôi nghèo không có lấy một đồng để xin lễ cho linh hồn chồng tôi, xin hoàng tử giúp tôi để tôi giúp lại chồng".

Dù không tin có đời sau, hoàng tử cũng mủi lòng và đưa cho bà ta một đồng tiền vàng ông đem theo mình. Người đàn bà mau mắn chạy đến nhà thờ xin lễ cho chồng. Ba hôm sau, vào buổi chiều, hoàng tử đang ngồi nghỉ trong phòng đọc sách vắng vẻ, bận bịu sửa chữa lần chót quyển sách nói trên, bỗng ông nghe có tiếng động đậy, vội nhìn chung quanh, ông đã thấy sừng sừng trước mặt một người ăn vận kiểu nhà quê đang đứng đó. Ngạc nhiên và tức giận, sao lại có người nhà quê vào phòng lúc này khi ông chưa cho phép. Ông đứng dậy đuổi đi ngay. Người nhà quê biến mất. Hoàng tử gọi các tôi tớ đến trách mắng tại sao lại cho người nhà quê vào phòng không xin phép trước. Các tôi tớ ngạc nhiên không biết ai đã vào phòng ông. Họ quả quyết không có khách lạ vào dinh lúc này. Hoàng tử im lặng về phòng, nhưng đinh ninh rằng "Chắc chắn có người đã vào".

Cũng cùng giờ chiều hôm trước, khi ông ta đã quên truyện ấy, người nhà quê lại hiện ra đứng trước mặt ông không nói nửa lời. Lần này hoàng tử nổi giận quát mắng xua đuổi ra ngay. Người nhà quê lại biến mất. Hoàng tử chạy tìm quanh nhà không thấy người ấy đâu. Tôi tớ xục xạo khắp chốn nhưng không ai hiểu ra sao hết. Hoàng tử bắt đầu suy nghĩ, chờ đợi.

Chiều hôm sau cũng giờ ấy, người nhà quê đến nữa, nhưng trước khi hoàng tử nổi nóng đuổi đi thì ông đã lên tiếng: "Thưa hoàng tử, tôi tới đây cảm ơn ngài, tôi là chồng của đàn bà nghèo khổ, ngài đã bố thí cho một đồng vàng để bà ta xin lễ cầu cho linh hồn tôi cách đây mấy bữa. Cử chỉ bác ái của ngài đẹp lòng Thiên Chúa. Chúa cho phép tôi về đây để cảm ơn hoàng tử và quả quyết với ông rằng "có đời sau", và linh hồn người ta không chết. Hoàng tử hãy dùng ơn Chúa ban đây để lo phần rõi đời đời của mình". Nói xong người nhà quê biến đi. Hoàng tử đã chợt bừng tỉnh, ông quyết định không xuất bản quyển sách chống linh hồn bất tử nữa (Charity p. 298).

* Thánh nữ Catarina thành Bologna chứng thực rằng, bất cứ khi nào bà xin Chúa ơn gì, bà luôn nhờ các linh hồn Luyện ngục, và hầu như lần nào bà cũng được ơn xin. Bà thánh thêm rằng, nhiều ơn bà xin các Thánh không được, bà xin các linh hồn Luyện ngục lại được, bà nói: "Khi tôi muốn được ơn nào từ Cha nhân lành, tôi thường xin qua các linh hồn đau khổ trong Luyện ngục, và tôi thường được ơn tôi xin" (Charity p. 299).

* Đấng Đáng kính Frances Thánh Thể rất hay cứu giúp các linh hồn quả quyết rằng: Các linh hồn giúp đỡ bà trong mọi nơi nguy hiểm và cho bà biết ma quỉ đặt ra cạm bẫy để cám dỗ bà. Một linh hồn hiện ra nói rằng: "Quỉ dữ tìm mọi cách hại bà, nhưng đừng sợ, chúng tôi che chở bà". Linh hồn khác nói rằng: "Chúng tôi cầu cho bà hằng ngày. Khi ai nhớ tới chúng tôi, chúng tôi cũng nhớ tới và cầu bầu cho họ trước mặt Chúa, nhất là chúng tôi xin cho họ được ơn trung thành phụng sự Chúa và được ơn chết lành" (Charity p. 299).

* Thánh nữ Brigitta, trong cơn ngất trí nghe thấy nhiều linh hồn kêu lên: Lạy Thiên Chúa Toàn năng, Chúa thưởng gấp trăm lần cho những ai giúp đỡ chúng con bằng lời cầu nguyện, bằng việc lành, để chúng con được về hưởng Tôn nhan Chúa".

* Cha thánh Gioan Vianey nói: "Các linh hồn Luyện ngục có thần thế chừng nào đối với Trái Tim nhân lành của Chúa, nếu chúng ta biết đã nhận bao nhiêu ơn lành do các linh hôn cầu bầu, ta sẽ không quên cầu cho các ngài". Thánh nhân nói thêm: "Ta phải cầu thật nhiều cho các linh hồn Luyện ngục, để các linh hồn Luyện ngục cầu nhiều cho ta" (Purgatory p. 339).

* Đấng Đáng kính Crescentia có thói quen cầu xin các linh hồn Luyện ngục giúp đỡ, và bà quyết chắc rằng bất cứ khi nào bà ước muốn được Chúa ban ơn gì đặc biệt, bà cũng được nhận lời.

* Bà Bề trên Macrina kể lại truyện này cùng Đức Giáo Hoàng Piô thứ 9, ngài truyền thuật lại cho mọi người nghe như sau: Năm 1843, những người bắt đạo Công Giáo thời Cêzar Nicholas nhốt chúng tôi vào tù, bắt nhịn đói và bắt uống nước pha muối, để bởi khát khô cổ mà chị em chúng tôi phải bỏ đạo. Hai ngày đầu cơn khát nước hành hạ chúng tôi khổ sở lắm, da và môi chúng tôi se lại.

Trong nơi khổ sở này, chúng tôi nhớ đến cơn khát của các linh hồn Luyện ngục nóng nảy rát rúa và khát nước hằng sống gấp bội chúng tôi. Chúng tôi liền sấp mặt xuống đất cầu nguyện cho các linh hồn ấy. Chúa đã thương chúng tôi, bởi mấy ngày sau cũng bị bắt nhịn đói và uống nước muối, nhưng chúng tôi không thấy đói khát nữa. Tới ngày thứ bảy người ta mở cửa tù ra và tưởng chúng tôi ù chạy tới vòi nước uống cho giải khát, nhưng chúng tôi lại xin chịu khát để kính 7 sự đau đớn Đức Mẹ Đồng Công cứu chuộc. Người quản tù ngạc nhiên và rất tức bực, lớn tiếng quát hỏi người canh tù tại sao kết quả xảy ra trái ngược như vậy, tại sao chúng tôi không chết, hay là chúng tôi có phù phép gì đây? Nhưng không, chính Chúa, Đức Mẹ, các linh hồn Luyện ngục đã cứu giúp chúng tôi (Charity p. 306).

* Một thiếu nữ nghèo nhưng được học giáo lý từ ngày còn nhỏ. BỞI nhà nghèo cô phải đi ở mướn. Cô có thói lành là tháng nào cũng xin lễ cho các linh hồn Luyện ngục. Khi rời miền quê theo ông chủ lên ở tỉnh thành, cô cũng vẫn giữ thói quen đó. Hơn nữa chính cô đi dự lễ hợp lời cầu nguyện với linh mục chủ tế để cầu cho các linh hồn sắp được ra khỏi Luyện ngục. Chúa muốn thử lòng cô gái nghèo bằng một cơn bệnh. Không những cô đau đớn bởi bệnh, cô còn bị mất việc làm và tiêu xài hết cả món tiền nhỏ đã dành dụm được. Khi khỏi bệnh, túi cô chỉ còn một đồng bạc. Làm sao bây giờ? Cô ngửa mặt cầu xin Chúa ban cho chỗ làm khác. Nghe nói có một nhà cuối phố muốn tìm người ở mướn, cô liền tìm đến xin việc làm. Khi đi được nửa đường, gặp nhà thờ, cô vào để kính viếng Chúa.

Cô nhớ lại cả tháng nay không được dự lễ, nên nảy ra ý định lấy đồng bạc cuối cùng xin lễ cầu nguyện cho các linh hồn, nhưng bụng đói quá làm sao chịu được. Cuối cùng cô vào phòng mặc áo lễ với niềm tin "Chúa biết mọi sự, bởi vinh Danh Chúa, Chúa không bỏ con". Cô đã xin một lễ cầu cho linh hồn Luyện ngục, rồi cô sốt sắng dâng Thánh lễ đó.

Dự lễ xong cô tiếp tục đi về cuối phố, phó thác tương lai cho Chúa. Đang khi cô lủi thủi bước đi thì một thanh niên dáng vẻ xanh xao đi ngược chiều. Gặp cô, chàng hỏi: "Có phải cô đang đi tìm việc làm không? Cô cứ đến nhà đường này, số này, vào tìm bà này... bà ta sẽ nhận cô và xử tử tế với cô". Nói xong chàng biến đâu mất, cô chưa kịp cám ơn chàng. Tìm đến đúng đường và đúng số nhà, cô ấn chuông cổng. Một cô gái khác đã bị bà chủ đuổi, sắp phải ra đi, vẻ tức giận càu nhàu ra mở cổng nói xẵng: "Vào mà gõ cửa, bà ta sẽ mở cho!" Rồi cô ta xách gói đồ của mình đi thẳng ra phố.

Bà chủ nhà nghe tiếng gõ cửa, ra mở và thấy cô thiếu nữ nghèo, bà hỏi ai chỉ cho mà biết đường tới đây xin việc. Cô thật thà kể lại tình cảnh. Thấy truyện hay hay, bà bảo cô kể lại từ đầu, kể xong cô nhìn bức ảnh trên tường reo lên: "A! Thưa bà, chính anh này bảo con tìm đến nhà bà". Bà chủ nhà rất xúc động thấy cô nhà nghèo có lòng thương các linh hồn , đã bỏ ra đồng bạc cuối cùng để xin lễ, và như có sức thúc giục, bà ôm chầm lấy cô, nói trong nghẹn ngào: "Con ơi, con không phải là người làm mướn của ta, con là con ta. Chính con trai ta đã chỉ cho con tới đây, nó chết hai năm nay rồi, và con đã cứu nó. Ta tin rằng nó về chỉ lối cho con. Từ nay hai chúng ta sẽ hợp nhau cầu nguyện cho các linh hồn Luyện ngục chóng lên Thiên đàng (Charity p. 307-309).

* Công tước Eusebiô sống vào thế kỷ 13 kể truyện sau thật lạ lùng. Siêng cầu nguyện cho các linh hồn Luyện ngục ông chưa coi là đủ, ông còn dành một phần mười lợi tức để cứu giúp các linh hồn. Đến sau xảy ra một cuộc chiến gay go giữa phần đất của ông và vua đảo Silicia. Quân ông bị vây hãm rất gắt đến nỗi ông nghĩ phải bỏ thành chạy thoát thân. Sáng hôm sau ông thấy một đạo quân đông đúc chừng 4 ngàn chiến sĩ đồng phục trắng, cỡi ngựa và đeo binh khí hùng hậu không rõ từ đâu tới giúp. Chính vua đảo Sicilia cũng trông thấy như vậy, nên đã bằng lòng ký hiệp ước hòa bình với công tước Eusebiô.

Công tước này tạ ơn Chúa và Tướng quân đã đến giúp. Vị Tướng đạo quân vô danh nói với công tước rằng: "Những người lính ông thấy đây hầu hết là những linh hồn Luyện ngục ông đã cứu. Chúa cho chúng tôi hợp thành đoàn quân tới giúp ông. Xin ông tiếp tục cầu nguyến cứu giúp các linh hồn. ông càng cứu được nhiều linh hồn thì trên Thiên đàng ông càng có nhiều người phù hộ. Trên đó họ sẽ xin Chúa chúc phúc lành cho hồn xác ông (Charity p. 310).

* Cha Lui Monaco rất thương các linh hồn Luyện ngục. Lần kia ngài đi bộ một mình qua khu rừng vắng, miệng lẩm bẩm đọc kinh Mân côi cầu cho các linh hồn như thói quen mọi khi đi đường. Lúc ấy, có hai tên cướp chờ sẵn trong bụi rậm tính giết khách bộ hành cướp của. Bất ngờ khi chúng đến gần thì gặp ngay lúc các linh hồn Luyện ngục đến giúp ân nhân. Các ngài kết tay bao quanh cha Monaco thành một vòng tròn. Hai tên cướp không hiểu người đâu tự nhiên đến đông như thế, chúng hoảng sợ nháy nhau vội rút lui thật lỊ vào rừng rậm. Thế là cha dòng được thoát nạn. (Charity p. 310)

* Một người đã được thoát chết lạ lùng kể lại: Ông này rất tôn sùng Đức Nữ Đồng Trinh và hay cầu nguyện cho các linh hồn Luyện ngục. Ông có thói quen tối nào cũng đọc kinh Cầu Đức Bà để cầu cho các linh hồn. Một hôm, đọc kinh vừa xong ông lên giường nằm ngủ và ngủ rất say sưa mệt mã. Trong xóm này có mấy người ghét ông bởi một lý do nào đó, từ lâu, họ đã tính giết ông. Tối hôm ấy chờ ông đi ngủ, họ bẻ khóa cửa, rón rén đi vào chỗ ông nằm. Thấy áo vắt trên ghế, nhìn vào giường không thấy ông ta đâu, chung quanh cũng không có. Lạ thật, tức giận đầy đầu, kẻ thù ông chán nản bảo nhau ra đi. Thì ra Chúa, Đức Mẹ đã che mắt không cho chúng thấy để giết ông đêm đó.

Mấy ngày sau, bọn kẻ thù bàn định trở lại giết cho được mới thôi. Tối hôm ấy, ông ta đi đâu, mệt mã trở về phòng, đọc kinh như thường lệ, nhưng đọc mới nửa kinh cầu Đức Bà, ông đã bỏ đi ngủ. Quan sát kỹ càng, kẻ thù mừng thầm bảo nhau vào chỗ ông nằm. "Lần này không chạy đâu được nữa con ơi". Đúng vậy, ông ta đang nằm dài trên giường, nhưng kỳ thật, sao ông ta bị chặt làm đôi, khúc đầu biến đâu mất, còn lại có khúc từ bụng trở xuống đang nằm đó. Hoảng sợ, mấy tên sát nhân bảo nhau bỏ chạy lập tức.

Sáng hôm sau mấy kẻ thù rất bỡ ngỡ khi thấy người mình định giết tối hôm qua vẫn còn sống lành mạnh đang đi ngoài phố như không có chuyện gì xảy ra hôm qua. Họ tưởng ông là ma. Sau khi hỏi han và thú thật dự tính định giết ông, và bắt ông kể lại lý do. Ông đã kể lại và nhận ra rằng bởi có lòng thương giúp các linh hồn Luyện ngục nên Chúa đã cứu, nhưng bởi ông đọc nửa kinh cầu Đức Bà nên chỉ có nửa mình được giấu đi. Cả đôi bên đều tạ ơn Chúa Đức Mẹ và các linh hồn Luyện ngục (Charity p. 312).

* Một người kia buôn bán thế nào mà hàng hóa còn ứ đọng rất nhiều trong sáu bảy năm trời, đến nỗi như sắp bị vỡ nợ. Ông ta đã xin một số lễ cầu cho các linh hồn Luyện ngục xin cứu giúp. Lời cầu đã được nhận, hàng hóa sau một thời gian vắn đã bán hết và thoát khỏi cảnh vỡ nợ, mất nhà, dịp tiệm (Charity p. 315).

* Đức Giáo Hoàng Benedictô thứ 8 kể như sau: Cha thánh Anphongsô Lotesi thuộc dòng Tên, bị cám dỗ rất nặng nề về đức khiết tịnh, ngài đã cố gắng mọi cách để giữ mình khỏi sa ngã chước cám dỗ ấy. Ngài chạy đến cầu khẩn cùng Đức Mẹ là Đức Nữ Đồng Trinh vẹn sạch. Đức Mẹ hiện ra dạy ngài sốt sắng cầu nguyện cho các linh hồn Luyện ngục, ngài vâng nghe lời và được khỏi cơn cám dỗ (Charity p. 321).

* Một người khá giả kia là ân nhân lớn của các linh hồn Luyện ngục. Đêm kia khi ông đang ngủ thì có người đánh thức bảo phải đi xưng tội ngay, càng nhanh càng tốt, bởi tử thần sắp đến rước ông. Ông ta đã nghe lời đi xưng tội, rước Mình Thánh Chúa và đã chết đúng như lời người lạ loan báo. Chúa đã thương ông bởi ông đã thương các linh hồn (Charity p. 321).

* Chân phúc Frances Năm dấu thường liên lạc mật thiết với các Thiên thần và các linh hồn Luyện ngục. Trong tiểu sử đời bà kể chuyện sau đây có bằng chứng xác thực rằng: Bà kia là bạn của Chân phúc đã làm ơn nhiều cho Chân phúc khi còn sống. Sau khi bà bạn chết, Chân phúc đã dâng một thời gian dài cầu nguyện, hy sinh, làm việc lành chỉ cho bà ân nhân. Một lần, khi Chân phúc cầu nguyện, bà ta hiện về tỏ cho biết nhiều điều về tương lai. Chân phúc hỏi về những kinh nguyện mình dâng lên Chúa có giúp ích gì cho bà bạn không? Bà bạn trả lời rằng: "Tất cả những công phúc lời cầu đều ở trong tay Đức Mẹ, nhờ Đức Mẹ rộng ban, bà ta được an ủi rất nhiều và được giảm bớt ngày tháng chịu phạt". Chân phúc còn hỏi về một điều nghi ngờ không biết những sự đau đớn bà chịu do những bệnh nạn chỉ cho bà bạn, bà có được ích gì không? Bà này trả lời: "Ồ, ngay lúc bà chịu đau đớn ở trần gian, Thiên thần chuyển cho tôi sự vui sướng Thiên đàng. Khi bà hết đau, tôi lại phải chịu khổ ". Sau ít ngày, bà ân nhân hiện về cảm ơn Chân phúc đã cứu mình khỏi Luyện ngục (Charity p. 322).

* Sơ Magarita Ebner dòng Thánh Đaminh, rất thân thiết với các linh hồn Luyện ngục. Bà đã hy sinh cầu nguyện và cứu được nhiều linh hồn. Bà rất muốn tiến nhanh trên đường trọn lành kính mến Chúa, nên xin với các linh hồn cách riêng về chủ ý này. Các linh hồn đã trả ơn bà. Chính bà khuyến khích rằng: "Nếu ai muốn tiến tới trên đường trọn lành, hãy nhờ các linh hồn Luyện ngục cầu bầu cho, các linh hồn sẽ giúp được như lòng mong ước" (Charity p. 321).

* Một Linh mục nói rằng, nhiều năm làm cha xứ, ngài nhận thấy các học sinh lớp giáo lý rất khó nhớ bài học. Ngài đã xoay xở mọi cách để giúp các trẻ em mà kết quả rất kém. Lưỡng lự bởi thấy trẻ em ngoan ngoãn, không lẽ không cho chúng xưng tội rước lễ lần đầu. Nhớ lại đã đọc mấy chuyện về các linh hồn Luyện ngục giúp đỡ, ngài liền bảo các em sáng tối đọc kinh cầu nguyện chỉ cho các linh hồn Luyện ngục xin giúp các em nhớ bài giáo lý. Kết quả rực rỡ, khi khảo bài, các em không những trả lời được các câu hỏi, mà còn trả lời một cách rất xuôi xắn nữa (Charity p. 322).

* Tại đô thành Paris nước Pháp, có người Công Giáo kia tìm hết cách để khuyên ông già bạn sắp chết ăn năn xưng tội. Cố gắng khuyên bao nhiêu lần mà ông già gân vẫn cứng lòng từ chối. Sau cùng ông nghĩ tới một cách là hứa xin một số lễ cho các linh hồn mồ côi cô độc nhất trong Luyện ngục, xin các ngài giục lòng ông già kia ra mềm mà chịu xưng tội rước lễ như của ăn đàng trước khi chết. Thật lạ lùng, chính ngày cuối đời, ông già đã được ơn đón nhận các Bí tích cuối cùng và chết lành bình an (Charity p. 333).

* Truyện sau đây xảy ra năm 1884 tại Florence nước Ý, một người Công Giáo tên Parrini theo hội kín Tam điểm. Ông ta đã viết chúc thư rằng, sau khi đấu kiếm với người bạn, nếu ông ta có bị thương, thì cũng không linh mục, mục sư bất cứ đạo nào được quyến dụ ông ăn năn. Sau khi ông chết, chỉ có gia đình và bạn bè được đưa xác, không cần nghi lễ tôn giáo nào hết.

Tới gần ngày định đấu kiếm, ông lại viết một chúc thư khác giống như chúc thư ông ta đã viết hai năm trước. Lập trường cứng rắn không thay đổi. Không tin tưởng tôn giáo, thánh thần nào hết.

Sau 16 hiệp đấu kiếm, ông ta bị thương nặng, chắc chắn chết tới nơi. Người ta khiêng xác hấp hối ông về nhà. Biết mình không qua khỏi, ông nói với bà bạn đi bên cạnh: "Bà làm ơn đi mời linh mục cho tôi, đi thật nhanh, tôi muốn gặp linh mục, tôi chắc chắn muốn gặp, bà đi thật nhanh cho tôi, tôi muốn gặp linh mục".
Khi cha xứ vào phòng ông đang nằm, ông vui như gặp vị sứ giả từ trời xuống. Hai người nói truyện riêng xong, cha xứ ra mời hai người vào làm chứng. Cha xứ đã hỏi ông ta có bằng lòng từ bỏ hội Tam điểm, có chừa đấu kiếm, có rút lại các bài báo nhục mạ Giáo hội không? Ông đã mạnh dạnh tuyên bố trước tượng Chúa để trên ngực, trước cha xứ và hai chứng nhân rằng ông xin từ bỏ hết, ông xin rút lại di chúc chị, xin mọi người tha thứ và cầu xin Chúa tha thứ cho ông ta. Bản tuyên bố từ bỏ này còn giữ lại tại Văn khố Tòa Tổng Giám Mục Giáo phận.

Sau đó ông ta được xưng tội, rước Mình Thánh Chúa. Ông ghì chặt Thánh giá trên môi nài xin ơn tha thứ. Ông chịu các phép Bí tích cuối cùng thật sốt sắng làm mọi người Công Giáo hay không, đang đứng đó cũng phải cảm động. Ông giục lòng tin cậy mến ăn năn tội và cầu xin Đức Mẹ cứu giúp. Cha xứ xức dầu xong, ông tắt thì khi còn đang kêu tên cực trọng Giêsu Maria và ôm Thánh giá trên ngực.

Người này được ơn trở lại là nhờ ai? Là bởi từ đáy lòng ông ta chưa bỏ hẳn đức tin mà bà Mẹ đạo đức đã dạy ông hồi còn nhỏ. Và dù bên ngoài ông chống đạo nhưng ông vẫn hay làm việc bác ái, giúp đỡ người nghèo và các linh hồn Luyện ngục cách rộng rãi. Trong thời gian nhập hội kín Tam điểm, ngày nào ông cũng đọc kinh Vực sâu cầu cho các linh hồn. Mọi khi nghe có người bạn qua đời, ông liền đọc kinh Vực sâu cầu cho họ. Ông đã được chết trong Giáo hội là nhờ các linh hồn Luyện ngục bầu cử cho (Charity p. 336-338).

* Linh mục Henry người nước Bỉ kể rằng: Sau khi thụ phong linh mục, ngài được cử đi dạy học và giảng đạo tại nước Đức. Ở đâu cha cũng tỏ ra là người bạn tốt của các linh hồn Luyện ngục, và thường được các linh hồn tỏ ra biết ơn. Một lần ở Cologna, sau khi dự đám táng của thầy dòng Phanxicô, cha Henry tiếp tục cầu cho thầy và cho các linh hồn Luyện ngục (Charity p. 338).

Thầy dòng Phanxicô mới qua đời được phép hiện về cảm ơn cha Henry, bởi nhờ lời cầu của ngài mà thầy chỉ phải ở Luyện ngục nửa ngày. Bây giờ thầy được lên Thiên đàng với 24 linh hồn khác cũng nhờ lời cha cầu nguyện cho.

Khi cha Henry được cử đi Wimpfen dạy học, người ta nói với cha có một người mới qua đời, khi còn sống người này đã muốn vào dòng Thánh Đaminh, người này đã giúp nhà dòng rất nhiều, coi như một đại ân nhân của dòng. Cha Henry thương cầu cho ông ta hằng ngày. Tới ngày giáp năm qua đời, ông ta hiện về với người bà con, nhờ người này đến cảm ơn cha Henry đã cầu nguyện cho mình được thoát Luyện ngục.

Sau cùng khi cha Henry gần qua đời, ngài bị bệnh rất đau đớn, nhưng ngài đã được biết trước, nên rất nhìn nhục chịu đựng. Ngài bình tĩnh chờ Đức Mẹ và các linh hồn Luyện ngục đến. Lúc ngài tắt thì, một bà già đã được thấy ngài lên Thiên đàng với 336 linh hồn khác cùng lên với ngài (Charity p. 339).

* Một giáo dân đạo đức tại miền Britany nước Pháp rất hay cầu nguyện cho các linh hồn, ông mắc bệnh sắp chết. Người ta mời cha xứ tới cho ông lãnh các Bí tích cuối cùng. Bởi mệt quá, cha xứ đã nhờ cha phó đi thay mình. Khi cha phó tới cho ông ta xưng tội, xức dầu, rước mình Thánh Chúa rồi trở về nhà. Khi đi qua nghĩa địa gần nhà xứ, ngài nghe tiếng gọi lớn: "Hỡi những kẻ chết, chỗi dậy, tới nhà thờ cầu nguyện cho đại ân nhân chúng ta mới qua đời, chúng ta mắc nợ, bởi ông hay cầu nguyện cho chúng ta!"

Cha phó bỗng thấy cửa nhà thờ mở ra và trên cung thánh thắp nến sáng, và ngài nghe có tiếng từ bàn thờ gọi kẻ chết đến cầu nguyện. Rồi ngài nghe tiếng ồn ào các bộ xương cử động bước ra khỏi mồ, xếp hàng đi vào nhà thờ hát kinh cầu cho kẻ chết. Hát xong, các bộ xương lại im lặng trở về mồ mình tại nghĩa địa, nến nhà thờ tắt hết, chung quanh im lặng hãi hùng. Tái mặt sợ hãi, run rẩy, cha phó chạy vào nhà hỏi xem cha xứ có thấy gì như mình không, cha phó thuật lại đầu đuôi, nhưng cha xứ không tin bởi ngài chưa biết người bệnh đã chết hay chưa. Trong khi hai vị còn đang nói, có người nhà vào báo tin bệnh nhân đã qua đời. Cha phó bị ám ảnh mạnh mẽ về những gì đã thấy. Ngài đã xin bỏ xứ để vào dòng, về sau lên chức Bề trên, ngài thường kể lại chuyện này cho anh em nghe mà cầu cho các linh hồn Luyện ngục (Charity p. 339-340).

* Thầy dòng Simon và thầy Gioan Fabriciô dòng Chúa Giêsu, cả hai đều là ân nhân của các linh hồn Luyện ngục, đã được các linh hồn giúp đỡ khi sắp qua đời. Một số lớn linh hồn Luyện ngục các ngài đã cứu vây quanh giường các ngài để an ủi và khi các ngài qua đời, liền đem linh hồn các ngài về Thiên đàng (Charity p. 341).

* Các linh hồn Luyện ngục không những giúp các ân nhân giờ chết, mà còn cầu bầu để các ân nhân sớm ra khỏi Luyện ngục như chuyện sau:

Bà sơ Paula Terexa nổi tiếng thánh thiện tại thành Napoli nước Ý, được thấy Chúa từ trời xuống Luyện ngục, Ngài chọn linh hồn nọ linh hồn kia đem về Thiên đàng. Bà sơ hỏi sao Chúa chọn lựa như vậy? Chúa trả lời: BỞI những linh hồn này khi còn sống đã có lòng bác ái với các linh hồn Luyện ngục, Cha thương cho chúng sớm thoát khỏi nơi này bởi Cha đã phán: "Ai thương xót thì sẽ được xót thương" (Charity p. 341).

Trong sách bà Ruth trong Cựu ước có lời Chúa phán: "Chúa sẽ thương xót con như con thương người đã chết" (Rt 1,8), bởi khi đã chết họ không lập được công trạng gì để cứu mình nữa, mà còn phải trả nợ tới đồng xu cuối cùng (Mt 5,25). Và có lời khác rằng: "Kẻ không biết thương ai, thì sẽ không được ai thương xót khi bị phán xét" (Gc 2,13).

* Bà Đáng kính Archangela Panigarola, Bề trên một nhà dòng tại Milanô nước Ý, vào lễ các Linh hồn, được Thiên thần bản mệnh dẫn vào Luyện ngục. Tại đây bà thấy bố bà đang đau khổ rên xiết giữa các linh hồn khác. Khi thấy con mình, ông bố vội kêu lên: "Archangela con ơi, sao con quên người cha vô phúc này chịu cực hình nóng nảy ở đây! Con đã cầu nguyện và cứu nhiều linh hồn, còn cha, con mang ơn rất nhiều, con lại bỏ quên". Sơ Archangela rất ngạc nhiên thấy bố phàn nàn như thế, nhưng Thiên thần Bản mệnh nói với bà rằng: "Chúa để vậy, bởi khi còn sống, bố bà đã không tha thiết lo lắng phần rõi linh hồn mình và cũng không có lòng bác ái với các linh hồn Luyện ngục"(Charity p. 342).

Những ai đọc hay nghe các truyện này, nên ân cần lo lắng phần rõi đời đời của mình, và rộng lòng bác ái thương cứu các linh hồn Luyên ngục. Nay ta cứu người, mai người cứu ta. Lời Chúa nhắc nhớ ta rằng: Các ngươi đong cho ai đấu nào, người ta sẽ đong lại cho các ngươi đấu ấy.
Sưu Tầm

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

NHỮNG PHƯƠNG THẾ TRÁNH LUYỆN NGỤC


NHỮNG PHƯƠNG THẾ TRÁNH LUYỆN NGỤC LÂU DÀI

1. ĂN NĂN SÁM HỐI

Sau khi đã đọc hoặc đã nghe từ đầu cuốn sách này cho tới đây, ta đã biết phải làm gì để tránh chịu thanh tẩy trong Luyện ngục lâu dài. Điều phải gắng trước hết là TRÁNH PHẠM TỘI. Tội trọng chỉ được tha với lòng ăn năn thật và xưng thú cùng linh mục, trừ khi không có thể. Tội nhẹ được tha bằng nhiều cách: Aên năn sám hối, qua Bí tích Hòa giải, qua Bí tích Thánh Thể, qua dấu Thánh giá với Nước thánh. Sách Gương Chúa Giêsu khuyên ta: "Thà gột rửa tội lỗi và khử trừ thói hư ngay bây giờ, còn hơn đợi đến trong kiếp sau" (Q. một, chương 24, đoạn 2)

2. ĐỀN TỘI

Muốn khỏi đền tội lâu dài trong Luyện ngục, chỉ có cách lo đền tội trước ở đời này như Chúa Kitô đã phán: Hãy làm việc khi trời còn sáng, đêm tối đến biết đường đâu mà làm. (Ga 9,4)

Đền tội có thể bằng nhiều cách, như ta đã nghe qua ở các chương trên: Có thể bằng đền trả những xâm phạm bất công về tiền của và danh giá, bằng hy sinh, hãm mình, chịu đau khổ theo thánh Ý Chúa; có thể bằng lãnh ân xá Giáo hội ban, bằng chia sẻ của cải, giúp đỡ tha nhân, yêu mến Chúa (tôn thờ Thánh Thể Chúa và sự Thương khó Chúa), yêu mến Đức Mẹ; xây đắp Giáo hội Chúa ... Ở đây xin nhấn mạnh tới một vài việc:

3. HY SINH, HÃM MÌNH, VUI CHỊU ĐAU KHỔ

Hãm mình là điều rất cần thiết để tiến tới trong đàng nhân đức, và rất cần để đền bù tội lỗi khi được hợp với những đau khổ của Chúa Kitô. Nhờ hãm mình, chịu đau khổ ta cứu được ta và ta cứu được các linh hồn Luyện ngục.

Thánh nữ Catarina thành Siena, theo lời cha Đáng kính Raymond Capua kể lại rằng: Tôi tớ Chúa có lòng rất nhiệt thành cứu các linh hồn, trước hết, tôi xin kể về việc cứu cha của người là ông Giacômô. Ông bố này nhận ra sự thánh thiện của con gái mình nên ông có lòng kính trọng con ông lắm, ông bảo mọi người trong nhà không bao giờ được làm gì trái ý cô, nhưng để cho con tự do làm việc lành phúc đức. Tình cha con ngày một tăng tiến. Catarina kiên tâm cầu nguyện cho phần rõi của cha. Ông Giacômô vui cách tốt lành trong các nhân đức của con, hy vọng nhờ đó ông được ơn trước mặt Chúa.

Ông Giacômô đã chết bởi cơn trọng bệnh, Catarina cầu nguyện xin Chúa là Bạn Trăm năm trên trời của mình cứu chữa cha khỏi bệnh, nhưng Chúa trả lời, Gicômô cha của con phải chết, bởi có sống lâu, ông cũng không ích lợi cho ông. Catarina liền khuyên cha sẵn lòng ra khỏi cuộc đời, thánh nữ cảm ơn Chúa hết lòng và không dám tiếc xót. Nhưng thánh nữ cầu xin Chúa ban ơn tha tội cho cha bà, hơn nữa được Chúa nhận vào Thiên đàng ngay sau khi chết, không phải qua lửa Luyện ngục. Chúa phán: "Cha con đã sống đời tốt lành trong bậc gia đình, đã làm những việc lành đẹp lòng Chúa, cách cư xử với con của cha con làm đẹp lòng Chúa, nhưng sự Công bằng của Chúa đòi cha con phải thanh luyện bằng lửa, để tẩy hết mọi vết nhơ dính bén sự đời". Thánh Catarina van nài: "Lạy Chúa, làm sao con chịu được cảnh người đã nuôi con, dạy con cách yêu thương, đã cư xử tốt lành với con cả cuộc đời phải chịu đau đớn trong lửa nóng nảy như vậy? Con xin Chúa nhân từ vô cùng đừng để linh hồn cha con rời xác đến khi được sạch hoàn toàn để không còn phải qua Luyện ngục...nếu con không xin được ơn này, xin Chúa cho con được chịu đau khổ thay cho cha con tất cả những đau khổ nào vừa Ý Chúa". Chúa trả lời: "BỞI lòng con mến Chúa, Chúa bằng lòng chấp nhận điều con xin, con sẽ phải đau khổ thay cho cha con". Thánh nữ cảm tạ Chúa vô ngần, quay sang phó linh hồn cho cha. Vừa lúc ông Giacômô tắt thờ, thánh nữ bị cơn đau đớn dữ dội lập tức, tưởng phải chết đến nơi, nhưng thánh nữ rất can đảm chịu đựng không hé môi. Người cầu nguyện: Chúc tụng Chúa và mở miệng mỉm cười như nói với cha: Cha ơi, con ước gì được như cha bây giờ. Trong tang lễ, thánh nữ an ủi Mẹ và mọi người cách can đảm. Linh hồn ông Giacômô đã lên Thiên đàng ngay như người trộm lành được ơn tha thứ (Purgatory p. 310-314). Thánh nữ tiếp tục phải chịu đau khổ để bù phần phạt cho cha mình, nhờ đó thánh nữ cũng được tiến cao trên đường nhân đức.

Tác giả Sách Gương Chúa Giêsu khuyên ta: "Ai ngày nay khiêm tốn chịu người đời xét đoán... chịu khinh bởi Chúa Kitô...đến ngày công phán sẽ vui mừng. Lúc đó thân xác bị cầm hãm sẽ nhảy mừng hơn là được nâng niu. Lúc đó chiếc áo thô sẽ tỏa sáng hơn lụa là lộng lẫy. Lúc đó xó lều tranh còn quí hơn lầu vàng. Lúc đó lòng nhìn nhục quí hơn quyền lực thế gian. Lúc đó lương tâm trong sạch quí hơn thông minh xuất chúng" (Quyển một, chương 24, đoạn 3)

4. VÂNG THEO Ý CHÚA ĐÌNH ĐOẠT MỌI SỰ, KỂ CẢ SỰ CHẾT

(Theo G.B. Saint-Jure, S.J. Tin Cậy Chúa Quan Phòng trang 70-73).

Chúng ta còn phải đem sự tuân theo Thánh Ý Chúa vào việc nhận lấy cái chết của chúng ta nữa. Chúng ta sẽ chết, đó là một quyết định không có thể kháng cự được. Chúng ta sẽ chết vào ngày giờ và bằng thứ chết mà Chúa sẽ muốn. Chính cái chết đó Người đã định cho ta phải vui nhận, bởi đó là cái chết Chúa đã xét là hợp với sự vinh quang của Người nhất. Một hôm bà thánh Gertruđê trèo đồi, trượt chân, lăn xuống một thung lịng. Chỗi dậy an lành, bà lại trèo đồi và nói: "Lạy Chúa đáng mến, thực là một phúc lớn cho con, nếu cái ngã vừa rồi đã giúp con một phương tiện tiến đến Chúa sớm hơn". Các chị em đứng chung quanh hỏi: "Lúc đó bà không sợ chết mà không được chịu các phép sau hết sao?". "Ồ, bà thánh trả lời, thực tôi ao ước hết lòng được chịu các Bí tích trong giờ sau hết nhưng tôi còn yêu mến thánh Ý Chúa hơn. Tôi tin chắc rằng sự dọn mình chết tốt nhất và chắc chắn nhất để chết lành là tuân phục Ý Chúa muốn. Cho nên cái chết Chúa muốn cho tôi qua để về cùng Ngài là cái chết tôi mong ước và tôi tin rằng: được sửa soạn như thế, thì dù chết cách nào, sự thương xót của Chúa cũng đến giúp tôi".

Hơn nữa, nhiều nhà tu đạo học nổi danh đã cùng thánh Louis de Blois dạy rằng: Ai trong lúc sắp chết làm một việc tuân theo Ý Chúa hoàn toàn, thì sẽ được giải thoát không những khỏi Hỏa ngục, mà còn khỏi cả Luyện ngục nữa, dù một mình người đó đã phạm hết mọt tội của cả thế gian. Lý do là bởi- thánh Anphongsô nói thêm- kẻ nhận lấy cái chết một cách nhìn nhục hoàn toàn, thì được công nghiệp giống như công nghiệp các thánh tử đạo là những vị đã tự hiến mạng sống mình bởi Đức Chúa Giêsu. Hơn nữa, người đó chết vui vẻ và thỏa mãn, dù ở giữa những đau đớn mãnh liệt nhất.

5. THỰC THI ĐỨC BÁC ÁI

Trong Phúc Âm Chúa Giêsu đã phán với người phụ nữ sám hối rằng: "Chị này nhiều tội nhưng đã được tha thứ cả, bởi chị yêu mến nhiều" (Lc 7, 47). Chúa còn khuyên nhủ "Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền bạc, họ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu" (Lc 16,9). Cụ Tobia trong Cựu Ước cũng khuyên con mình như sau: "Con hãy lấy của con có mà làm phúc, đừng ngoảnh mặt đi trước kẻ nghèo nào. Và nhan Thiên Chúa cũng không ngoảnh đi với con. Có của bao nhiêu, tùy theo số lượng, con hãy lấy mà bố thí. Quả đó là kho tàng con cất cho mình vào ngày túng quỞn chật vật. BỞI chưng việc bố thí giựt khỏi sự chết và không để lâm phải tối tăm. Quả thế, bố thí là lễ tế tốt đối với mọi kẻ lo (bố thí) trước nhan Thượng đế" (Tb 4,7-11- Bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn).

* Thánh Phêrô Đamianô đã thuật lại trong sách của người truyện này: Ở thành Rôma có một ông chúa tên là Gioan Patrixi đã qua đời. Cuộc sống của ông, tuy là một người Công giáo, được coi như một người giầu có, khác xa với Thầy Chí Thánh là Chúa Kitô nghèo khó, đau khổ, đội mạo gai, chịu đánh đòn. Tuy nhiên ông ta rất có lòng bác ái thương người nghèo, có khi ông cho cả áo choàng của mình để che thân họ. Ít ngày sau khi ông qua đời, một linh mục thánh thiện, khi đang cầu nguyện, được ơn ngất trí, thấy mình được đưa đến đại thánh đường thánh nữ Cecilia, một trong những thánh đường nổi tiếng ở Rôma. Linh mục thánh thiện này trông thấy vô số thánh nữ đồng trinh từ trời xuống, thánh Cecilia, thánh Anê, thánh Agata và các vị thánh khác vây quanh cỗ kiệu lộng lẫy Đức Nữ Đồng Trinh Maria đang ngự, có các thiên thần và linh hồn hạnh phúc bao quanh.

Vào lúc đó, một người phụ nữ nghèo khó, mặc áo rách rưới, nhưng lại khoác áo choàng lông đắt giá trên vai bà. Bà nghèo này qùi khiêm tốn trước nhan thánh Đức Mẹ, tay chắp, mắt tràn đầy dòng lệ, thân thưa với niềm vui: "Lạy Mẹ Tình thương, nhân danh lòng tốt lành vô biên của Mẹ, con xin Mẹ thương xót người bất hạnh là Gioan Patrixi vừa mới chết, và bây giờ đang chịu cực hình Luyện ngục". Ba lần, người phụ nữ nghèo đều cầu nguyện một lời như nhau, mỗi lần một sốt sắng hơn, nhưng vẫn không được Đức Mẹ trả lời. Bà ta lại van xin: "Lạy Mẹ là Nữ vương rất hay thương xót, Mẹ quá biết, con là kẻ ăn xin ngồi ở cửa đền thánh, xin của bố thí vào mùa đông rét buốt, con không có áo che thân, mà chỉ có manh dẻ rách. Con run rẩy bởi giá lạnh. Thế nhưng khi con xin ông Gioan nhân Danh Mẹ, ông đã đưa áo choàng lông đắt giá đang mặc cho con, không kể gì đến bản thân mình. Ông đã làm việc bác ái anh hùng đó, lại không đáng được Mẹ, Ôi Maria, ban cho chút ân xá sao?". Nghe thế, Đức Nữ vương động lòng thương xót, âu yếm cúi xuống trên người phụ nữ đáng thương đang kêu van nói rằng: "Người mà con đang cầu xin cho đã phải luận phạt một thời gian lâu, với những đau khổ dữ dằn để đền những tội vô số của ông ta, nhưng bởi ông ta có hai nhân đức nổi bật là lòng thương kẻ nghèo khó và lòng tôn sùng các bàn thờ Mẹ, Mẹ sẽ xuống cứu vớt ông ta". Sau những lời này, cả đoàn thánh nhân lộ vẻ vui mừng biết ơn Mẹ Tình Thương. Ông Patrixi được dẫn đến: thân hình xanh xao, hình thù ghê gớm, mang đầy xiềng xích, nhiều vết thương sâu hoắm. Đức Nữ Vương nhìn ông ta một lúc với dạ cảm thương, rồi Người ra lệnh tháo xiềng, mặc cho ông áo vinh quang, cho ông được tham dự vào đám đông đang vây quanh Mẹ. Lệnh được thi hành lập tức và chấm dứt cuộc ngất trí.

Vị linh mục thánh thiện này từ đó đã không ngớt ca tụng Tình Thương Vô biên của Mẹ Maria là Nữ Vương Thương xót. đối với các linh hồn khốn khổ trong Luyện ngục, nhất là những linh hồn đã chân thành tôn kính phụng sự Người, và những ai đã biết thương xót bác ái với những người nghèo khó (Purgatory p. 379-381).

6. KÍNH MẾN ĐỨC MẸ (LẦN HẠT MÂN CÔI, ĐEO ÁO ĐỨC MẸ...)

Truyện sau đây lưu ý ta về lời khuyên của thánh Gioan Vianey xứ Ars bên Pháp, về lòng sùng kính Đức Mẹ và việc lành cầu cho các linh hồn:

* Một linh mục dòng giảng truyền giáo cho các quí bà ở thành Nancy. Trong số các bà, có một bà vẻ mặt âu sầu, mình mặc áo tang đến với cha dòng nói rằng: "Thưa cha, cha khuyên chúng con tin cậy cầu khẩn cho các linh hồn, những gì mới xảy đến cho con minh chứng điều đó. Con có người chồng rất tử tế và dễ thương, dù đời sống của chồng con không có điều gì tội lỗi, nhưng anh ấy lơ là việc sống đạo. Con đã cầu nguyện và khuyên nhủ nhưng không kết quả gì. Trong tháng Năm, tháng Hoa Đức Mẹ, trước khi nhà con qua đời, theo thói quen, con làm một bàn thờ nhỏ trong phòng con và trang hoàng hoa nến để kính Đức Mẹ. Chồng con cứ ngày Chúa nhật là về miền quê, nhưng khi trở lại nhà, anh thường đem về cho con một bó hoa chính anh đã hái, con dùng những bông hoa ấy trang hoàng bàn thờ Đức Mẹ. Anh có biết điều đó hay không? Anh tặng hoa cho vui lòng con? Anh có lòng kính mến Đức Mẹ? Con không biết, chỉ biết rằng anh luôn mang hoa về cho con.

Vào tháng sau, nhà con qua đời, không kịp lãnh các Bí tích cuối cùng trong đạo. Con đau đớn vô ngần, bởi những hy vọng đưa anh về với Chúa đã tiêu tan. Trong nỗi chán chường như vậy, con đâm ra yếu đau, xuống tinh thần rõ rệt. Gia đình con khuyên con nên đi nghỉ ngơi ở miền Nam một thời gian. Khi con đi qua thành Lyon, con muốn qua thăm cha sở xứ Ars, nên con viết thư xin được gặp người, và xin người cầu cho chồng con đã chết bất ngờ, ngoài ra con không nói thêm gì nữa.

Đi tới xứ Ars, vào gặp cha Sở. Con thật hãi hùng khi nghe người nói với con những lời này: "Thưa bà, bà đang lo buồn, bà đã quên những bó hoa chồng bà đã đem về cho bà các ngày Chúa nhật trong tháng Năm phải không?". Thật không thể giấu được nỗi ngạc nhiên khi nghe những lời cha Gioan Vianey vừa nói, người nhắc cho con điều con đã không hề nói với ai, như vậy người chỉ có thể biết nhờ ơn Chúa tỏ ra. Người nói thêm: "Thiên Chúa tỏ lòng thương xót cho những ai tôn kính Mẹ Thánh Người. Vào lúc chết, chồng bà đã thống hối, linh hồn ông đang ở trong Luyện ngục, lời cầu nguyện và việc lành của chúng ta sẽ giải thoát ông khỏi chốn này" (Purgatory p. 274- 275).

* Thánh nữ Brigitta cho biết Đức Mẹ đã nói với bà rằng: " Mẹ là Mẹ các linh hồn Luyện ngục, Mẹ hằng giúp đỡ, giảm bớt những hình khổ cho chúng". Điều này rất thích hợp, bởi Mẹ trần gian khi thấy con mình rơi vào đống lửa sẽ cứu ra ngay lập tức, Đức Mẹ là Mẹ nhân từ bội phần lẽ nào thấy con mình rơi vào lửa Luyện ngục cực khốn khổ, sao lại không cứu giúp. Mẹ thúc giục những con cái còn sống dâng lời cầu nguyện và những việc lành cầu cho các linh hồn, hoặc Đức Mẹ xin Chúa cho các linh hồn Luyện ngục về thế gian xin người sống cứu giúp. Đức Mẹ cũng xuống Luyện ngục để an ủi, giảm bớt hình phạt cho các linh hồn, nhất là những linh hồn mồ côi. Nhiều thánh nhân dạy rằng: Trong các ngày lễ, Đức Mẹ xuống Luyện ngục, và khi Người từ Luyện ngục về trời, Người đem theo nhiều linh hồn về Thiên đàng với Người.

Những người con yêu của Đức Mẹ khi sống siêng năng và sốt sắng đọc kinh Mân côi tôn kính Mẹ, khi chết Mẹ sẽ cứu khỏi Luyện ngục rất sớm.

Những người có lòng tin kính sùng mộ đeo Áo Đức Mẹ (mảnh trước ngực mảnh sau lưng, sau một thời gian có thể đeo ảnh vảy Áo Đức Mẹ thay thế, theo ơn Đức Giáo hoàng Piô 10 ban năm 1910) còn được hứa ban ơn thoát khỏi Luyện ngục sớm hơn nữa. Đức Mẹ đã hứa cùng thánh Simon Stock Bề trên dòng Carmelô ngày 16 tháng 7 năm 1251 rằng: "Những ai sùng kính đeo Áo này sẽ được cứu thoát khỏi Hỏa ngục. Đây là dấu cứu rõi, gìn giữ khỏi bị tiêu diệt, là sự hứa ban bình an và che chở đặc biệt tới mãn đời". Sau khi thánh Simon qua đời được 15 năm, một buổi sáng kia, khi Đức Giáo hoàng Gioan 22 đang cầu nguyện, Đức Mẹ hiện ra mang Áo Đức Mẹ Carmelô và phán: "Nếu những ai là tu sĩ dòng hoặc là người vào hội Áo, bởi tội lỗi mình phải vào Luyện ngục, Mẹ sẽ xuống, như người Mẹ nhân lành vào ngày thứ Bảy sau khi chúng qua đời để cứu vớt chúng và đem chúng về hưởng phúc muôn đời". Những lời vừa qua được công bố trong Tông thư "Sabbatine Bull" công bố ngày 3 tháng 3 năm 1322. Theo Tông thư này, muốn hưởng đặc ân trên phải giữ 3 điều kiện: 1. Ghi tên vào sổ nơi giáo xứ mình và đeo Áo Đức Mẹ, 2. Giữ đức trinh khiết theo bậc mình, và 3. Đọc kinh Tiểu nhật khóa Đức Mẹ hằng ngày, ai không đọc kinh Tiểu nhật khóa Đức Mẹ được, thì phải kiêng thịt các thứ Tư và Thứ Bảy. Linh mục nào có năng quyền có thể thay điều kiện thứ 3 bằng một việc đạo đức khác, ví dụ đọc kinh Mân côi hằng ngày. Bởi ơn ích rất trọng của ơn được cứu khỏi Luyện ngục ngày thứ Bảy (Sabbat), dòng Carmelô đề nghị điều kiện thứ 3 được thay thế bằng việc đọc 7 kinh Lạy Cha, 7 kinh Kính mừng, 7 kinh Sáng Danh. (Purgatory p. 411-412).

Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin cứu rõi các linh hồn.
Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin cứu rõi các linh hồn.
Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin cứu rõi các linh hồn.

Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2010

Cách Chữa Trị Cấp Cứu Khi Bị Kim HIV Đâm

Cách Chữa Trị Cấp Cứu Khi Bị Kim HIV Đâm

Đăng ngày: 22:58 16-04-2010
Thư mục: Tổng hợp

Khi bị giẫm kim tiêm chứa HIV. Đừng lo lắng mà bĩnh tĩnh xử lý theo những bước sau:

1) Bạn phải nặn máu ra

2) Ghé vào nhà người dân gần nhất xin xà phòng bôi vào vết thương để sát trùng rồi rửa sạch

3) Trong vòng 24h đến cơ sở y tế gần nhất mua thuốc chống phôi nhiễm HIV. Lưu ý thuốc chỉ có tác dụng trong vòng 72h, uống liên tục trong vòng 4 tuần.

Vì lợi ích của cộng đồng hãy send tin này cho tất cả mọi người. Vì chỉ bằng tin nhắn này của bạn, bạn có thể cứu sống được một mạng người đấy!

Best regards,

MN.

Thân gửi các bạn,

Cách đây vài tuần, trong một rạp hát, một người cảm thấy có vật gì đó chĩa ra từ ghế của cô ấy. Khi cô ấy đứng dậy để xem đó là vật gì thì thấy một cây kim nhô ra khỏi ghế kèm theo một mảnh giấy ghi là:


Bạn vừa mới nhiễm HIV”...

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật báo cáo rằng gần đây nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra tại nhiều thành phố khác. Tất cả các cây kim được xét nghiệm đều là HIV dương tính.


Trung tâm này cũng báo cáo rằng người ta tìm thấy những cây kim như vậy tại các máy rút tiền công cộng (máy ATM). Chúng tôi yêu cầu mọi người hãy cực kỳ cẩn trọng khi đối mặt với tình huống như vậy. Cần phải xem xét thận trọng tất cả các ghế ngồi nơi công cộng trước khi ngồi. Kiểm tra kỹ lưỡng bằng mắt là đủ. Thêm vào đó, các bạn hãy chuyển thông điệp này đến các thành viên trong gia đình của mình và bạn bè để họ biết về mối hiểm nguy tiềm tàng này.


Gần đây một bác sĩ đã thuật lại một trường hợp tương tự đã xảy đến với một trong những bệnh nhân của ông tại rạp hát. Một cô gái đã đính hôn và chuẩn bị kết hôn trong vài tháng nữa, đã bị đâm phải khi đang xem phim. Mảnh giấy đi kèm theo chiếc kim có thông điệp sau:


Chào mừng bạn đến với thế giới của gia đình HIV”.

Mặc dù các bác sĩ nói với gia đình cô ấy là phải mất 6 tháng vi-rút mới đủ mạnh để bắt đầu phá huỷ hệ miễn dịch và một bệnh nhân khoẻ mạnh có thể sống khoảng 5 – 6 năm, nhưng cô gái đã chết sau 4 tháng, có thể chủ yếu là do bị sốc.


Tất cả chúng ta đều phải cẩn thận khi ở những nơi công cộng. Cầu Trời phù hộ! Hãy nghĩ rằng các bạn sẽ cứu lấy một cuộc đời bằng cách chuyển thông điệp này đi. Vui lòng bỏ ra một vài giây để chuyển nó đi...


Kính thư,



Thay vì chuyển tiếp những bức thư không thích hợp, các bạn vui lòng chuyển thư này cho mọi người. Có thể thư của bạn sẽ cứu lấy cuộc sống của họ.


VienDzu

Thứ Năm, 15 tháng 4, 2010

Hãy hãnh diện mình là người Công Giáo


Hãy hãnh diện mình là người Công Giáo…

** Click on the link below. The Vietnamese portion is a short translation of the article.

VietCatholic News (11 Apr 2010 06:58)

Giáo phận Cleveland (Buckeye Bulletin – 17/1/2010): Ông Sam Miller, một thương gia có tiếng tăm, người Do Thái (không có đạo Công Giáo) đã nói trong một bài diễn văn ngày 6 tháng 3, 2008:

Tại sao báo chí lại thù hằn một tổ chức quan trọng nhất chúng ta có hiện nay trên đất Hoa Kỳ, đó là Giáo Hội Công Giáo?

Bạn có biết – Giáo Hội Công Giáo giảng dậy cho 2,6 triệu học sinh mỗi ngày với phí tổn 10 tỉ Mỹ Kim cho Giáo Hội, giúp cho người dân Hoa Kỳ bớt phải đóng thuế vì chính phủ tiết giảm được 10 tỉ Mỹ Kim. Các sinh viên ra trường tiếp tục học cao học với tỉ số 92%.

Giáo Hội có 230 trường Đại Học tại Hoa Kỳ với sĩ số 700.000 sinh viên.

Giáo Hội Công Giáo có một hệ thống bệnh viện bất vụ lợi với 637 nhà thương, chăm lo săn sóc cho 1 trong số 5 bệnh nhân – cả những người không Công Giáo tại Hoa Kỳ hiện nay.

Nhưng giới báo chí rất thâm độc đã cố gắng hạ nhục Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ bằng đủ mọi cách. Họ đã buộc tội căn bệnh bạo hành trẻ em cho Giáo Hội Công Giáo, điều này cũng vô trách nhiệm y như đổ tội cho cơ cấu hôn nhân trách nhiệm về các vụ ngoại tình.

Tôi xin trình bầy một vài con số người Công Giáo cần biết và nhớ. Chẳng hạn, 12% các mục sư Tin Lành được thăm dò đã công nhận có giao du thân mật với một giáo dân; 38% công nhận có những hành vi tính dục bất chính theo một cuộc nghiên cứu của Giáo Hội United Methodist; 41.8% các nữ mục sư báo cáo có những hành vi tính dục không mong muốn; 17% các giáo dân phái nữ đã than phiền bị sách nhiễu về tính dục.

Trong khi 1,7% các linh mục Công Giáo đã bị lên án là bạo hành tính dục trẻ em thì 10% các mục sư Tin Lành cũng bị buộc tội bạo hành tính dục trẻ em. Đây không phải là một vấn đề Công Giáo.

Một cuộc thăm dò các linh mục Hoa Kỳ cho thấy đa số rất hài lòng về đời linh mục và cảm thấy cuộc sống của họ thích hơn là họ đã dự trù, và đa số, nếu cho phép lựa chọn, vẫn sẽ chọn đời linh mục trước tất cả những tấn công tàn bạo giáo hội đang phải lãnh nhận.

Giáo Hội Công Giáo đang đổ máu vì những vết thương tự tạo ra. Những chuyện đau lòng người giáo dân đang gánh chịu không nhất thiết là do lỗi của Giáo Hội. Các bạn đã phải chịu đau khổ bởi một số nhỏ các linh mục đi lạc hướng và có lẽ đến bây giờ họ đã bị loại trừ.

Xin hãy mạnh dạn bước đi với trán ngước cao và vai thẳng. Hãy là một thành viên vinh dự của một tổ chức dân sự quan trọng nhất tại Hoa Kỳ. Rồi hãy nhớ lời tiên tri Giêrêmia (6, 16): ‘Hãy dừng lại trên các nẻo đường mà coi, hãy tìm hiểu những đường xưa lối cũ cho biết đâu là đường ngay nẻo chính, rồi cứ đó mà đi: tâm hồn các ngươi sẽ bình an thư thái.’ Xin hãy vinh hạnh và thành kính tuyên xưng đức tin của mình và xin hãy nhận biết những gì Giáo Hội của bạn đang làm cho tất cả các tôn giáo khác. Xin hãy hãnh diện vì mình là người Công Giáo.

Bùi Hữu Thư

Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2010

Bức Ảnh Lòng Chúa Thương Xót

Bức Ảnh Lòng Chúa Thương Xót

Friday, 9. April 2010, 22:36:06



Bức Ảnh Lòng Chúa Thương Xót



1. Nguồn gốc:

Sơ Faustina viết trong Nhật ký Tình thương ngày 22 tháng 2 năm 1931: "Vào buổi tối, lúc đang ở trong phòng, tôi được nhìn thấy Chúa Giêsu trong y phục màu trắng. Một tay Người giơ lên trong tư thế ban phép lành, tay kia chạm vào ngực áo. Từ phía dưới trang phục, hơi chếch một bên ngực, phát ra hai luồng sáng lớn, một màu đỏ, và một màu xanh nhạt. Trong thinh lặng, tôi chăm chú chiêm ngắm Chúa; linh hồn tôi bàng hoàng trong niềm kính sợ, nhưng cũng dạt dào hoan lạc. Sau một lúc, Chúa Giêsu phán bảo tôi, "Hãy vẽ một bức hình theo như mẫu con nhìn thấy, với hàng chữ: Giêsu, con trông cậy Chúa. Cha ước mong bức hình này được tôn kính, trước là trong nhà nguyện của các con và [sau đó là] khắp thế giới.



Hai luồng sáng là nét nổi bật trong bức hình Chúa Kitô. Chính Chúa Giêsu khi được hỏi về ý nghĩa bức ảnh đã giải thích: “Luồng sáng màu xanh nhạt tượng trưng Nước làm cho linh hồn nên công chính. Luồng sáng màu đỏ tượng trưng Máu là sức sống của các linh hồn… Phúc cho linh hồn nào cư ngụ trong nơi nương náu của họ” (NK 299).

Theo ý Chúa Kitô, bức hình “sẽ một vật nhắc nhở về các yêu sách của Lòng Thương Xót Cha, bởi vì dù mạnh mẽ đến mấy, đức tin cũng chẳng ích gì nếu thiếu việc làm kèm theo” (NK 742).



49" Cha ước ao có một lễ kính thờ Lòng Thương Xót của Cha. Cha muốn bức hình này, bức hình được con vẽ bằng một cây cọ, sẽ được làm phép trọng thể vào Chúa Nhật đầu tiên sau lễ Phục Sinh; Chúa Nhật đó sẽ là ngày lễ kính Lòng Thương Xót của Cha.



2. Lời hứa ban ơn phúc:



48 "Cha hứa rằng linh hồn nào tôn kính bức hình này sẽ không bị hư mất. "Cha cũng hứa cho họ vinh thắng những kẻ thù ngay trên thế gian này, nhất là trong giờ lâm tử. Chính Cha sẽ bảo vệ họ như vinh quang riêng của Cha".


570 "Không một linh hồn nào sẽ được công chính hóa trước khi quay về với Lòng Thương Xót Cha trong niềm tín thác, đó là lý do Chúa Nhật đầu tiên sau lễ Phục Sinh sẽ là đại lễ kính Lòng Thương Xót Cha. Trong ngày đó, các linh mục nói cho mọi người về Lòng Thương Xót vĩ đại khôn dò của Cha. Cha đang làm cho con trở nên thừa tác viên Lòng Thương Xót của Cha. Con cho cha giải tội biết rằng bức hình phải được trưng bày công khai trong Giáo Hội chứ không phải chỉ trong nội vi tu viện. Qua bức hình, Cha sẽ ban nhiều ân sủng cho các linh hồn; vậy để mọi người đến được với bức hình ấy

Thứ Năm, 8 tháng 4, 2010

Chiếc Bong Bóng Bay



Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Ta, chớ ngăn cản chúng, vì Nước Trời thuộc về những kẻ giống như chúng"

05 Tháng Tư

Chiếc Bong Bóng Bay

Câu chuyện được thuật lại xảy ra tại vùng Nam Italia, nơi dân chúng không được sung túc cho lắm, so với những vùng khác. Câu chuyện trên mang tựa đề là: "Chiếc bong bóng bay màu hồng".


Chiếc bong bóng này là kết quả của sự góp nhặt và tiết kiệm từng xu của Beppo, một em bé lên tám. Hôm ấy, trong lúc các trẻ đồng tuổi cắp sách đến trường, Beppo chốn học, chạy nhanh lên ngọn đồi để thả chiếc bong bóng màu hồng bay lên không trung. Cùng với chiếc bong bóng, Beppo cẩn thận cột bức thư nó đã nắn nót viết từng chữ như sau:


"Chúa ơi, vài tuần nữa con sẽ có một đứa em. Gia đình con đã có sáu anh em, nhưng cha mẹ con nghèo lắm. Nhà cửa chật chội và không có đủ giường chiếu, nên chúng con phải ngủ chung ba đứa một giường. Lần này con không xin gì cho con, nhưng con xin Chúa cho đứa em sắp sinh của chúng con một ít quần áo và tã, quần áo xài rồi cũng được. Nhà con ở làng Arcol miền Nam nước Italia. Con tên là Beppo Sala".


Sau khi thả chiếc bong bóng hồng mang bức tâm thư lên trời, Beppo đứng ngước mắt nhìn lên trời mãi đến khi chiếc bong bóng mất hút trong đám mây, nó mới thơ thẩn đi về nhà.


Những ngày sau đó là những ngày tháng hồi hộp nhất đời của Beppo. Nhưng nó vẫn tiếp tục hy vọng và cầu nguyện. Sáu ngày nặng nề trôi qua, nhưng một buổi kia, lúc đang chơi với các trẻ khác cùng xóm, Beppo thấy người giao bưu phẩm mang vào nhà một thùng quà. Nó hồ hởi chạy nhanh về và nghe cha nó đang lớn tiếng cãi vã với nhân viên bưu điện: "Chắc anh lầm rồi, tôi đâu có quen ai ở thành Rovigo. vả lại chúng tôi đào đâu ra tiền để mua quà cáp".


Người giao bưu phẩm phân trần: "Món hàng đề tên và địa chỉ nhà ông, nếu không phải gửi cho ông thì còn gửi cho ai nữa? Ông nhận nhanh lên, tôi còn phải đi giao nhiều món hàng nữa chứ có phải chỉ có thùng này thôi đâu".


Cha của Beppo trả lời: "Thôi đi ông ơi, nhận hàng không phải của mình để rồi sau đó mang họa, làm gì có tiền mà bồi thường".


Thấy câu chuyện dai dẳng, Beppo bạo phổi nói xen vào: "Thì cha cứ mở ra xem thử, nếu không phải là của mình thì mình gói trả lại".


Thùng đồ được mở ra, thấy toàn đồ cho trẻ sơ sinh. Nào tã, nào những chiếc áo nhỏ tí ti, nào băng rốn.Người gửi không quên gói vào hai hộp phấn và một lố những chiếc kim tây. Mắt của mẹ Beppo bừng sáng lên. Beppo cảm thấy vui như ngày tết, vui nhất là người gửi đồ không đề địa chỉ nên không thể gửi trả lại. Nó chạy nhanh ra ngọn đồi, nơi nó thả chiếc bong bóng màu hồng sáu ngày trước đây. Ðến nơi nó ngước mắt nhìn trời, miệng thì thầm: "Chúa ơi, con cám ơn Chúa".


Tuổi trẻ thường được gọi là tuổi thơ, mà nói đến thơ là nói đến mộng. Trẻ thơ thường có những mơ ước đơn sơ: mong bắt được nhiều dế, mơ con diều mình đang thả được bay cao, mong cho mình khéo tay ăn được nhiều đạn trong cuộc chơi bi, mơ đội banh mình được thắng trong cuộc đá bóng sắp tới. Nhưng đã có những mái đầu xanh đã bắt đầu lo lắng cho cha mẹ, cho anh chị em như trong trường hợp của em bé mới lên tám tuổi Beppo.


Theo cha Michel Bonnet, đã từng truyền giáo tại Nhật bản và nay đang làm cho phong trào quốc tế đặc trách mục vụ cho trẻ em, thì tại Á Châu, số trẻ em vì hoàn cảnh gia đình hay xã hội bắt buộc phải làm những công việc nặng nhọc vượt qua tuổi của chúng nhiều hơn là số trẻ em được cắp sách đến trường.


Cũng theo cha Bonnet, đã đến lúc các tín hữu phải đọc dòng Phúc Âm mà mọi người đều thuộc nằm lòng, nhưng với cái nhìn khác: "Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Ta, chớ ngăn cản chúng, vì Nước Trời thuộc về những kẻ giống như chúng".


Và cha Bonnet đề nghị: câu Phúc Âm trên tạo dịp cho chúng ta thấy Chúa Giêsu trong những trẻ con bị cưỡng bách phải làm việc nặng nhọc. Qua các em, Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta: "Hãy đến và theo Ta".

Thứ Hai, 5 tháng 4, 2010

Tha La Xóm Đạo

trạng: Vui vẻ

Tha La Xóm Đạo

Đăng ngày: 23:05 05-04-2010
Thư mục: Tổng hợp

Ngày xưa, hồi còn đi chăn trâu ở Cái Sắn, lâu lâu tui cũng được nghe trộm qua cái la-dô tăng-sít-to của hàng xóm ca khúc Tha La xóm đạo. Bài hát nghe mùi rệu nhưng mà ai óan đau thương quá. Tui cũng nhiều lần cố công tìm hiểu xem xóm đạo Tha La nằm ở cái xó xỉnh nào trên bản đồ đất nước nhưng mà mỏi mắt hết hơi mà cũng chẳng thấy đâu. Mãi gần đây được đọc một bài viết của nhà văn Hai Quẹo bên xứ Úc diễn tả đến từng chi tiết địa danh và lịch sử Tha La xóm đạo nên rất lấy làm mừng rỡ mà xin được phép trình bầy dưới đây để bà con cô bác cùng thưởng lãm.

91220thala1.jpg

Cổng vào nhà thờ Tha La xóm đạo

Trước hết xin nói chút đỉnh về nhà văn Hai Quẹo. Tưởng cha nội nào xa lạ chứ ai dè lại là bạn cùng trường cùng lớp với tui. Ông anh này chậm chân nên ngay sau khi bọn răng đen mã tấu lê đôi dép cao su vào đất Bến Nghé thì tụi nó cũng không quên tặng cho cái còng số tám rồi lôi vào trại tù khổ sai gặm bo bo với muối hột đến gần mười năm. Ra tù, Hai Quẹo nhẩy lên cái thuyền rách nát trực chỉ Úc châu. Đến bến bờ tự do, Hai Quẹo làm nghề lái ô-tô-bít. Lúc qưởn qưởn ngồi viết lại những kỷ niệm ngày chăn trâu bắt dế ở xứ Trà Vinh. Đặc một giọng quê mùa nhưng đáng yêu quá chừng. Những gì Hai Quẹo viết về Tha La xóm đạo thì khỏi nói. Mang cân tiểu ly ra mà lường cũng không sai. Bởi vì anh có một thời gian đến ba năm là Phó Cối (Quận) ở một vùng đất mà Tha La xóm đạo chỉ là một cái xóm nhỏ trong lãnh địa trách nhiệm. Gần ba mươi năm sau mà Hai Quẹo còn nhớ đến cả tên ông trưởng ấp Tha La xóm đạo thì chắc hẳn tình cảm mặn mòi đong đếm sao cho được.

“Tha La không phải ở đâu như xa xôi như một số qúy vị lầm tưởng. Nó không có núi đồi, không có rừng già. Nó ở vùng đồng bằng, sát nách sông Vàm Cỏ Đông, là một thôn xóm bình thường và hết sức gần gũi, nằm trong địa phận quận Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, cách Sài Gòn chưa tới 50 cây số về hướng Tây Bắc. Tha La xóm đạo là một họ đạo lớn nhứt và xưa nhứt của tỉnh Tây Ninh. Họ đạo này đã có cách đây hơn một thế kỷ rưỡi và hiện vẫn còn sinh họat và phát triển bình thường.”

Tha La xóm đạo được nhiều người biết đến vì bài thơ “Tha La xóm đạo” của Vũ Anh Khanh. Bài thơ rất cảm động nhưng thật hùng tráng dài tới chin mươi hai câu:

Đây Tha La xóm đạo,
Có trái ngọt, cây lành.
Tôi về thăm một dạo,
Giữa mùa nắng vàng hanh,
Ngậm ngùi, Tha La bảo:
Đây rừng xanh, rừng xanh,
Bụi đùn quanh ngõ vắng,
Khói đùn quanh nóc tranh,
Gió đùn quanh mây trắng,
Và lửa loạn xây thành.
Viễn khách ơi! Hãy dừng chân cho hỏi
Nắng hạ vàng ngàn hoa gạo rưng rưng
Đây Tha La, một xóm đạo ven rừng.
Có trái ngọt, cây lành im bóng lá,
Con đường đỏ bụi phủ mờ gót lạ
Ngày êm êm lòng viễn khách bơ vơ!
Về chi đây! Khách hỡi! Có ai chờ?
Ai đưa đón?

Bài thơ này đã được phổ thành một ca khúc mang cùng tên rất thịnh hành vào những năm trước 1975.

1- Tha La ở đâu?

Tha la nguyên là vùng đất xưa của người Chân Lạp. Cho nên đó là cái tên Miên, gốc ở tiếng schla mà ra. Tiếng này có nghĩa là trạm, trại, nhà lồng (chợ), nhà mát. Ở những xóm Khmer người ta thường cất những nhà nghỉ chân bên đường, theo kiểu nhà sàn, họ gọi là schla. Schla Rienn có nghĩa là trường học. Kompong schla là bên nhà mát, tức nằm ven sông. Còn vùng Tha La nói đây ngày xưa là rừng rậm hoang vu, đã được quan quân và con dân chúa Nguyễn đến khai phá và định cư từ hơn 200 năm trước. Đất Tây Ninh cũng có nhiều chỗ cùng mang tên Tha La. Nhiều tỉnh như Châu đốc, Trà Vịnh, có đồng bào Khmer, cũng có nhiều địa danh Tha La nhưng không nổi tiếng như Tha La xóm đạo thuộc quận Trảng Bàng ở Tây Ninh.

Đường đến Tha La xóm đạo rất dễ đi. Từ Sài Gòn đi xe đến quận lỵ Trảng Bàng, sau khi dừng chân tại chợ Gia Hùynh thuởng thức món bánh canh Trảng Bàng độc đáo, đi bộ một lúc tới Ngã Ba Vựa Heo. Tới đây rẽ trái vô con đường đất đỏ, đi một hồi là nhìn thấy nhà thờ Tha La xóm đạo.

2- Xóm đạo Tha La

Ngày nay địa danh Tha La chỉ cò được giữ để gọi tên một xóm đạo không có trên bản đồ địa lý hay danh mục hành chánh. Tha La xóm đạo nằm trong địa phận ấp An Hội 1 và ấp An Hội 2, xã An Hòa thuộc quận Trảng Bàng. Nhà thờ của xóm đạo Tha La đã bị chiến tranh phá hủy nhiều lần không còn giữ được chút nguyên trạng. Hiện nay Tha La xóm đạo có chừng năm ngàn giáo dân, một số là những di dân từ miền Bắc.

Vào cuối thời Minh Mạng, một nhóm giáo dân được linh mục Cosimo Trí dìu dắt chạy sự ruồng bố của triều đình tới khu rừng Tha La khai quang lập ấp. Cha Trí đã thắp một ngọn nến giữa khu rừng âm u để nuôi dưỡng và bảo vệ đức tin cho giáo hữu. Nhờ công khai phá của ngài mà Tha La xóm đạo mới sầm uất và có một đời sống đạo đức như ngày nay. Nếu triều đình có lệ phong thần cho những người có công khai phá mở mang làng xóm thì Cha Trí cũng rất đáng được phong thành hòang bổn cảnh của dân chúng An Hòa.

Nhà văn Hai Quẹo đã tả cảnh khu thánh đường Tha La xóm đạo trước năm 1975 như sau:

“Đây là xóm đạo được tổ chức rất qui củ, nhà cửa khang trang ngăn nắp quây quần chung quanh ngôi thánh đường cũng trải qua những giai đọan thăng trầm theo dòng lịch sử của dân tộc. Nhà thờ luôn được trùng tu cho đến năm 1967 thì hòan thành. Chánh tòa nằm giữa tường gạch bao quanh, có sân rộng lát đá với trường học và nhiều cơ sở phụ thuộc. Nhà thờ đồ sộ uy nghi, hai mái ngói xỏai dài thấp xuống như đôi cánh của con gà mẹ xòe rộng, dang ra để úm bầy con. Tượng Đức Mẹ trước mặt tiền nhà thờ, bên hông có núi đá to lớn. Tháp chuông không cao vút nhưng lại giống như cái lồng cu vững chãi nằm trên bốn cột trụ to tròn. Tòan bộ khu nhà thờ với kiến trúc đơn giản không mang nặng nét cổ điển tây phương lại được bao bọc bằng những tàng cây cổ thụ nên có nét u nhàn Á đông, thanh tịnh như một ngôi chùa cổ”

Tha La xóm đạo thuộc xã An Hòa, quận Trảng Bàng. Tín hữu công giáo có đến hai mươi phần trăm và Tha La xóm đạo là địa điểm lễ hội không những của người “có đạo” mà của cả những người “ngọai đạo”. Ngày lễ Chúa Giáng Sinh thì người dân không kể lương giáo tụ tập nơi đây mừng lễ rất đông đảo náo nhiệt. “Đêm Giáng Sinh cả mấy ngàn người đi nườm nượp ngòai đường. Thật đông, xe cộ không lọt chỉ tòan người đi bộ. Không phải chỉ dân trong xã mà rất nhiều người ngọai đao từ ngòai chợ Gò Dầu và các xã chung quanh về đây xem lễ. Qủa là ngày vui chung của tòan dân vùng Trảng Bàng”.

Một xóm đạo cổ kính với nhiều huyền thọai là một chỗ dừng chân của khách du lịch và tín hữu công giáo. Ôi! Tha La xóm đạo.

Trương Phú Thứ

Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2010